Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phòng té ngã cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn sau can thiệpgiáo dục chuyên môn, năm 2019 (Trang 60 - 87)

Nghiên cứu mới chỉ đánh giá đối tượng tại thời điểm ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 tháng. Nếu muốn đánh giá được hiệu quả can thiệp có bền vững hay không cần thực hiện những nghiên cứu đánh giá sau can thiệp với thời gian lâu hơn.

Nghiên cứu mới chỉ thực hiện trên một nhóm do vậy muốn có bằng chứng khách quan hơn hiệu quả của phương pháp can thiệp cần có nghiên cứu can thiệp có đối chứng để đánh giá được hiệu quả thực sự của biện pháp can thiệp.

KẾT LUẬN

5.1 Thực trạng kiến thức phòng té ngã của điều dưỡng

Kiến thức của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh ở mức kém (80,3%). Chỉ có 38,5% điều dưỡng trả lời đúng về các yếu tố nguy cơ té ngã trong bệnh viện, 12,3% điều dưỡng trả lời đúng các yếu tố nguy cơ té ngã liên quan đến việc dùng thuốc của người bệnh và chỉ có 17,2% điều dưỡng trả lời đúng về các yếu tố rủi ro trong té ngã như bệnh Parkinson, lịch sử té ngã trước... Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về đánh giá nguy cơ té ngã theo thang điểm Morse là 33,6%. Có 36,1% điều dưỡng trả lời đúng về những kiến thức chung về các biện pháp dự phòng té ngã như quản lý thuốc, đáp ứng nhu cầu của người bệnh có thể dự phòng té ngã.

Điểm trung bình chung về kiến thức của điều dưỡng ở mức trung bình với mức điểm là 13,6 ± 4,46 (Min-Max: 6-30).

5.2 Sự thay đổi kiến thức về phòng té ngã cho người bệnh của điều dưỡng

Kiến thức của điều dưỡng thay đổi rõ rệt sau can thiệp, ngay sau can thiệp, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức về dự phòng té ngã đã tăng lên đáng kể so với thời điểm trước can thiệp (97,5% so với 3,3%), sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Ở thời điểm sau 1 tháng, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức ở mức độ tốt cao hơn nhiều so với thời điểm trước can thiệp (86,1% so với 3,3%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Chỉ số hiệu quả ở thời điểm ngay sau can thiệp đạt 97,4%, ở thời điểm sau can thiệp 1 tháng đạt 85,6%.

Điểm trung bình về kiến thức của điều dưỡng cũng thay đổi rõ rệt sau can thiệp. Ngay sau can thiệp, điểm trung bình của kiến thức về dự phòng té ngã của điều dưỡng tăng lên 14,19 điểm so với trước can thiệp (p< 0,001). Sau can thiệp 1 tháng, điểm trung bình của kiến thức tăng cao hơn trước can

KHUYẾN NGHỊ

Dựa vào kết quả nghiên cứu, để tăng cường kiến thức của điều dưỡng về dự phòng té ngã cho người bệnh và đảm bảo an toàn cho người bệnh, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:

- Chương trình đào tạo nhằm tăng cường kiến thức của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh cần được áp dụng tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh.

- Nội dung chương trình đào tạo tăng cường kiến thức của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh cần tập trung vào các nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, việc sử dụng thang đánh giá về nguy cơ té ngã để điều dưỡng hiểu hơn và sử dụng có hiệu quả hơn trong phòng ngừa cho người bệnh. Bên cạnh đó người điều dưỡng cần được thường xuyên cập nhật kiến thức về dự phòng té ngã cho người bệnh và cần khuyến khích điều dưỡng thực hiện các biện pháp dự phòng té ngã khi chăm sóc cho người bệnh để giảm nguy cơ té ngã và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

- Để đánh giá được tính bền vững của chương tình can thiệp cần có nghiên cứu đánh giá kiến thức của điều dưỡng sau thời gian can thiệp lâu hơn. Đồng thời cần có những nghiên cứu can thiệp có đối chứng để đánh giá được hiệu quả thực sự của các giải pháp can thiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bệnh Viện Bạch Mai (2018), Quy trình quản lý ngã, Hà Nội.

2. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (2018), Giới thiệu về bệnh viện, Lạng Sơn

3. Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (2017), An toàn người bệnh, Bản tin An toàn người bệnh, Thành Phố Hồ Chí Minh.

4. Bộ Y tế (2014), Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, Nhà Xuất

Bản Y Học, Hà Nội

5. Đỗ Hàm (2014), Tiếp cận nghiên cứu khoa học y học, Nhà xuất bản Đại

học Thái Nguyên.

6. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (2015), Nhận định nguy cơ té ngã và kế hoạch can thiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Xuân Thiêm, Nguyễn Hữu Thắng và Nguyễn Văn Huy (2016), "Kiến thức, thực hành về an toàn người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2016", Tạp chí y học dự phòng. 27(6), tr. 152. 8. Đỗ Đình Vinh (2017), Phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi, chủ biên.

Tiếng Anh

9. Agency for Healthcare Research and Quality (AHRQ) (2013), Tool 2E: Fall Knowledge Test, Rockville, MD.

10. Agency for Healthcare Research and Quality (AHRQ) (2018), Preventing Falls in Hospitals, Rockville, MD.

11. Agency for Healthcare Research and Quality (AHRQ) (2008), Healthcare

Cost and Utilization Project (HCUP), Rockville, MD.

12. Cameron I.D., et al. (2012), "Interventions for preventing falls in older people in care facilities and hospitals", Cochrane database of systematic

reviews,1(12), pp. 1-178.

13. Centers for Disease Control and Prevention (2017), Important Facts about

Falls.

14. Dykes P. C. Bogaisky M.. Carter E. J. et al. (2018), "Development and Validation of a Fall Prevention Knowledge Test", J Am Geriatr Soc.

15. El Enein N.Y.A., El Ghany A. S. A.,& Zaghloul A.A.(2012), "Knowledge and performance among nurses before and after a training programme on patient falls", Open Journal of Nursing. 02(04), pp. 358-364.

16. Faltas S.F.M. (2018), "Effect of Nursing Guideline on Performance of Nurses regarding Prevention of Patients' Fall in Intensive Care Units",

Journal of Nursing and Health Science. 7(6), pp. 1-8.

17. Ganabathi M., Mariappan U.,& Mustafa H. (2017), "Nurses’ Knowledge, Attitude and Practices on Fall Prevention in King Abdul Aziz Hospital, Kingdom of Saudi Arabia", Nur Primary Care, 1(5), pp.1-6.

18. Ganz D. A., Huang C., Saliba D. et al. (2013), "Preventing falls in hospitals: a toolkit for improving quality of care", Ann Intern Med. 158(5 Pt 2), pp. 390-396.

19. Gray-Miceli D., de Cordova P. B., Crane G. L. et al. (2016), "Nursing Home Registered Nurses' and Licensed Practical Nurses' Knowledge of Causes of Falls", J Nurs Care Qual. 31(2), pp. 153-60.

20. Hays K. (2015), Advanced Practice Nurses Knowledge and Use of Fall Prevention Guidelines, Doctoral Thesis, Ottebein University.

21. Hiatt J. (2006), ADKAR: a model for change in business, government, and

our community, Prosci.

22. Hoerl C.,& McCormack T. (2001), Time and memory: Issues in philosophy and psychology, Oxford University Press.

23. Johnson M., Neil H., Catherine Z. et al. (2014), "Differences in nurses' knowledge, behavior and patient falls incidents and severity following a falls e-learning program", Journal of Nursing Education and Practice.

4(4), pp. 28.

24. Joshi B., &Solankhi G (2019), "Effects of "Fall Risk Assessment Training" on Knowledge and Skills of Nurses".Journal of Quality in

Health Care & Economics 2(4),pp. 1-5.

25. Kitchens J. L., Moore S.,& Lisa Johnson (2013), "A Method to Enhance Nurses Knowledge About Falls Reduction Strategies". Posted in 42nd Biennial Convention, Indianapolis, Indiana, USA.

26. Koh S. S., Manias E., Hutchinson A.M. et al. (2008), "Nurses' perceived barriers to the implementation of a Fall Prevention Clinical Practice Guideline in Singapore hospitals", BMC Health Serv Res. 8, pp. 105. 27. Laing S. S. , Silver I.F., York S. et al. (2011), "Fall prevention knowledge,

attitude, and practices of community stakeholders and older adults", J Aging Res. 2011, pp. 395357.

28. Leverenz M. D.,& Lape J. (2018), "Education on Fall Prevention to Improve Self-Efficacy of Nursing Staff in Long Term Care: a Pilot Study", Internet Journal of Allied Health Sciences and Practice. 16(3),

pp. 6.

29. Lim S. G.,& Yam S. W. (2016), "The level of knowledge and competency in the use of the Morse Fall Scale as an assessment tool in the prevention of patient falls", International Advisors, pp. 14.

30. Liu H., Shen J.,& Xiao L. D. (2012), "Effectiveness of an educational intervention on improving knowledge level of Chinese registered nurses on prevention of falls in hospitalized older people--a randomized controlled trial", Nurse Educ Today. 32(6), pp. 695-702.

31. Miake-Lye I. M., et al. (2013), "Inpatient fall prevention programs as a patient safety strategy: a systematic review", Annals of internal medicine. 158(5_Part_2), pp. 390-396.

32. Morris R., &O'Riordan S. (2017), "Prevention of falls in hospital",

Clinical medicine (London, England). 17(4), pp. 360-362.

33. National Institute for Health and Care Excellence (2013), Falls in older people: assessing risk and prevention, NICE, Manchester.

34. National Institute for Health and Care Excellence (2013), Falls: Assessment and Prevention of Falls in Older People. Clinical guideline 161, NICE, Manchester.

35. Penolong K.,& Pengaral P. (2018), Reference guide for nurses in prevention falls of patient, Ministry of Health, Kemetarian kesihatan

Malaysia..

36. Sahota O., et al. (2013), "REFINE (REducing Falls in In-patieNt Elderly) using bed and bedside chair pressure sensors linked to radio-pagers in acute hospital care: a randomised controlled trial", Age and ageing. 43(2), pp. 247-253.

37. The Medicare Quality Improvement Organization for Missouri. (2006),

The Morse Fall Scale (MFS), restricted from:

https://www.primaris.org/sites/default/files/resources/Restraints%20and% 20Falls/falls_morse%20fall%20scale%20final.pdf

PHỤ LỤC 1

BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ PHÒNG NGỪA TÉ NGÃ CHO NGƯỜI BỆNH

Phần 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

1. Tuổi:…… 2. Giới: 1. □ Nam 2. □ Nữ 3. Trình độ chuyên môn: 1. □ Sơ cấp 2. □ Trung cấp 3. □ Cao đẳng 4. □ Đại học 4. Khoa làm việc:….

5. Anh/chị đã được đào tạo về phòng chống té ngã cho người bệnh chưa? 1. □ Đã được đào tạo

2. □ Chưa được đào tạo 3. □ Không nhớ/ không rõ

6. Anh/ chị đã công tác được bao nhiêu năm:……..

Phần 2: Kiến thức của đối tượng về dự phòng té ngã cho người bệnh

TT Nội dung câu hỏi Trả lời

1 Phát biểu nào sau đây là đúng?

( Nhiều lựa chọn)

1.□ Có rất nhiều nguyên nhân gây té ngã ở người bệnh.

2. □ Kiểm travà theo dõi thường xuyên khi dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa té ngã ở người bệnh.

3. □ Nguy cơ té ngã sẽ giảm bớt khi thực hiện hỗ trợ người bệnh đi vệ sinh.

TT Nội dung câu hỏi Trả lời

liên quan đến việc tăng nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi

2 Điều dưỡng nên đánh giá nguy cơ té ngã ở người bệnh tại thời điểm nào? ( Nhiều lựa chọn)

1.□ Lúc nhận người bệnh 2.□ Lúc sau phẫu thuật

3.□ Lúc sau khi thủ thuật được thực hiện 4.□ Lúc thay đổi tình trạng bệnh lý 5.□ Lúc sau khi bị té ngã

3 Các yếu tố nào sau đây không phải là yếu tốgây nguy cơ té ngã trong bệnh viện:

1. □ Chóng mặt

2. □ Lịch sử té ngã trước đây 3. □ Sử dụng kháng sinh

4. □ Mất vận động tự chủ sau đột quỵ não 4 Phát biểu nào sau đây

là đúng?

( Nhiều lựa chọn)

1. □ Nguyên nhân của sự té ngã thường là sự tương tác giữa rủi ro của người bệnh, môi trường và hành vi rủi ro của người bệnh. 2.□ Môi trường càng nguy hiểm thì càng làm tăng nguy cơ té ngã.

3. □ Việc sử dụng số nhận dạng người bệnh (ví dụ: vòng đeo tay nhận dạng) giúp nhân viên chú ý hơn đến những người bệnh có nguy cơ bị té ngã.

4. □ Việc đánh giá nguy cơ té ngã nên bao gồm xem xét lịch sử té ngã, các vấn đề về di

chuyển, thuốc men, tình trạng tâm thần, tính liên tục và các rủi ro khác của người bệnh.

TT Nội dung câu hỏi Trả lời 5 Người bệnh bị suy giảm khả năng vận động nên ( Nhiều lựa chọn) 1.□ Cố định vào giường

2.□ Động viên người bệnh vận động với sự giúp đỡ

3.□ Hỗ trợ di chuyển

4.□ Giới thiệu cho chương trình tập thể dục hoặc hỗ trợ đi bộ khi thích hợp

6 Việc quản lý người bệnh bị giảm trí nhớ (trí nhớ lẫn lộn, định hướng kém) không nên thực hiện nội dung sau:

1.□ Di chuyển người bệnh ra khỏi tầm quan sát của điều dưỡng

2. □ Yêu cầu các thành viên trong gia đình luôn bên cạnh hỗ trợ người bệnh

3. □ Khuyên người bệnh nên được quản lý tại bệnh viện

4.□ Cảnh báo các giới hạn hoạt động cho người bệnh và gia đình họ.

7 Phát biểu nào sau đây là sai

1.□ Nỗ lực phòng ngừa té ngã chỉ là trách nhiệm của điều dưỡng.

2.□ Một người bệnh đang dùng bốn loại thuốc uống trở lên có nguy cơ bị ngã.

3.□ Một người bệnh đang dùng thuốc hướng thần có nguy cơ bị ngã cao hơn.

4.□ Xét nghiệm hoặc điều trị loãng xương nên được quan tâm ở những người bệnh có nguy cơ cao bị ngã và gãy xương.

8 Trong bệnh viện, các chương trình can thiệp nên:

1.□ Đào tạo nhân viên về phòng ngừa té ngã cho người bệnh

TT Nội dung câu hỏi Trả lời

( Nhiều lựa chọn) chuyển

3.□ Phân tích hậu quả và chiến lược giải quyết vấn đề

4.□ Lắp báo động tại giường cho tất cả người bệnh.

9 Khi đánh giá người bệnh, phát biểu nào sau đây là sai?

1. □ Tất cả người bệnh nên được đánh giá các yếu tố nguy cơ té ngã khi nhập viện, khi thay đổi trạng thái, hay sau khi ngã hoặc theo chu kỳ.

2.□ Đánh giá tác dụng của thuốc nên được thực hiện thường xuyên.

3.□ Tất cả người bệnh nên được đánh giá các dấu hiệu sinh tồn và tình trạng di chuyển hàng ngày.

4.□ Đánh giá môi trường trong bệnh viện là không quan trọng vì tất cả đều được chuẩn hóa.

10 Các yếu tố rủi ro gây té ngã bao gồm: ( Nhiều lựa chọn)

1.□ Bệnh Parkinson 2.□ Không tự chủ

3.□ Lịch sử trước đây của té ngã 4.□ Mê sảng

11 Phát biểu nào sau đây về đào tạo trong phòng chống té ngã là sai?

1.□ Các chương trình giáo dục nên nhắm đến mục tiêu chủ yếu là các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe, người bệnh và người chăm sóc. 2. □ Các chương trình giáo dục cho nhân viên nên bao gồm tầm quan trọng của việc phòng

TT Nội dung câu hỏi Trả lời

ngừa té ngã, các yếu tố rủi ro khi té ngã, các chiến lược để giảm té ngã và kỹ thuật đề phòng té ngã.

3.□ Nên hướng dẫn cho cả người bệnh và gia đình về di chuyển an toàn, tập trung vào người bệnh có nguy cơ cao.

4.□ Giáo dục chỉ nên được đưa ra khi bắt đầu chương trình phòng chống té ngã.

12 Điều nào sau đây được khuyến nghị để cải thiện sự an toàn của người bệnh ( Nhiều lựa chọn)

1.□ Khóa bánh xe khi không di chuyển. 2.□ Có sàn không thấm nước.

3.□ Đặt các vật dụng được sử dụng thường xuyên (bao gồm chuông gọi, điện thoại và điều khiển từ xa) trong tầm với của người bệnh 4.□ Theo dõi hàng giờ để giải quyết nhu cầu của người bệnh

13 Người bệnh có nguy cơ té ngã trung bình thì được đeo vòng tay màu gì để nhận biết? 1.□ Xanh 2.□ Đỏ 3.□ Vàng 4.□ Không đeo 14 Người bệnh có nguy cơ té ngã cao thì tương ứng với bao nhiêu điểm theo thang điểm đánh giá nguy cơ té ngã Morse? 1.□ > 24 điểm 2.□ > 40 điểm 3 □ ≥ 45 điểm 4.□ ≥ 60 điểm

ĐÁP ÁN PHẦN ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ DỰ PHÒNG TÉ NGÃ CHO NGƯỜI BỆNH Câu 1: 1,2,3 Câu 2: 1,2,3,4,5 Câu 3: 3 Câu 4: 1,2,3,4 Câu 5: 2,3,4 Câu 6: 1 Câu 7: 1 Câu 8: 1,2,3 Câu 9: 4 Câu 10: 1,2,3,4 Câu 11: 4 Câu 12: 1,2,3,4 Câu 13: 3 Câu 14: 3

PHỤ LỤC 2:

BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

TT Nội dung câu hỏi Phân loại Biến

số Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

1 Tuổi Rời rạc

2 Giới Nhị phân

3 Trình độ chuyên môn Định danh

4 Khoa làm việc Rời rạc

5 Được đào tạo liên quan đến dự phòng té ngã chưa? Định danh

6 Thâm niên công tác Rời rạc

Kiến thức dự phòng té ngã là sự hiểu biết của điều dưỡng về các biện pháp dự phòng té ngã trên người bệnh.

1 Phát biểu nào sau đây là đúng? Định danh

2 Điều dưỡng nên đánh giá nguy cơ té ngã ở người bệnh tại thời điểm nào?

Định danh

3 Các yếu tố nguy cơ té ngã trong bệnh viện cấp tính bao gồm tất cả những điều sau đây ngoại trừ:

Định danh

4 Phát biểu nào sau đây là đúng? Định danh

5 Người bệnh bị suy giảm khả năng vận động nên Định danh

6 Việc quản lý người bệnh bị giảm sự minh mẫn (trí nhớ lẫn lộn, định hướng kém) nghiêm trọng nên bao gồm tất cả những điều sau đây ngoại trừ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phòng té ngã cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn sau can thiệpgiáo dục chuyên môn, năm 2019 (Trang 60 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)