tham gia các khóa đào tạo về dự phòng té ngã sẽ ảnh hướng đến việc tích lũy kiến thức về dự phòng té ngã của họ.
4.2. Thực trạng kiến thức về phòng té ngã cho người bệnh của điều dưỡng dưỡng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết điều dưỡng có kiến thức về dự phòng té ngã ở mức độ kém chiếm 80,3% và kiến thức ở mức độ tốt chỉ chiếm 3,3%. Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu củaEl Enein N.Y.A và cộng sựtại Ai Cập cũng cho kết quả tương tự với nghiên cứu của chúng tôi khi chỉ ra rằng có 79% (60/76 điều dưỡng) có kiến thức ở mức độ không đạt [16]. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lim S.G và cộng sự năm 2016, có 55% điều dưỡng có kiến thức ở mức độ tốt [29] . Điều này có thể là do một số lý do sau:
Thứ nhất, dự phòng té ngã và an toàn người bệnh là một vấn đề mới được quan tâm ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cũng như một số bệnh viện khác. Do đó vấn đề đào tạo về dự phòng té ngã cho điều dưỡng và bác sỹ còn chưa được triển khai rộng rãi đến toàn thể nhân viên y tế. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 21,3% điều dưỡng đã từng được đào tạo về dự phòng té ngã và gần ba phần tư số điều dưỡng (73%) chưa từng được đào tạo về dự phòng té ngã. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả El Enein N.Y.A và cộng sự năm 2012 khi chỉ ra rằng tỷ lệ điều dưỡng đã được đào tạo về kiến thức dự phòng té ngã chỉ là khoảng 2,5% có thể là lý do làm cho điều dưỡng trong nghiên cứu này có kiến thức về dự phòng té ngã ở mức độ kém.
Thứ hai, tình trạng quá tải bệnh viện cũng khiến cho người điều dưỡng ít dành thời gian cho việc đào tạo và cập nhật những kiến thức về dự phòng té ngã cho người bệnh. Và người điều dưỡng chỉ được đào tạo và cập nhật kiến thức về dự phòng té ngã cho người bệnh thông qua các lớp đào tạo liên tục do bệnh viện tổ chức. Người điều dưỡng thường chỉ quan tâm đến an toàn người bệnh trong các khâu thực hiện chăm sóc và điều trị cho người bệnh như thực hiện 5 đúng, tránh nhiễm khuẩn bệnh viện chứ ít khi quan tâm đến vấn đề như phòng ngừa yếu tố nguy cơ và đề phòng té ngã cho người bệnh. Điều đó có thể lý giải tại sao điều dưỡng tại bệnh viện có kiến thức về dự phòng té ngã cho người bệnh ở mức độ kém
Qua nghiên cứu, điểm trung bình kiến thức về phòng té ngã của điều dưỡng khá thấp với điểm trung bình của kiến thức là 13,6 ± 4,46 (tổng số 30 điểm). Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả El Enein N.Y.A và cộng sự năm 2012 tại Ai Cập kiến thức của điều dưỡng về dự phòng té ngã cho người bệnh ở mức độ kém với điểm trung bình của kiến thức chung về dự phòng té ngã của điều dưỡng là 54,2 ± 13,8 (tổng số 100 điểm) [15]. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lim S.G và cộng sự năm 2016, điểm trung bình về kiến thức về dự phòng té ngã ở mức trung bình là 7,72 ± 1,71 điểm (tổng số 10 điểm) [29]. Điều này có thể là do đa số điều dưỡng trong nghiên cứu này có độ tuổi < 30 tuổi (73%) và số điều dưỡng có trình độ cao đẳng trở lên cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi (38% so với 18,2%).
Trong nghiên cứu của Ganabathi M và cộng sự năm 2017 tại Arap Saudi, điểm trung bình kiến thức về dự phòng té ngã ở mức độ tốt với mức điểm trung bình là 16,26 ± 1,2 (tổng số 20 điểm). Bên cạnh đó, về mức độ kiến thức có 94,9% điều dưỡng có kiến thức tốt. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, kiến thức của điều dưỡng về dự phòng té ngã trong nghiên cứu của họ
tốt hơn trong nghiên cứu của chúng tôi. Điều này có thể là do, trong nghiên cứu có đến 166/197 (84,3%) điều dưỡng có trình độ đại học trở lên (trong nghiên cứu của chúng tôi là 9%) và có đến 59,9% điều dưỡng đã được đào tạo về dự phòng té ngã (trong nghiên cứu của chúng tôi là 21,3%)[17].
Kiến thức của điều dưỡng về dự phòng té ngã trong nghiên cứu của chúng tôi kém hơn trong nghiên cứu của tác giả Johnson M và cộng sự tại Úc năm 2013. Trong nghiên cứu này, kiến thức dự phòng té ngã của điều dưỡng khá tốt. Trong đó, điều dưỡng trả lời đúng trung bình 20/21 câu trong bộ câu hỏi về kiến thức dự phòng té ngã. Điều này là do, trong nghiên cứu này, có đến 49% điều dưỡng đã được đào tạo về quản lý té ngã, trong đó có đến 71% trong số họ được đào tạo trong 2 năm gần đây. Đồng thời, trong nghiên cứu đó, có đến gần 40% điều dưỡng có trình độ từ đại học trở lên và có 55% là điều dưỡng có thâm niên công tác[23].
Bên cạnh đó, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiến thức ở các nhóm tuổi và thâm niên công tác. Mặc dù vậy, điều dưỡng ở nhóm tuổi < 35 tuổi có tỷ lệ kiến thức kém cao nhất chiếm 51,6%, tỷ lệ điều dưỡng ở nhóm có thâm niên < 10 năm có kiến thức ở mức độ kém chiếm 45,9% (p > 0,05). Điều này có thể là do ở những người trẻ và thâm niên công tác ít thì họ ít được tham gia các chương trình đào tạo về dự phòng té ngã. Ở những người lớn tuổi và có thâm niên công tác nhiều hơn, họ có thể được tham gia vào các chương trình đào tạo về dự phòng té ngã và tích lũy được nhiều kinh nghiệm về dự phòng té ngã thông qua việc chăm sóc người bệnh.
* Về các nội dung cụ thể trong kiến thức về dự phòng té ngã cho người bệnh của người điều dưỡng
Theo kết quả ở bảng 3.9, số lượng điều dưỡng trả lời đúng về các nội dung liên quan đến các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ về té ngã ở người bệnh ở mức thấp, chỉ có 12,3% điều dưỡng trả lời đúng các yếu tố nguy cơ té
ngã liên quan đến việc dùng thuốc của người bệnh và chỉ có 17,2% điều dưỡng trả lời đúng về các yếu tố rủi ro trong té ngã như bệnh Parkinson, lịch sử té ngã trước...Bảng 3.10 cho thấy điều dưỡng trả lời đúng về nội dung đánh giá nguy cơ té chiếm tỷ lệ, trong đó cao nhất là tỷ lệ điều dưỡng trả lời đúng về thời điểm đánh giá nguy cơ té ngã ở người bệnh chiếm 91,8%. Việc đánh giá nguy cơ té ngã theo thang điểm Morse còn thấp chỉ có 33,6% điều dưỡng trả lời đúng. Đối với kiến thức về các biện pháp can thiệp đề phòng té ngã cho người bệnh, theo kết quả ở bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng còn ở mức trung bình đối với các nội dung về các biện pháp dự phòng té ngã như quản lý thuốc, đáp ứng nhu cầu của người bệnh có thể dự phòng té ngã (36,1%), về các biện pháp dự phòng té ngã cho người bị giảm khả năng vận động (95,9%), về các biện pháp can thiệp dự phòng té ngã cho người bị suy giảm trí nhớ (60,7%), về các biện pháp can thiệp dự phòng té ngã trong môi trường bệnh viện (41,8%), về chương trình giáo dục trong phòng chống té ngã (74,6%) và về các khuyến nghị để cải thiện sự an toàn người bệnh (47,5%).
Điều này có thể được giải thích là do hầu hết người điều dưỡng chưa được đào tạo bài bản các nội dung về dự phòng té ngã cho người bệnh và các điều dưỡng phải thường xuyên làm các công việc chăm sóc bệnh nhân hàng ngày trong tình trạng quá tải công việc. Do đó, việc cập nhật các kiến thức về dự phòng té ngã còn chưa được thường xuyên và đầy đủ. Mặc dù, các kiến thức về dự phòng té ngã có thể dể dàng tiếp cận nhưng tuy nhiên kiến thức về dự phòng té ngã là khá rộng. Do đó, có nhiều điều dưỡng đã có một phần kiến thức về dự phòng té ngã cho người bệnh tuy nhiên những kiến thức đó là chưa đầy đủ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có phần tương đồng với kết quả nghiên cứu của Kitchen J và cộng sự. Trong nghiên cứu này, trước can thiệp, chỉ có 54% điều dưỡng có thể liệt kê được các dấu hiệu giúp nhận biết
nguy cơ té ngã , có 33% điều dưỡng có thể cho điểm đánh giá nguy cơ té ngã của người bệnh[25].