Học thuyết điều dưỡng áp dụng cho đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức, thực hành về phòng ngừa té ngã cho người bệnh của điều dưỡng viên tại một số khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam năm 2019 (Trang 31 - 34)

Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng học thuyết về nâng cao sức khỏe của Nola J. Pender [46]và học thuyết về học tập xã hội của Albert Bandura [28].

1.5.1. Học thuyết về nâng cao sức khỏe của Nola J. Pender

Mục đích của mô hình là hỗ trợ các điều dưỡng viên trong việc tìm hiểu các yếu tố quyết định hành vi sức khỏe làm cơ sở cho tư vấn hành vi để thúc đẩy lối sống lành mạnh. Cơ sở của mô hình nâng cao sức khỏe gồm 5 yếu tố cơ bản là của con người, môi trường, điều dưỡng, sức khỏe và bệnh tật:

Con người là một thực thể sinh học được hình thành một phần bởi môi

trường nhưng cũng tìm cách cải tạo một môi trường bằng tiềm năng vốn có và có được một cách đầy đủ nhất. Do đó, mối quan hệ giữa con người và môi trường là có đi có lại. Đặc điểm cá nhân cũng như trải nghiệm cuộc sống hình thành các hành vi bao gồm cả hành vi sức khỏe.

Môi trường là bối cảnh xã hội, văn hóa và thể chất mà trong đó diễn ra quá

trình của cuộc sống. Môi trường có thể được điều chỉnh bởi cá nhân để tạo ra bối cảnh tích cực chỉ dẫn cho các hành vi tăng cường sức khỏe.

Điều dưỡng là sự hợp tác với các cá nhân, gia đình và cộng đồng để tạo điều

kiện thuận lợi nhất cho sức khỏe và hạnh phúc.

Sức khỏe liên quan đến cá nhân được định nghĩa là sự hiện thực hóa tiềm

năng vốn có và có được của con người thông qua hành vi hướng đến mục tiêu có thẩm quyền tự chăm sóc và thỏa mãn mối quan hệ với người khác, thực hiện điều chỉnh khi cần thiết để duy trì cấu trúc toàn vẹn và hài hòa với môi trường xung quanh. Sức khỏe là một phát triển kinh nghiệm cuộc sống.

Bệnh tật là những sự kiện riêng biệt trong suốt thời gian vòng đời ngắn (cấp

tính) hoặc dài (mãn tính) có thể cản trở hoặc tạo điều kiện tiếp tục cho một nhiệm vụ tìm kiếm sức khỏe.

Từ 5 yếu tố cơ bản trên, mô hình tập trung vào 3 lĩnh vực thành phần: Đặc điểm và kinh nghiệm cá nhân; Nhận thức cụ thể và ảnh hưởng đến hành vi; Kết quả hành vi - hành vi tăng cường sức khỏe. Trọng tâm của mô hình là 8 nhận thức có thể được đánh giá bởi điều dưỡng viên và là những điểm quan trọng cho can thiệp điều dưỡng: (1) Nhận thức về lợi ích của hành động: kết quả tích cực hoặc củng cố của thực hiện một hành vi sức khỏe; (2) Rào cản nhận thức về hành động: nhận thức về các rào cản và chi phí cá nhân khi thực hiện một hành vi sức khỏe; (3) Nhận thức về năng lực bản thân: đánh giá năng lực cá nhân để tổ chức và thực hiện hành vi sức khỏe cụ thể, tự tin thực hiện hành vi sức khỏe thành công; (4) Ảnh hưởng liên quan đến hoạt động: trạng thái cảm xúc chủ quan hoặc cảm xúc xảy ra trước, trong và sau một hành vi sức khỏe cụ thể; (5) Ảnh hưởng giữa các cá nhân (gia đình, đồng nghiệp): định mức hỗ trợ xã hội, các hành vi, niềm tin hoặc thái độ của những người khác có liên quan đến tham gia vào một hành vi sức khỏe cụ thể; (6) Ảnh hưởng tình huống (sự lựa chọn, đặc điểm nhu cầu, thẩm mỹ): nhận thức về khả năng tương thích của bối cảnh cuộc sống hoặc môi trường với việc tham gia vào một hành vi sức khỏe cụ thể; (7) Cam kết về một kế hoạch hành động: ý định thực hiện một hành vi sức khỏe cụ thể bao gồm cả việc xác định các chiến lược cụ thể để thực hiện thành công; (8) Nhu cầu và sở thích hiện tại: các hành vi thay thế xâm nhập vào ý thức như các khóa học thực hành có thể có trước khi xảy ra dự định của một hành vi sức khỏe có kế hoạch.

Hình 1.2. Mô hình Học thuyết về học tập xã hội của Albert Bandura

Học thuyết của Pender khuyến khích các học giả nhìn vào các yếu tố đã được chứng minh là tác động đến hành vi sức khỏe. Nó sử dụng các kết quả nghiên cứu từ điều dưỡng, tâm lý học và sức khỏe thành một mô hình hành vi sức khỏe. Mô hình này có thể được sử dụng như một nền tảng để cấu trúc các giao thức điều dưỡng và can thiệp. Với mô hình này, các điều dưỡng đã nâng cao phương pháp tiếp cận sức khỏe, giải quyết không chỉ khía cạnh chữa bệnh, mà còn phòng ngừa bệnh tật. Một trong những vai trò của điều dưỡng là giúp người bệnh học cách tự chăm sóc bản thân và đưa ra những lựa chọn lành mạnh. Bằng cách tham gia vào việc tự chăm sóc bản thân, người bệnh có thể phòng ngừa bệnh tật và giúp bảo đảm sức khỏe của họ tốt hơn [46]

1.5.2. Học thuyết về học tập xã hội của Albert Bandura

Học thuyết về học tập xã hội của Albert Bandura giải thích cách mọi người nghĩ và những yếu tố xác định hành vi của họ. Nó là một dạng của các học thuyết dựa trên niềm tin rằng hành vi của con người được quyết định bởi một mối quan hệ ba chiều giữa yếu tố nhận thức, ảnh hưởng môi trường, và hành vi học tập.

Yếu tố môi trường - Xung quanh - Tiêu chuẩn

- Đánh giá của người bệnh, bệnh viện - Ảnh hưởng từ đồng nghiệp Yếu tố hành vi - Kỹ năng - Thực hành - Tự điều chỉnh hay tự hiệu quả Yếu tố nhận thức của điều dưỡng

- Kiến thức - Sự mong muốn - Thái độ Xác định hành vi của Điều dưỡng

Theo Albert Bandura: Nhận thức có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc điều chỉnh hành vi. Quá trình nhận thức tác động mạnh, quyết định đến hành vi của con người thông qua bốn bước: (1) Gây sự chú ý đến vấn đề cần thay đổi; (2) Nhớ lại; (3) Thực hành lại; (4) Tạo động lực.

Từ hai mô hình học thuyết trên chúng tôi ứng dụng vào nghiên cứu với mục đích thay đổi hành vi của điều dưỡng viên về phòng ngừa té ngã và dựa vào đó tiến hành thực hiện chương trình tập huấn cho điều dưỡng viên thông qua mô hình. Đây là một mô hình đơn giản giúp điều dưỡng viên đạt được các kỹ năng phòng té ngã cơ bản thông qua quá trình nhận thức với 4 bước: (1) Gây sự chú ý đến vấn đề cần thay đổi: làm cho đối tượng quan sát và nhận ra được hành vi thực hiện hàng ngày cần phải thay đổi. Điều này rất quan trọng trong quá trình nhận thức làm thay đổi hành vi; (2) Nhớ lại: làm cho đối tượng có thể ghi nhớ, nhớ lại hành vi đã được học từ trước. Ở bước này giúp cho đối tượng nhớ lại hành vi đã được thành lập; (3) Thực hành lại là khả năng thực hiện được các hành vi sau khi đã được quan sát và nhớ lại để hình thành hành vi của chính mình; (4) Tạo động lực: Ý chí, quyết tâm để thực hiện hành vi vừa có. Thể hiện bằng những hình thức thưởng phạt khi giám sát đối tượng thực hiện hành vi. Khi thực hiện ở bước này cần phải xem xét sự công bằng của người giám sát [28].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức, thực hành về phòng ngừa té ngã cho người bệnh của điều dưỡng viên tại một số khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam năm 2019 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)