2.7.1. Các biến số về đặc trưng của đối tượng nghiên cứu
STT Biến số Định nghĩa Phân loại
biến số
Phương pháp thu thập
1 Tuổi Tuổi đời của ĐDV Biến rời rạc Phỏng vấn 2 Giới Là sự khác biệt về mặt
sinh học giữa nam và nữ
Biến nhị phân Phỏng vấn
3 Thâm niên công tác
Thời gian làm việc tại cơ sở y tế của ĐDV
Biến rời rạc Phỏng vấn
4 Trình độ chuyên môn
Bậc học cao nhất về chuyên ngành điều dưỡng của ĐDV. Biến định danh Phỏng vấn 5 Loại hình đào tạo Hình thức học về chuyên ngành điều dưỡng của ĐDV. Biến nhị phân Phỏng vấn 6 Số người bệnh trung bình ĐDV chăm sóc/ngày Số NB trung bình ĐDV chăm sóc trong 1 ngày.
Biến rời rạc Phỏng vấn 7 Đào tạo về phòng ngừa té ngã ĐDV được học về phòng ngừa té ngã ở trường y Biến nhị phân Phỏng vấn 8 Cập nhật kiến thức về phòng ngừa té ngã
ĐDV biết thêm kiến thức về phòng ngừa té ngã trong thời gian công tác
Biến nhị phân Phỏng vấn
9 Hình thức cập nhật kiến thức về PNTN
Kênh thông tin mà qua đó ĐDV có được kiến thức về phòng ngừa té ngã Biến định danh Phỏng vấn 10 Quan tâm đến công tác phòng ngừa té ngã Sự chú ý của ĐDV về hoạt động phòng ngừa té ngã Biến nhị phân Phỏng vấn
STT Biến số Định nghĩa Phân loại biến số Phương pháp thu thập 11 Nhu cầu tập huấn về phòng ngừa té ngã
Mong muốn được tham gia các khóa tập huấn về phòng ngừa té ngã của ĐDV
Biến nhị phân Phỏng vấn
2.7.2. Biến số về kiến thức Phòng té ngã cho người bệnh
Là mức độ hiểu biết của ĐDV về công tác phòng ngừa té ngã cho người bệnh; Biến số định danh, thu thập bằng phương pháp phỏng vấn.
2.7.3. Các biến số về tuân thủ thực hiện phòng té ngã cho người bệnh
Là mức độ thực hiện các biện pháp ngừa té ngã cho người bệnh của ĐDV; Biến số định danh, thu thập bằng phương pháp phỏng vấn.
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá
2.8.1. Các khái niệm
Điều dưỡng viên: Là NVYT tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng từ các trường Trung học, Cao đẳng và Đại học, được tuyển dụng vào các ngạch viên chức điều dưỡng [9], đang làm việc tại Khoa Nội thần kinh - cơ - xương khớp, Khoa Nội tim mạch, Khoa Ngoại tổng hợp, Ngoại Chấn thương chỉnh hình thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam.
Té ngã là một biến cố dẫn đến việc một người không chủ ý nằm xuống mặt đất hoặc sàn nhà hay một vị trí thấp khác [3].
Té ngã trong bệnh viện là một biến cố dẫn đến việc người bệnh không chủ ý nằm xuống mặt đất hoặc sàn nhà hay một vị trí thấp khác khi đang điều trị trong bệnh viện [3].
2.8.2. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá
2.8.2.1. Kiến thức:
Đối tượng nghiên cứu trả lời mỗi ý đúng là 1 điểm, sai 0 điểm. Tổng số ý trả lời đúng (answer keys) là 33 tương ứng với tổng số điểm là 33. Kết quả được chia theo 2 mức độ là đạt và không đạt. Theo Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ
chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), mức điểm đạt là từ 5,0 điểm trở lên (≥50%). Như vậy, bài trả lời đúng từ 17 điểm trở lên (>50%) ở mức độ “Đạt”; từ 16 điểm trở xuống (<50%) ở mức độ “Không đạt”.
2.8.2.2. Thực hành:
Có 5 mức độ để đánh giá một hoạt động thực hành về phòng té ngã cho người bệnh của đối tượng nghiên cứu:
Mức 1: không làm, không có bằng chứng thực hiện (1 điểm)
Mức 2: có làm một phần, chỉ làm cho xong việc. (2 điểm) Mức 3: có làm đạt trung bình, thực hiện chưa đầy đủ. (3 điểm)
Mức 4: có làm đạt tốt, thực hiện đầy đủ. (4 điểm) Mức 5: có làm rất tốt, thực hiện đầy đủ và thường xuyên . (5 điểm) Điểm tối đa đánh giá ở mỗi hoạt động thực hành là 5,0 điểm tương ứng với mức 5. Kết quả đánh giá thực hành có 2 mức độ là đạt và không đạt. Mức độ “Đạt” tương ứng với ≥ 3,0 điểm (từ mức 3 trở lên); Mức độ “Không đạt” tương ứng với < 3 điểm (mức 1 và mức 2).
2.9. Phương pháp phân tích số liệu
Các dữ liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
Số liệu được miêu tả bằng bảng, biểu đồ dưới dạng tần số/tỷ lệ dành cho các biến định tính; trung bình, độ lệch chuẩn dành cho các biến định lượng.
So sánh trước và sau can thiệp: Sử dụng kỹ thuật kiểm định thống kê Chi- square đối với các biến định tính; pair - T – test (2 biến số) hoặc ANOVA (3 biến số) đối với các biến định lượng (với độ tin cậy: CI=95%).
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
Nghiên cứu phải tuân thủ nguyên tắc của Hội đồng đạo đức Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và có sự đồng ý của lãnh đạo và bốn khoa của bệnh viện.
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở tự nguyện tham gia của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng được chọn phỏng vấn có quyền từ chối tham gia bất cứ lúc nào, không ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như công việc của họ. Những đối tượng
đồng ý hợp tác thì trước khi trả lời phỏng vấn đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích rõ ràng về mục đích của cuộc điều tra và ký tên vào phiếu điều tra (Phụ lục 1).
Toàn bộ những thông tin thu thập được trong quá trình điều tra chỉ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục
2.11.1. Sai số
Sai số trong khi làm pretest: người tham gia không hiểu câu hỏi hoặc người phỏng vấn hỏi quá nhanh.
Sai số trong quan sát: khi quan sát kín người thu thập thông tin có khả năng không quan sát hết hoặc bỏ sót quy trình.
Sai số hệ thống: Sự khác nhau về khả năng nhớ lại thông tin của người tham gia nghiên cứu (sai số do nhớ lại).
2.11.2. Biện pháp khắc phục sai số
Bộ câu hỏi dựa trên nghiên cứu đã thực hiện và được chỉnh sửa cho phù hợp với tình trạng hiện tại ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam.
Tổ chức các buổi tập huấn cho người phỏng vấn (Điều tra viên) trước khi thực hiện nghiên cứu.
Khi đi thu thập số liệu cần hai người quan sát cùng lúc và trong suốt thời gian nghiên cứu để so sánh nếu có sự khác biệt nên kiểm tra lại. Người cùng quan sát cũng được tập huấn trước khi thực hiện thu thập số liệu.
Giám sát quá trình thu thập số liệu và quá trình can thiệp giáo dục để đảm bảo được đầy đủ, chính xác và khách quan cho nghiên cứu.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua phân tích 47 phiếu phỏng vấn Điều dưỡng viên, kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:
3.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Tỷ lệ Điều dưỡng viên theo tuổi và giới tính (n =47)
Giới Tuổi
Nam Nữ Tổng
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
< 30 2 4,3 3 6,4 5 10,7
30 – 45 9 19,1 29 61,7 38 80,8
> 45 1 2,1 3 6,4 4 8,5
Tổng 12 25,5 35 74,5 47 100,0
Kết quả bảng 3.1 cho thấy ĐDV viên tham gia nghiên cứu có tỷ lệ nữ giới (74,5%) cao gấp 3 lần nam giới (25,5%). Tỷ lệ tuổi 30-45 cao nhất (80,8%), sau đó là tuổi dưới 30 (10,7%) và trên 45 (8,5%).
Biểu đồ 3.1. Khoa công tác của Điều dưỡng viên (n=47)
Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy ĐDV công tác tại khoa ngoại tổng hợp và nội thần kinh – cơ xương khớp (27,7%), khoa ngoại chấn thương (23,4%) và khoa nội tim mạch (21,2%). 27,7% 23,4% 21,2% 27,7% 0 5 10 15 20 25 30
Bảng 3.2. Trình độ chuyên môn hiện tại và loại hình đào tạo của đối tượng (n=47)
LHĐT TĐCM
Chính quy Liên thông Tổng
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Trung cấp 17 36,2 0 0.0 17 36,2
Cao đẳng 2 4,3 2 4,3 4 8,5
Đại học 2 4,3 24 51,0 26 55,3
Tổng 21 44,7 26 55,3 47 100,0
Kết quả bảng 3.2 cho thấy đối tượng có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất (55,3%), sau đó là đối tượng có trình độ trung cấp (36,2%) và đối tượng có trình độ cao đẳng (8,5%).
Về loại hình đào tạo, đối tượng nghiên cứu được đào tạo liên thông (55,3%) và chính quy (44,7%).
Bảng 3.3. Thâm niên công tác của đối tượng (n=47)
Thâm niên công tác Số lượng Tỷ lệ (%)
< 10 năm 16 34,0
10 – 20 năm 25 53,2
> 20 năm 6 12,8
Tổng số 47 100,0
Qua kết quả bảng 3.3 cho thấy đối tượng có thâm niên công tác 10 – 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (53,2%), sau đó là đối tượng có thâm niên dưới 10 năm (34,0%) và trên 20 năm (12,8%).
Bảng 3.4. Số người bệnh trung bình Điều dưỡng viên chăm sóc trong 1 ngày (n=47)
Số NB ĐDV chăm sóc/1 ngày Số lượng Tỷ lệ (%)
≤ 10 người bệnh 38 80,9
> 10 người bệnh 9 19,1
Tổng số 47 100,0
Kết quả bảng 3.4 cho thấy phần lớn đối tượng có số người bệnh chăm sóc trung bình/ngày là dưới 10 người bệnh (80,9%), đối tượng chăm sóc trên 10 người bệnh/ngày (19,1%).