Ghi rõ giờ thực hiện các hoạt động chăm sóc. Các hoạt động chăm sóc cần tiến hành theo thứ tự ưu tiên trong kế hoạch chăm sóc
8h Các hoạt động theo dõi:
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 8h, 14h
+ Theo dõi tình trạng đau, mức độ đau, đau có lan xuống mặt ngoài chân hay mặt sau chân, có kèm theo tê bì không từ đó người điều dưỡng có thể có các phương pháp chăm sóc cho phù hợp.
Thực hiện đúng thời gian trong kế hoạch, các thông số và diễn biến bệnh ghi chép đầy đủ, chính xác vào hồ sơ bệnh án và báo cáo kịp thời.
Can thiệp y lệnh điều trị:
+ Y lệnh thuốc
Khi có y lệnh người điều dưỡng cần thực hiện nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đúng thời gian, đúng chỉ định. Thực hiện thuốc tiêm, thuốc uống
+ Y lệnh vật lý trị liệu [52] Chăm sóc cơ bản:
+ Trong thời kỳ cấp tính: Nghỉ ngơi tại giường 5-7 ngày. Cho người bệnh nằm bất động tư thế nằm ngửa trên ván cứng có đệm vùng khoeo chân làm co nhẹ khớp gối và khớp háng có tác dụng làm cho bệnh nhân đỡ đau. Cũng có thể cho người bệnh nằm tư thế mà người bệnh cảm thấy đỡ đau nhất.
+ Qua giai đoạn cấp có thể cho người bệnh vận động nhẹ nhàng. Tập một số động tác theo sự chỉ dẫn nhằm mục đích phòng ngừa sự teo cơ.
+ Chăm sóc về tâm lý:
Giải thích cho người bệnh những kiến thức thông thường có liên quan về bệnh, động viên, trấn an người bệnh để họ yên tâm điều trị, loại bỏ tâm lý sốt ruột để họ tích cực phối hợp điều trị để phục hồi sức khỏe sớm nhất.
+ Chăm sóc về giấc ngủ :
Hướng dẫn người bệnh ngủ đúng giờ, giữ phòng bệnh yên tĩnh hạn chế người ra vào.
Giảm ánh sáng, giữ phòng yên tĩnh và đảm bảo không khí trong lành. Giữ giường chiếu chăn màn sạch sẽ.
Giúp người bệnh nằm thoải mái trên giường cứng, có thể kê đầu giường cao hơn.
Người bệnh cần uống thuốc giảm đau thì cho NB uống trước khi đi ngủ.
+ Chăm sóc về dinh dưỡng :
Người bệnh cần ăn đầy đủ năng lượng, tăng cường thức ăn có nhiều canxi như: sữa, các sản phẩm của sữa. Kiêng ăn thức ăn cay nóng và các chất kích thích. Thực hiện chế độ ăn cho người bệnh thừa cân: cần có chế độ ăn thấp năng lượng, cân đối, ít đường, đủ đạm, vitamin, nhiều rau quả. Từng bước giảm năng lượng trong từng khẩu phần ăn, mỗi tuần giảm khoảng 300 kcal từng ngày so với khẩu phần trước đó, cho đến khi đạt năng lượng tương ứng đến mức BMI. Chẳng hạn:
- BMI từ 23-29,9: Năng lượng đưa vào một ngày là 1.500 kcal. - BMI từ 30-34,9: Năng lượng đưa vào một ngày là 1.200 kcal.
Trong chế độ ăn cần cân chỉnh tỷ lệ năng lượng giữa các chất như sau: 15- 16% protein, 12-13% lipid, 71-72% glucid. Do đó, người bệnh cần hạn chế thức ăn béo, ngọt, không nên ăn da, mỡ động vật, nuớc luộc thịt, bánh, kẹo, chè kem..., nên ăn cá nhiều hơn thịt. Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn như giò chả, xúc xích, gà rán...
- Tăng cường rau, trái cây ít ngọt và thực phẩm giàu chất xơ.
- Uống đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung viên vitamin và khoáng chất. - Trà xanh, bưởi, cam, gừng, tỏi, ớt ngọt nên đưa vào thực đơn giúp tăng cường đốt cháy chất béo trong cơ thể.
- Ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống điều độ, không bỏ bữa sáng, không ăn tối sau 20h.
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp, không thức khuya, dậy muộn.
+ Chăm sóc về vệ sinh:
Người bệnh TVĐĐ đau nên không đi lại được hoặc đi lại khó khăn .Vì vậy việc chăm sóc vệ sinh thân thể hàng ngày cần chuẩn bị thật tốt tạo điều kiện sinh hoạt thoải mái cho người bệnh. Hướng dẫn người bệnh vệ sinh cá nhân, thay quần áo và ga giường hàng ngày.
Giáo dục sức khỏe
+ Khuyến cáo các tư thế không có lợi cho bệnh nhân TVĐĐ CSTL + Người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý
+ Người bệnh cần biết về tiến triển của bệnh, phương pháp điều trị để cùng phối hợp với nhân viên y tế, tuân thủ điều trị
+ Hướng dẫn người bệnh bài tập phù hợp theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh.
+ Người bệnh cần biết các tác dụng phụ của thuốc đang dùng và cách theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
+ Có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, điều dưỡng, người bệnh để có kết quả điều trị cao.