cho hiệu quả điều trị cao hơn rõ rệt.
3.3.5. Các triệu chứng bất thường trong quá trình chăm sóc vật lý trị liệu Qua theo dõi trong 15 ngày chăm sóc vật lý trị liệu có 2 người bệnh có Qua theo dõi trong 15 ngày chăm sóc vật lý trị liệu có 2 người bệnh có triệu chứng ợ hơi, đau vùng thượng vị. Ngoài ra không có trường hợp nào bị bỏng, mẩn ngứa, choáng váng.
Tuy nhiên 2 người bệnh trên đều có tiền sử bị đau dạ dày trước đó, và trong 15 ngày nằm viện triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ hơi đã giảm rõ. Như vậy chăm sóc vật lý trị liệu tại khoa phục hồi chức năng là an toàn.
3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc điều dưỡng
3.4.1. Mối liên quan giữa đặc điểm của người bệnh với kết quả chăm sóc và vật lý trị liệu vật lý trị liệu
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả bảng 3.4 tỷ lệ người bệnh thừa cân béo phì là 23,33% và bảng 3.17 chỉ số BMI có liên quan đến mức độ cải thiện các triệu chứng, BMI càng cao thì mức độ cải thiện càng kém có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Rendon-Felix J. và cộng sự (2017) nghiên cứu quan sát hồi cứu trên 171 bệnh nhân TVĐĐ CSTL được điều trị bằng phương pháp bảo tồn cho thấy béo phì chiếm tỷ lệ 32,8% [57].
Koyanagi A và cộng sự (2015) nghiên cứu mối liên quan giữa béo phì và đau lưng ở 9 quốc gia với 42.116 người, cho thấy: béo phì có liên quan với đau lưng, mối liên quan giữa béo phì và đau lưng là quan hệ phụ thuộc và việc giảm cân là biện pháp ngăn ngừa đau lưng có hiệu quả [55].
chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập phù hợp cho người bệnh, duy trì cân nặng hợp lý cho người bệnh.