Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chính của người bệnh nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của điều dưỡng tại bệnh viện tuệ tĩnh năm 2020 (Trang 36)

2.3.1. Đặc điểm lâm sàng hội chứng cột sống

Bảng 2.7. Đặc điểm lâm sàng hội chứng cột sống Hội chứng cột sống Người bệnh (n) Tỷ lệ%

Đau thắt lưng 60 100

Nghiệp pháp tay đất (+) 56 93,33

Co cứng cơ cạnh sống 59 98,33

Kết quả bảng 2.7:

100% người bệnh có đau thắt lưng

93,33% người bệnh (+) với nghiệm pháp tay đất

98,33% người bệnh có co cứng cạnh cột sống thắt lưng

Bảng 2.8. Tính chất cơn đau thắt lưng

Tính chất cơn đau n %

Đau liên tục trong ngày 9 15

Đau tăng về đêm 6 10

Đau tăng khi vận động 37 61,17

Giảm đau khi nghỉ ngơi 8 13,33

Kết quả bảng 2.8:

Chủ yếu người bệnh đau tăng khi vận động, chiếm 61,17% 2.3.3. Đặc điểm lâm sàng hội chứng rễ thần kinh

Bảng 2.9. Đặc điểm lâm sàng hội chứng rễ thần kinh Hội chứng rễ thần kinh Người bệnh (n) Tỷ lệ%

Dấu hiệu Lasègue (+) 44 73,33

Điểm Valleix đau 59 98,33

Kết quả bảng 2.9:

- Dấu hiệu Lasègue (+) ở 44 người bệnh, chiếm 73,33% - Điểm Valleix đau ở 59 người bệnh, chiếm 98,33%

2.3.4. Đặc điểm cận lâm sàng

2.3.4.1. Vị trí thoát vị đĩa đệm theo hình ảnh trên phim

Biểu đồ 2.2. Vị trí đĩa đệm thoát vị. Kết quả biểu đồ 2.2:

3,3% người bệnh thoát vị ở đốt L2-L4 43,33% người bệnh thoát vị ở L4-L5 13,33% người bệnh thoát vị ở L5-S1 40% người bệnh có thoát vị đa tầng

2.3.4.2. Các dấu hiệu X quang thường

Bảng 2.10. Các dấu hiệu X quang thường

Tam chứng Barr Người bệnh (n) Tỷ lệ%

Giảm chiều cao gian khoang đốt sống 60 100

Mất ưỡn thắt lưng 52 86,67

Vẹo cột sống thắt lưng 49 81,17

Tam chứng Barr (+) 45 75

Kết quả bảng 2.10:

100% người bệnh giảm chiều cao gian khoang đốt sống trên hình ảnh phim X quang.

75% người bệnh có tam chứng Barr(+) 2.4. Đánh giá hiệu quả chăm sóc điều dưỡng

2.4.1. Sự cải thiện về mức độ đau theo thang điểm VAS

3 43,33 13,33 40 0 10 20 30 40 50 L2-L4 L4-L5 L5-S1 Đa tầng

Bảng 2.11. Sự cải thiện mức độ đau trước và sau chăm sóc Thời gian Mức độ Trước chăm sóc (VAS1) Sau chăm sóc 15 ngày (VAS 2) n Tỷ lệ n Tỷ lệ Không đau 0 0 20 33,33 Đau nhẹ 18 30 38 63,33 Đau vừa 39 65 2 3,34 Đau nặng 3 5 0 0 Tổng số 60 100% 60 100% p=0,03 Kết quả bảng 2.11:

- Trước chăm sóc điều trị: Tất cả người bệnh đều đau. Có 30 % người bệnh đau nhẹ, 65% người bệnh đau vừa, 5% người bệnh đau nặng.

- Sau chăm sóc 5 ngày, tình trạng cải thiện đáng kể: Không còn người bệnh đau nặng; có 3,17% người bệnh không đau; có 75 % người bệnh đau nhẹ, 21,83% người bệnh đau vừa.

- Sau chăm sóc 15 ngày: có 33,37% người bệnh không đau, không có người bệnh đau nặng; 63,33% người bệnh đau nhẹ, 3,34% người bệnh đau vừa. Sự cải thiện đáng kể, có ý nghĩa thống kê.

2.4.2. Mức độ giảm chèn ép rễ thần kinh (NP Lasègue)

Bảng 2.12. Sự cải thiện góc độ Lasègue trước và sau chăm sóc Thời gian

Mức độ

Trước chăm sóc Sau chăm sóc 15 ngày

n % n % Không đau 16 26,67 41 68,33 Đau nhẹ 35 58,33 19 31,67 Đau vừa 9 15 0 0 Tổng số 60 100 60 100 p=0,0001 Kết quả bảng 2.12:

- Trước chăm sóc, điều trị: Tất cả người bệnh đều có đau, Có 16 người bệnh đau vừa, 35 người bệnh đau nhẹ chiếm 58,33%

- Sau 15 ngày chăm sóc, điều trị: Không có người bệnh nào đau vừa và nặng; Có 31,67% người bệnh đau nhẹ, 68,33% người bệnh không đau.

2.4.3. Sự cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng (NP schober)

Bảng 2.13. Sự cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng trước và sau chăm sóc Thời gian

Mức độ

Trước chăm sóc Sau chăm sóc 15 ngày

n % n % Không đau 2 3,33 23 38,34 Đau nhẹ 24 40,0 32 53,33 Đau vừa 28 46,67 5 8,33 Đau nặng 6 10 0 0 Tổng số 60 100 60 100 p=0,0001 Kết quả bảng 2.13:

người bệnh đau vừa và 40% người bệnh đau nhẹ.

-Sau chăm sóc không có người bệnh nào đau nặng; có 38,34% người bệnh không đau; có 53,33% người bệnh đau nhẹ và chỉ có 8,33% người bệnh đau vừa. Sự cải thiện có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

2.4.4. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày

Bảng 2.14. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày trước và sau chăm sóc

Thời gian Mức độ

Trước chăm sóc Sau chăm sóc 15 ngày

𝑋±SD 𝑋±SD

Chăm sóc cá nhân 0.54±0,16 0,79±0,17

Nâng vật nặng 0,47±0,13 0,75±0,14

Đi bộ 0,52±0,14 0,8±0,16

Ngồi 0,48±0,12 0,8±0,15

Chức năng sinh hoạt hàng ngày 2,02±0,5 3,14±0,58 p=0,0001

Kết quả bảng 2.14:

Sau 15 ngày chăm sóc chức năng sinh hoạt hàng ngày có sự cải thiện tốt. Trước chăm sóc 2,02 điểm (mức trung bình), sau chăm sóc 3,14 điểm (mức tốt).

2.4.5. Kết quả chăm sóc chung

Bảng 2.15. Kết quả chăm sóc chung

Kết quả chăm sóc chung Người bệnh (n) Tỷ lệ %

Rất tốt 27 45 Tốt 32 53,33 Trung bình 1 1,67 Không kết quả 0 0 Tổng số 60 100 Kết quả bảng 2.15:

Kết quả chăm sóc chung của người bệnh: Tất cả người bệnh đều có cải thiện, chỉ có 1 người bệnh đạt kết quả trung bình, chiếm 1,67%; có 53,33% người bệnh đạt kết quả rất tốt, 45% người bệnh đạt kết quả tốt.

2.4.6. Các triệu chứng bất thường trong quá trình chăm sóc, vật lí trị liệu

Bảng 2.16. Các triệu chứng bất thường trong quá trình chăm sóc VLTL Triệu chứng n Tỷ lệ (%)

Đau thượng vị 2 3,33

Kết quả bảng 2.16:

Có 2 người bệnh đau thượng vị, chiếm 3,33%

Không có người bệnh nào bị mẩn ngứa, ban đỏ, chóng mặt, táo bón. 2.5. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc điều dưỡng

2.5.1. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với đặc điểm của người bệnh bệnh

Bảng 2.17. Mối liên quan giữa đặc điểm của người bệnh với kết quả chăm sóc và vật lý trị liệu

Đặc điểm

Kết quả chăm sóc chung P

0,21 Rất tốt Tốt Trung bình Không kết quả Tuổi 20-60 27 9 0 0 >60 0 23 1 0 Giới tính Nam 17 23 0 0 0,32 Nữ 10 9 1 0 Nghề nghiệp Công nhân viên chức 2 3 0 0 0,45 Hưu trí 8 4 0 0 Văn phòng 5 6 1 0 Lao động chân tay 12 19 0 0 BMI <18,5 1 1 0 0 0,04 18,5-22,9 24 20 0 0 ≥23 2 11 1 0 Kết quả bảng 2.17:

Chỉ số BMI có liên quan đến mức độ cải thiện các triệu chứng, BMI càng cao thì mức độ cải thiện càng kém.

Tuổi, giới tính, nghề nghiệp không liên quan đến kết quả chăm sóc và vật lý trị liệu

2.5.2. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với tuân thủ dùng thuốc theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế

Bảng 2.18. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với tuân thủ dùng thuốc theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế

Kết quả chăm sóc chung

Tỷ lệ % P Rất tốt Tốt Trung bình Không kết quả Tuân thủ dùng thuốc Có 27 29 0 0 93,33 0,002 Không 0 3 1 0 6,67 Kết quả bảng 2.18:

Có mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung và sự tuân thủ dùng thuốc và chế độ (p<0,05)

2.5.3. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với sự hiểu biết về cách phòng bệnh tái phát của người bệnh phòng bệnh tái phát của người bệnh

Bảng 2.19. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với sự hiểu biết về cách phòng bệnh tái phát của người bệnh

Kết quả chăm sóc chung

P Rất tốt Tốt Trung bình Không kết quả Sự hiểu biết về cách phòng bệnh tái phát Có 25 18 0 0 0,001 Không 2 14 1 0 Kết quả bảng 2.19:

Có mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung và sự hiểu biết về cách phòng bệnh tái phát (p<0,05)

2.5.4. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với tình trạng tinh thần của người bệnh

tinh thần của người bệnh Kết quả chăm sóc chung

Tỷ lệ % P Rất tốt Tốt Trung bình Không đáp ứng Tình trạng tinh thần Lo lắng 8 13 1 0 36,67 0,03 Yên tâm điều trị 19 19 0 0 63,33 Kết quả bảng 2.20:

Có mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung và sự tình trạng tinh thần (p<0,05).

2.5.5. Thực hiện các nội dung chăm sóc

Bảng 2.21. Nội dung tư vấn

Nội dung Có (%) Không (%)

Động viên tinh thần 57 (95%) 5 (5%)

Giải thích tình trạng bệnh 59(98,33%) 1(1,67%) Giải đáp thắc mắc yêu cầu chuyên môn

trong khi chăm sóc vật lý trị liệu 60 (100%) 0 (0%) Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, chế độ tập

luyện phù hợp với tình trạng bệnh 47 (78,33%) 13 (21,67%)

Kết quả bảng 2.21:

Đa số người bệnh đã được nhân viên y tế tư vấn giáo dục sức khỏe: 95% người bệnh được động viên tinh thần, 98,33% người bệnh được giải thích tình trạng bệnh, 78,33% người bệnh được hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi và chế độ tập luyện phù hợp với tình trạng bệnh.

2.5.6. Kiến thức về bệnh thoát vị đĩa đệm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.22. Kiến thức về bệnh thoát vị đĩa đệm của đối tượng nghiên cứu

Hiểu được thế nào là thoát vị đĩa đệm 36 (60%) 24 (40%) Biết được nguyên nhân thoát vị đĩa đệm 37 (61,16%) 23 (38,33%) Biết cách hạn chế bệnh thoát vị đĩa đệm tái

phát 33 (55%) 27(45%)

Kết quả bảng 2.22:

60% người bệnh hiểu được thế nào là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, 45% người bệnh chưa biết cách hạn chế bệnh tái phát.

Tổng kết: Các trường hợp được chăm sóc bởi điều dưỡng hiệu quả điều trị bệnh tăng lên rõ rệt so với trước khi điều trị, chứng tỏ vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc và điều trị bệnh là vô cùng quan trọng.

Chương 3 BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm chung của người bệnh nghiên cứu 3.1.1. Tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo kết quả bảng 2.1, Người bệnh có độ tuổi từ 18 đến 60 chiếm tỷ lệ cao nhất 60%. Tuổi trung bình của người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là 54,29±15,98 (tuổi).

Như vậy nghiên cứu của chúng tôi đồng nhất với nghiên cứu của các tác giả khác là độ tuổi mắc bệnh hay gặp ở những người trong độ tuổi lao động. Theo tác giả Bùi Ngọc Tiến (2001), lứa tuổi 20 đến 60 chiếm tỷ lệ cao nhất 97,14%. Do đó thoát vị đĩa đệm là bệnh làm giảm khả năng lao động của xã hội [34].

Theo tác giả Trần Thái Hà (2007) tuổi trung bình của người bệnh nghiên cứu mỗi nhóm là: nhóm chứng là 48,87±12,2 (tuổi) và nhóm nghiên cứu là 46,8±7,13 (tuổi) [5]. Nghiên cứu của tác giả Porchet FC [54] là 58.

Bệnh hay gặp ở lứa tuổi này vì quá trình thoái hóa sinh học của đĩa đệm ngày càng tăng dần do đĩa đệm cột sống phải chịu tác động tải trọng thường xuyên và chịu nhiều tác động cơ học khác trong cuộc sống tạo ra. Do đó trong quá trình chăm sóc và tư vấn cho người bệnh cần cho người bệnh ở lứa tuổi này biết cách phòng bệnh để giảm tỷ lệ mắc bệnh.

3.1.2. Giới

Bệnh thoát vị đĩa đệm gặp cả ở nam giới và nữ giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo biểu đồ 2.1 thì tỷ lệ người bệnh nữ (70%) cao hơn nam (30%) là 2,3.

Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu về thực trạng TVĐĐ cột sống tại cộng đồng của Nguyễn Thị Ngọc Lan và cộng sự (2011) cho thấy tỷ lệ TVĐ Đ CSTL ở nữ cao hơn nam là 3,3 [19].

Một số tác giả công bố kết quả nghiên cứu có sự khác biệt về tỷ lệ phân bố người bệnh theo giới tính, nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới: tác giả

Trần Thái Hà (2007) khi nghiên cứu 60 người bệnh TVĐ Đ CSTL cho kết quả tỷ lệ nam là 73,3%, nữ là 26,7% [5].

Theo Ngô Thanh Hồi (1995) thì tỷ lệ nam/nữ là 5/1[11];

Các nghiên cứu đều chỉ ra tỷ lệ nam và nữ của người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Do đó đặc điểm về giới không phải là đặc điểm riêng của TVĐĐ CSTL [5,44]

3.1.3. Đặc điểm phân bố theo nghề nghiệp

Chúng tôi chia các đối tượng người bệnh làm hai nhóm nghề nghiệp là lao động nặng, lao động chân tay gồm: nông dân, lái xe, khuân vác bưng bê nhiều, hoặc người thường xuyên phải làm việc nặng; lao động nhẹ gồm: nhân viên văn phòng, hưu trí, viên chức.

Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.2 cho thấy nhóm nghề lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao 51,6%.

Kết quả này cũng phù hợp kết quả của các nghiên cứu: tác giả Bùi Ngọc Tiến (2001) cho kết quả lao động nặng là 51,43% [44].

Tác giả Bùi Việt Hùng (2014) cho kết quả lao động nặng là 61,7% và lao động nhẹ là 38,3% [13].

Tác giả Đặng Xuân Liễu (2005) cho kết quả tỷ lệ lao động nặng là 67,5% và lao động nhẹ là 32,5% [20].

Nhóm người bệnh lao động nặng chiếm tỷ lệ cao phù hợp với cơ chế bệnh sinh của TVĐĐ CSTL, vì cột sống thắt lưng là nơi chịu tải nhiều nhất của cơ thể, đồng thời nhóm người bệnh lao động nặng có nhiều nguy cơ chấn thương và vi chấn thương đối với cột sống hơn.

Vì vậy với nhóm lao động chân tay cần được chú trọng tư vấn, giáo dục sức khỏe để họ có cách lao động hợp lý giúp phòng tránh các nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, từ đó giảm tỷ lệ mắc bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

3.1.4. Thời gian mắc bệnh

Người bệnh có thời gian mắc bệnh 1 đến 6 tháng chiếm tỷ lệ 61,17%; Số người bệnh đến sớm trong vòng tháng đầu sau khi bị thoát vị đĩa đệm chiếm tỷ

lệ 25%; sau 6 tháng có 13,33%.

Theo nghiên cứu của Hà Thị Khánh Phương (2012) người bệnh có thời gian mắc bệnh 1 đến 6 tháng chiếm tỷ lệ 56,7% [31].

Điều đó cho thấy sự hiểu biết về bệnh tật và quan tâm tới việc chữa bệnh của người bệnh đã được nâng cao. Vì thoát vị đĩa đệm nếu được phát hiện, điều trị và chăm sóc điều dưỡng kết hợp vật lý trị liệu sớm thì khả năng phục hồi sẽ cao hơn, giúp làm giảm tỷ lệ người bệnh phải phẫu thuật, giảm chi phí tốn kém cho người bệnh nói riêng và cho xã hội nói chung.

3.1.5. Hoàn cảnh khởi phát bệnh

Theo kết quả bảng 2.6, hoàn cảnh khởi phát sau cúi nâng vật nặng hoặc cử động bất thường của cột sống chiếm tỷ lệ cao 46,67%. Tỷ lệ khởi phát bệnh từ từ, xuất hiện tự nhiên cũng chiếm tỷ lệ khá cao: 36,67%.

Điều này cho thấy, ngoài những nguyên nhân đột ngột do chấn thương, vận động nặng sai tư thế thì yếu tố vi chấn thương kéo dài trên cơ địa thoái hóa làm bệnh khởi phát tự nhiên cũng là yếu tố gợi ý rất có giá trị khi chẩn đoán bệnh.

Tác gỉả Trần Thái Hà (2007) cho kết quả tỷ lệ người bệnh xuất hiện TVĐĐ sau lao động quá sức, vận động sai tư thế là 46,7% [5].

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Vũ Quang Bích, Nguyễn Vũ [49].

3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chính của người bệnh 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng hội chứng cột sống 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng hội chứng cột sống

Phân tích thống kê của chúng tôi cho thấy đặc điểm lâm sàng hội chứng cột sống, 100% người bệnh đau thắt lưng, 98,33% người bệnh co cứng cơ cạnh sống.

Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của các tác giả Bùi Ngọc Tiến (2001) [44], tác giả Nguyễn Văn Đăng (1992) [4].

Như vậy đau vùng thắt lưng, đau có tính chất cơ học đau liên tục trong ngày và đau tăng khi vận động là dấu hiệu chung của đau do thoát vị đĩa đệm.

3.2.2. Đặc điểm lâm sàng hội chứng rễ thần kinh

Trong nghiên cứu của chúng tôi thì dấu hiệu Lasègue (+) là 73,33%, điểm đau Valleix (+) là 98,33%, dấu hiệu teo cơ 0%, rối loạn cơ tròn 0%.

Kết quả này phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh giai đoạn I và giai đoạn II và phù hợp với nghiên cứu của Ngô Thanh Hồi (1994), Bùi Ngọc Tiến (2001) [44]. Theo tác giả Ngô Thanh Hồi [11] dấu hiệu Lasègue có độ nhậy cao nhất 0,85% và độ đặc hiệu cũng khá cao 0,76.

Do đó dấu hiệu rễ thắt lưng cùng có ý nghĩa quan trọng trong xác định các bệnh lý vùng cột sống thắt lưng.

3.2.3. Vị trí thoát vị đĩa đệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của điều dưỡng tại bệnh viện tuệ tĩnh năm 2020 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)