Đánh giá kết quả chăm sóc và vật lý trị liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của điều dưỡng tại bệnh viện tuệ tĩnh năm 2020 (Trang 49)

Theo nghiên cứu của chúng tôi, trước chăm sóc vật lý trị liệu có 5% người bệnh ở mức đau nặng, 65% đau vừa, 30% đau nhẹ, nhưng chỉ sau 5 ngày chăm sóc vật lý trị liệu thì đã không còn người bệnh nào bị đau nặng. Sau 15 ngày 33,33% hết đau và 63,33% chỉ còn bị đau nhẹ. Sự thay đổi điểm VAS là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Tác giả Lê Thị Kiều Hoa (2001) cho kết quả: hết đau 15,2%; đau nhẹ 39,4%; đau vừa 45,4% [10]. So với kết quả này chúng tôi nhận thấy kết quả giảm đau của nhóm người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn.

Các tác giả đều cho rằng đau trong TVĐĐ CSTL là biểu hiện lâm sàng sớm nhất và thường là nguyên nhân chính làm người bệnh phải nhập viện điều trị. Trong nghiên cứu của Nguyên Vũ 100% [49] người bệnh có đau lưng, nghiên cứu của Porchet FC thì 99,5% [54] người bệnh có đau thắt lưng.

Như vậy người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được chăm sóc điều dưỡng cho hiệu quả giảm đau tốt.

3.3.2. Sự cải thiện góc độ Lasègue sau chăm sóc vật lý trị liệu

Dấu hiệu Lassegue là triệu chứng đánh giá khách quan sự chèn ép của rễ thần kinh hông to trong thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nghiệm pháp Lasègue (+) trong nghiên cứu của các tác giả chiếm tỷ lệ là: Porchet FC (73%), Nguyễn Vũ (91,9%) [49,54].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau 15 ngày chăm sóc, sự cải thiện chèn ép rễ thông qua mức độ cải thiện góc độ Lassegue như sau: mức độ đau vừa giảm từ 15% xuống còn 0%; mức rất tốt tăng từ 26,67% lên 68,33%. Sự cải thiện mức độ giảm chèn ép rễ thần kinh sau 15 ngày chăm sóc vật lý trị liệu có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả cải thiện góc độ Lasègue trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả cải thiện góc độ Lasègue trong nghiên cứu của Lê Thị Kiều Hoa (rất tốt 36,4%, tốt 39,4%, trung bình 24,2%, không kết quả 0%) [10].

Như vậy kết quả chăm sóc điều dưỡng kết hợp vật lý trị liệu có sự thay đổi rõ rệt giữa sau chăm sóc so với trước khi tiến hành các biện pháp chăm

sóc.

3.3.3. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày (theo 4 mục trong bộ câu hỏi chỉ số tàn tật Oswestry Disability) hỏi chỉ số tàn tật Oswestry Disability)

Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt hàng ngày: Điểm trung bình từng phần: Chăm sóc cá nhân 0,5 điểm (người bệnh có thể tự chăm sóc được nhưng chậm do đau); Nâng vật nặng 0,44 điểm (Đau không nâng được vật nặng); Đi bộ 0,5 điểm (Đau khi đi bộ hơn 0,5km); Ngồi 0,4 điểm (Đau khi ngồi 30 phút).

Sau 15 ngày chăm sóc vật lý trị liệu chức năng sinh hoạt hàng ngày có sự cải thiện tốt. Trước chăm sóc 2,02 điểm (mức trung bình), sau chăm sóc 3,14 điểm (mức tốt). Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Như vậy hầu hết người bệnh có thể tự căm sóc cá nhân được nhưng chậm do đau, tuy nhiên vẫn cần có sự hỗ trợ của điều dưỡng và người nhà trong một số trường hợp. Bên cạnh đó trong quá trình chăm sóc, điều dưỡng cần hướng dẫn người bệnh vận động và nghỉ ngơi hợp lý.

3.3.4. Kết quả điều trị chung

Chúng tôi đánh giá hiệu quả chăm sóc vật lý trị liệu cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dựa trên tổng số điểm của 5 chỉ số đánh giá mức độ giảm đau, sự giảm chèn ép rễ thần kinh, độ giãn của cột sống thắt lưng, tầm vận động của cột sống thắt lưng, các hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày.

Sau 15 ngày áp dụng các biện pháp chăm sóc điều dưỡng kết hợp vật lý trị liệu: 45% người bệnh phục hồi rất tốt, 53,33% ở mức tốt, 1,67% ở mức trung bình.

Có sự tương đồng với nghiên cứu về hiệu quả can thiệp chăm sóc điều dưỡng và vật lý trị liệu cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại trung tâm phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai của của Phạm Thị Nhuyên (2013): 100% người bệnh có tiến triển, 46,7% phục hồi rất tốt. [29]

Nghiên cứu của Lê Thị Kiều Hoa điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng băng máy kéo Eltract – 471 đơn thuần: rất tốt 36,4%, tốt 42,4%, trung bình 18,2% và vẫn còn 3% bệnh nhân không thu được kết quả gì. Kết quả chúng tôi thu được cao hơn. Sự khác nhau này có thể được giải thích là do mức độ thoát vị của người bệnh trong mẫu nghiên cứu của từng tác giả khác nhau và việc phối hợp các phương pháp điều trị, chăm sóc vật lý trị liệu cùng lúc sẽ cho hiệu quả điều trị cao hơn rõ rệt.

3.3.5. Các triệu chứng bất thường trong quá trình chăm sóc vật lý trị liệu Qua theo dõi trong 15 ngày chăm sóc vật lý trị liệu có 2 người bệnh có Qua theo dõi trong 15 ngày chăm sóc vật lý trị liệu có 2 người bệnh có triệu chứng ợ hơi, đau vùng thượng vị. Ngoài ra không có trường hợp nào bị bỏng, mẩn ngứa, choáng váng.

Tuy nhiên 2 người bệnh trên đều có tiền sử bị đau dạ dày trước đó, và trong 15 ngày nằm viện triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ hơi đã giảm rõ. Như vậy chăm sóc vật lý trị liệu tại khoa phục hồi chức năng là an toàn.

3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc điều dưỡng

3.4.1. Mối liên quan giữa đặc điểm của người bệnh với kết quả chăm sóc và vật lý trị liệu vật lý trị liệu

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả bảng 3.4 tỷ lệ người bệnh thừa cân béo phì là 23,33% và bảng 3.17 chỉ số BMI có liên quan đến mức độ cải thiện các triệu chứng, BMI càng cao thì mức độ cải thiện càng kém có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Rendon-Felix J. và cộng sự (2017) nghiên cứu quan sát hồi cứu trên 171 bệnh nhân TVĐĐ CSTL được điều trị bằng phương pháp bảo tồn cho thấy béo phì chiếm tỷ lệ 32,8% [57].

Koyanagi A và cộng sự (2015) nghiên cứu mối liên quan giữa béo phì và đau lưng ở 9 quốc gia với 42.116 người, cho thấy: béo phì có liên quan với đau lưng, mối liên quan giữa béo phì và đau lưng là quan hệ phụ thuộc và việc giảm cân là biện pháp ngăn ngừa đau lưng có hiệu quả [55].

chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập phù hợp cho người bệnh, duy trì cân nặng hợp lý cho người bệnh.

3.4.2. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với tuân thủ dùng thuốc và chế độ VLTL theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế và chế độ VLTL theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế

Có 4 người bệnh không tuân thủ dùng thuốc và chế độ vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn chiếm 6,67% số người bệnh. Có mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với sự tuân thủ dùng thuốc và chế độ chăm sóc vật lý trị liệu, có ý nghĩa thông kê với p<0,05

Do đó trong quá trình chăm sóc cho người bệnh điều dưỡng cần quan tâm hơn nữa đến sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở và hướng dẫn người bệnh thực hiện đúng.

3.4.3. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với tình trạng tinh thần của người bệnh

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 63,33% người bệnh yên tâm điều trị, 36,67% người bệnh còn lo lắng nhiều về bệnh. Có mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với tình trạng tinh thần của người bệnh(p<0,05).

Hiện tại chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào nghiên cứu về mối liên quan giữa tình trạng tinh thần với kết quả chăm sóc vật lý trị liệu cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên bất kỳ bệnh gì dù nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh, đặc biệt bệnh lâu khỏi hay mạn tính. Vì bệnh phải điều trị lâu dài ảnh hưởng đến công việc, tốn kém tiền bạc, đảo lộn sinh hoạt gia đình, mức sống giảm sút.

Tác giả Vũ Thị Thơ (2018) nghiên cứu về bệnh khớp mạn tính tại bệnh viện Tuệ Tĩnh cho kết quả là 75% người bệnh có biểu hiện trầm cảm ở các mức độ khác nhau [39]. Vì vậy khi chăm sóc cho người bệnh điều dưỡng cần tư vấn giáo dục sức khỏe và động viên người bệnh để họ yên tâm điều trị.

3.4.4. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với sự hiểu biết về cách phòng bệnh tái phát của người bệnh

sóc chung và sự hiểu biết về cách phòng bệnh tái phát (p<0,05). Có 28,33% người bệnh chưa biết cách phòng tránh để hạn chế bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát.

Do đó người bệnh cần được nâng cao hơn nữa về nhận thức bệnh để giảm sự tái phát của bệnh.

3.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đêm cột sống thắt lưng của điều dưỡng tại bệnh viện Tuệ Tĩnh

- Bệnh viện cần áp dụng thành tựu về khoa học và công nghệ vào việc chăm sóc sức khỏe người bệnh góp phần giảm tải công sức cho điều dưỡng.

- Mở thêm các lớp tập huấn chuyên sâu về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, góp phần nâng cao khả năng nhận định của điều dưỡng; từ đó, giúp cho việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tốt nhất.

- Bệnh viện cần áp dụng thang điểm chuẩn, để điều dưỡng đánh giá mức độ đau cho người bệnh; từ đó có can thiệp giảm đau phù hợp.

- Khoa dinh dưỡng tiết chế của bệnh viện sớm đi vào hoạt động và xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho từng mặt bệnh; tuyên truyền, phổ biến chế độ ăn thích hợp với từng người bệnh.

- Điều dưỡng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát và hướng dẫn cho người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống, dùng thuốc và điều trị vật lý trị liệu.

- Điều dưỡng làm tốt hơn nữa khâu tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh thoát vị đĩa đêm cột sống thát lưng; để họ biết cách phòng bệnh, hạn chế tái phát và yên tâm điều trị bệnh.

KẾT LUẬN

Thực trạng chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của điều dưỡng tại bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2020:

Cải thiện về mức độ đau: sau 5 ngày chăm sóc vật lý trị liệu thì đã không còn người bệnh nào bị đau nặng. Sau 15 ngày 33,33% hết đau và 63,33% chỉ còn bị đau nhẹ. Sự thay đổi điểm VAS là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Sự cải thiện chức năng sinh họat hàng ngày: Sau 15 ngày chăm sóc vật lý trị liệu chức năng sinh hoạt hàng ngày có sự cải thiện tốt. Trước chăm sóc 2,02 điểm (mức trung bình), sau chăm sóc 3,14 điểm (mức tốt). Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Mối liên quan giữa đặc điểm của người bệnh với kết quả chăm sóc và vật lý trị liệu: tỷ lệ người bệnh thừa cân béo phì là 23,33% và bảng 3.17 chỉ số BMI có liên quan đến mức độ cải thiện các triệu chứng, BMI càng cao thì mức độ cải thiện càng kém có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

28,33% người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, còn chưa biết cách phòng tránh để hạn chế bệnh tái phát.

36,67% người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn lo lắng về tình trạng bệnh; do đó, người bệnh cần được nâng cao hơn nữa kiến thức về bệnh.

Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện Tuệ Tĩnh:

Khoa dinh dưỡng tiết chế của bệnh viện sớm đi vào hoạt động và xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho từng mặt bệnh; tuyên truyền, phổ biến chế độ ăn thích hợp với từng người bệnh.

Điều dưỡng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát và hướng dẫn cho người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống, dùng thuốc và điều trị vật lý trị liệu.

Điều dưỡng làm tốt hơn nữa khâu tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh thoát vị đĩa đêm cột sống thát lưng; để họ biết cách phòng bệnh, hạn chế tái phát và yên tâm điều trị bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ngọc Ân (2002), “Đau vùng thắt lưng”, Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 374 – 395.

2. Nguyễn Văn Chương (2005), “Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng”, Thực hành lâm sàng thần kinh học (tập 3: Bệnh học thần kinh), Nhà xuất bản Y học, tr. 320-337.

3. Nguyễn Văn Chương, Phan Thanh Hiếu (2010), Nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp dùng thuốc và vật lý trị liệu, Tạp chí Y-Dược học quân sự (2), tr. 94-99.

4. Nguyễn Văn Đăng (1996), “Đau thần kinh hông to”, Bách khoa toàn thư bệnh học tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 145-149.

5. Trần Thái Hà (2007), Đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắng lưng bằng phương pháp điện châm, xoa bóp kết hợp vật lý trị liệu,Luận văn thạc sỹ y học.

6. Nguyễn Văn Hải (2007), Đánh giá kết quả điều trị đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng bấm kéo nắn, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học y Hà Nội.

7. Phan Thị Hạnh (2008), Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Đại học y Hà Nội.

8. Phạm Thị Thúc Hạnh (2015), Bước đầu đánh giá tác dụng của xoa bóp bấm huyệt trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học,trang 370-376.

9. Phan Quang Chí Hiếu (2011), “Thoát vị đĩa đệm”, Chẩn đoán và điều trị đau thắt lưng theo y học hiện đại và y học cổ truyền, Nhà xuất ban Y học , Hà Nội, tr. 58-68.

10. Lê Thị Kiều Hoa (2001), Nghiên cứu hiệu quả phục hồi vận động ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng – cùng bằng máy Eltrac 471, Luận văn thạc sỹ y học , Trường Đại học Y Hà Nội.

11. Ngô Thanh Hồi (1995), Nghiên cứu giá trị các triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược , Học viện Quân y.

12. Nguyễn Văn Huy, Hoàng Văn Cúc (2006), Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, đại học Y Hà Nội, 401-406.

13. Bùi Việt Hùng(2014), Đánh giá tác dụng của điện trường châm trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm , Luận văn thạc sỹ y học.

14. Nguyễn Văn Hùng, Phạm Hoài Thu, Phạm Hoài Giang (2015), mối liên quan giữa thang điểm Oswestry và đặc điểm lâm sàn hình ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, tạp chí nghiên cứu y học – VON.(5)

15. Nguyễn Mai Hương(2001), Đối chiếu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ của TVĐ Đ CSTL, luận văn thạc sỹ y học.

16. Lương Ngọc Khuê, Phạm Đức Mục và cộng sự (2014), Tài liệu đào tạo liên tục chăm sóc người bệnh toàn diện, Bộ Y tế, 5-6.

17. Nguyễn Văn Khoan (2019), Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, Bệnh viện đa khoa quốc tê Vinmec.

18. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015), “Đau vùng thắt lưng và đau dây thần kinh tọa”, Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr.152-162.

19. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hoàng Hoa Sơn và cộng sự (2011), Một số yếu tố nguy cơ đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại cộng đồng, tạp chí y học Việt Nam (số đặc biệt hội thấp khớp học Việt Nam), 58-63.

20. Đặng Thị Xuân Liễu (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của bệnh nhân đau thần kinh tọa, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học y Hà Nội.

21. Hồ Hữu Lương (2012), Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

22. Hồ Hữu Lương (2015), Khám lâm sàng hệ thần kinh, Nhà xuất bản Y

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của điều dưỡng tại bệnh viện tuệ tĩnh năm 2020 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)