Kiến thức về bệnh thoát vị đĩa đệm của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của điều dưỡng tại bệnh viện tuệ tĩnh năm 2020 (Trang 44)

Bảng 2.22. Kiến thức về bệnh thoát vị đĩa đệm của đối tượng nghiên cứu

Hiểu được thế nào là thoát vị đĩa đệm 36 (60%) 24 (40%) Biết được nguyên nhân thoát vị đĩa đệm 37 (61,16%) 23 (38,33%) Biết cách hạn chế bệnh thoát vị đĩa đệm tái

phát 33 (55%) 27(45%)

Kết quả bảng 2.22:

60% người bệnh hiểu được thế nào là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, 45% người bệnh chưa biết cách hạn chế bệnh tái phát.

Tổng kết: Các trường hợp được chăm sóc bởi điều dưỡng hiệu quả điều trị bệnh tăng lên rõ rệt so với trước khi điều trị, chứng tỏ vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc và điều trị bệnh là vô cùng quan trọng.

Chương 3 BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm chung của người bệnh nghiên cứu 3.1.1. Tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo kết quả bảng 2.1, Người bệnh có độ tuổi từ 18 đến 60 chiếm tỷ lệ cao nhất 60%. Tuổi trung bình của người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là 54,29±15,98 (tuổi).

Như vậy nghiên cứu của chúng tôi đồng nhất với nghiên cứu của các tác giả khác là độ tuổi mắc bệnh hay gặp ở những người trong độ tuổi lao động. Theo tác giả Bùi Ngọc Tiến (2001), lứa tuổi 20 đến 60 chiếm tỷ lệ cao nhất 97,14%. Do đó thoát vị đĩa đệm là bệnh làm giảm khả năng lao động của xã hội [34].

Theo tác giả Trần Thái Hà (2007) tuổi trung bình của người bệnh nghiên cứu mỗi nhóm là: nhóm chứng là 48,87±12,2 (tuổi) và nhóm nghiên cứu là 46,8±7,13 (tuổi) [5]. Nghiên cứu của tác giả Porchet FC [54] là 58.

Bệnh hay gặp ở lứa tuổi này vì quá trình thoái hóa sinh học của đĩa đệm ngày càng tăng dần do đĩa đệm cột sống phải chịu tác động tải trọng thường xuyên và chịu nhiều tác động cơ học khác trong cuộc sống tạo ra. Do đó trong quá trình chăm sóc và tư vấn cho người bệnh cần cho người bệnh ở lứa tuổi này biết cách phòng bệnh để giảm tỷ lệ mắc bệnh.

3.1.2. Giới

Bệnh thoát vị đĩa đệm gặp cả ở nam giới và nữ giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo biểu đồ 2.1 thì tỷ lệ người bệnh nữ (70%) cao hơn nam (30%) là 2,3.

Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu về thực trạng TVĐĐ cột sống tại cộng đồng của Nguyễn Thị Ngọc Lan và cộng sự (2011) cho thấy tỷ lệ TVĐ Đ CSTL ở nữ cao hơn nam là 3,3 [19].

Một số tác giả công bố kết quả nghiên cứu có sự khác biệt về tỷ lệ phân bố người bệnh theo giới tính, nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới: tác giả

Trần Thái Hà (2007) khi nghiên cứu 60 người bệnh TVĐ Đ CSTL cho kết quả tỷ lệ nam là 73,3%, nữ là 26,7% [5].

Theo Ngô Thanh Hồi (1995) thì tỷ lệ nam/nữ là 5/1[11];

Các nghiên cứu đều chỉ ra tỷ lệ nam và nữ của người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Do đó đặc điểm về giới không phải là đặc điểm riêng của TVĐĐ CSTL [5,44]

3.1.3. Đặc điểm phân bố theo nghề nghiệp

Chúng tôi chia các đối tượng người bệnh làm hai nhóm nghề nghiệp là lao động nặng, lao động chân tay gồm: nông dân, lái xe, khuân vác bưng bê nhiều, hoặc người thường xuyên phải làm việc nặng; lao động nhẹ gồm: nhân viên văn phòng, hưu trí, viên chức.

Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.2 cho thấy nhóm nghề lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao 51,6%.

Kết quả này cũng phù hợp kết quả của các nghiên cứu: tác giả Bùi Ngọc Tiến (2001) cho kết quả lao động nặng là 51,43% [44].

Tác giả Bùi Việt Hùng (2014) cho kết quả lao động nặng là 61,7% và lao động nhẹ là 38,3% [13].

Tác giả Đặng Xuân Liễu (2005) cho kết quả tỷ lệ lao động nặng là 67,5% và lao động nhẹ là 32,5% [20].

Nhóm người bệnh lao động nặng chiếm tỷ lệ cao phù hợp với cơ chế bệnh sinh của TVĐĐ CSTL, vì cột sống thắt lưng là nơi chịu tải nhiều nhất của cơ thể, đồng thời nhóm người bệnh lao động nặng có nhiều nguy cơ chấn thương và vi chấn thương đối với cột sống hơn.

Vì vậy với nhóm lao động chân tay cần được chú trọng tư vấn, giáo dục sức khỏe để họ có cách lao động hợp lý giúp phòng tránh các nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, từ đó giảm tỷ lệ mắc bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

3.1.4. Thời gian mắc bệnh

Người bệnh có thời gian mắc bệnh 1 đến 6 tháng chiếm tỷ lệ 61,17%; Số người bệnh đến sớm trong vòng tháng đầu sau khi bị thoát vị đĩa đệm chiếm tỷ

lệ 25%; sau 6 tháng có 13,33%.

Theo nghiên cứu của Hà Thị Khánh Phương (2012) người bệnh có thời gian mắc bệnh 1 đến 6 tháng chiếm tỷ lệ 56,7% [31].

Điều đó cho thấy sự hiểu biết về bệnh tật và quan tâm tới việc chữa bệnh của người bệnh đã được nâng cao. Vì thoát vị đĩa đệm nếu được phát hiện, điều trị và chăm sóc điều dưỡng kết hợp vật lý trị liệu sớm thì khả năng phục hồi sẽ cao hơn, giúp làm giảm tỷ lệ người bệnh phải phẫu thuật, giảm chi phí tốn kém cho người bệnh nói riêng và cho xã hội nói chung.

3.1.5. Hoàn cảnh khởi phát bệnh

Theo kết quả bảng 2.6, hoàn cảnh khởi phát sau cúi nâng vật nặng hoặc cử động bất thường của cột sống chiếm tỷ lệ cao 46,67%. Tỷ lệ khởi phát bệnh từ từ, xuất hiện tự nhiên cũng chiếm tỷ lệ khá cao: 36,67%.

Điều này cho thấy, ngoài những nguyên nhân đột ngột do chấn thương, vận động nặng sai tư thế thì yếu tố vi chấn thương kéo dài trên cơ địa thoái hóa làm bệnh khởi phát tự nhiên cũng là yếu tố gợi ý rất có giá trị khi chẩn đoán bệnh.

Tác gỉả Trần Thái Hà (2007) cho kết quả tỷ lệ người bệnh xuất hiện TVĐĐ sau lao động quá sức, vận động sai tư thế là 46,7% [5].

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Vũ Quang Bích, Nguyễn Vũ [49].

3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chính của người bệnh 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng hội chứng cột sống 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng hội chứng cột sống

Phân tích thống kê của chúng tôi cho thấy đặc điểm lâm sàng hội chứng cột sống, 100% người bệnh đau thắt lưng, 98,33% người bệnh co cứng cơ cạnh sống.

Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của các tác giả Bùi Ngọc Tiến (2001) [44], tác giả Nguyễn Văn Đăng (1992) [4].

Như vậy đau vùng thắt lưng, đau có tính chất cơ học đau liên tục trong ngày và đau tăng khi vận động là dấu hiệu chung của đau do thoát vị đĩa đệm.

3.2.2. Đặc điểm lâm sàng hội chứng rễ thần kinh

Trong nghiên cứu của chúng tôi thì dấu hiệu Lasègue (+) là 73,33%, điểm đau Valleix (+) là 98,33%, dấu hiệu teo cơ 0%, rối loạn cơ tròn 0%.

Kết quả này phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh giai đoạn I và giai đoạn II và phù hợp với nghiên cứu của Ngô Thanh Hồi (1994), Bùi Ngọc Tiến (2001) [44]. Theo tác giả Ngô Thanh Hồi [11] dấu hiệu Lasègue có độ nhậy cao nhất 0,85% và độ đặc hiệu cũng khá cao 0,76.

Do đó dấu hiệu rễ thắt lưng cùng có ý nghĩa quan trọng trong xác định các bệnh lý vùng cột sống thắt lưng.

3.2.3. Vị trí thoát vị đĩa đệm

Hầu hết các nghiên cứu về TVĐĐ CSTL đều chỉ ra rằng vị trí thoát vị gặp chủ yếu ở vị trí L4/L5: Nguyên Vũ [49] L4/L5 (57,8%); Porchet FC [54] L4/L5 (43%).

Nghiên cứu của chúng tôi cũng có nhận định như trên, hay gặp nhất là thoát vị một tầng ở đĩa đệm L4/L5 chiếm 43,33%. ngoài ra còn gặp các trường hợp thoát vị ở L5/S1 và thoát vị đĩa đệm đa tầng chiếm tỷ lệ 41,1%.

Sở dĩ hay gặp thoát vị tại vị trí đĩa đệm L4/L5 và L5/S1 là do đây là vùng bản lề của cột sống, thường xuyên chịu trọng tải lớn của cơ thể và lực bổ sung của các hoạt động sống khác, hơn nữa đây là nơi vận động có biên độ lớn nhất mà lại có sự tiếp xúc hẹp giữa rễ thần kinh và đĩa đệm. Và trong những điều kiện nhất định, các lực tác động cơ học là yếu tố khởi phát thoát vị.

3.2.4. Các dấu hiệu X quang thường

Theo nghiên cứu của chúng tôi, người bệnh có tam chứng Barr là 75%. Như vậy Tam chứng Barr vẫn được coi là có giá trị đặc hiệu cao khi nó dương tính thì rất có giá trị chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, nhưng khi nó âm tính thì không có giá trị loại trừ thoát vị đĩa đệm [44].

3.3. Đánh giá kết quả chăm sóc và vật lý trị liệu 4.3.1. Sự cải thiện về mức độ đau 4.3.1. Sự cải thiện về mức độ đau

Theo nghiên cứu của chúng tôi, trước chăm sóc vật lý trị liệu có 5% người bệnh ở mức đau nặng, 65% đau vừa, 30% đau nhẹ, nhưng chỉ sau 5 ngày chăm sóc vật lý trị liệu thì đã không còn người bệnh nào bị đau nặng. Sau 15 ngày 33,33% hết đau và 63,33% chỉ còn bị đau nhẹ. Sự thay đổi điểm VAS là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Tác giả Lê Thị Kiều Hoa (2001) cho kết quả: hết đau 15,2%; đau nhẹ 39,4%; đau vừa 45,4% [10]. So với kết quả này chúng tôi nhận thấy kết quả giảm đau của nhóm người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn.

Các tác giả đều cho rằng đau trong TVĐĐ CSTL là biểu hiện lâm sàng sớm nhất và thường là nguyên nhân chính làm người bệnh phải nhập viện điều trị. Trong nghiên cứu của Nguyên Vũ 100% [49] người bệnh có đau lưng, nghiên cứu của Porchet FC thì 99,5% [54] người bệnh có đau thắt lưng.

Như vậy người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được chăm sóc điều dưỡng cho hiệu quả giảm đau tốt.

3.3.2. Sự cải thiện góc độ Lasègue sau chăm sóc vật lý trị liệu

Dấu hiệu Lassegue là triệu chứng đánh giá khách quan sự chèn ép của rễ thần kinh hông to trong thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nghiệm pháp Lasègue (+) trong nghiên cứu của các tác giả chiếm tỷ lệ là: Porchet FC (73%), Nguyễn Vũ (91,9%) [49,54].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau 15 ngày chăm sóc, sự cải thiện chèn ép rễ thông qua mức độ cải thiện góc độ Lassegue như sau: mức độ đau vừa giảm từ 15% xuống còn 0%; mức rất tốt tăng từ 26,67% lên 68,33%. Sự cải thiện mức độ giảm chèn ép rễ thần kinh sau 15 ngày chăm sóc vật lý trị liệu có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả cải thiện góc độ Lasègue trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả cải thiện góc độ Lasègue trong nghiên cứu của Lê Thị Kiều Hoa (rất tốt 36,4%, tốt 39,4%, trung bình 24,2%, không kết quả 0%) [10].

Như vậy kết quả chăm sóc điều dưỡng kết hợp vật lý trị liệu có sự thay đổi rõ rệt giữa sau chăm sóc so với trước khi tiến hành các biện pháp chăm

sóc.

3.3.3. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày (theo 4 mục trong bộ câu hỏi chỉ số tàn tật Oswestry Disability) hỏi chỉ số tàn tật Oswestry Disability)

Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt hàng ngày: Điểm trung bình từng phần: Chăm sóc cá nhân 0,5 điểm (người bệnh có thể tự chăm sóc được nhưng chậm do đau); Nâng vật nặng 0,44 điểm (Đau không nâng được vật nặng); Đi bộ 0,5 điểm (Đau khi đi bộ hơn 0,5km); Ngồi 0,4 điểm (Đau khi ngồi 30 phút).

Sau 15 ngày chăm sóc vật lý trị liệu chức năng sinh hoạt hàng ngày có sự cải thiện tốt. Trước chăm sóc 2,02 điểm (mức trung bình), sau chăm sóc 3,14 điểm (mức tốt). Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Như vậy hầu hết người bệnh có thể tự căm sóc cá nhân được nhưng chậm do đau, tuy nhiên vẫn cần có sự hỗ trợ của điều dưỡng và người nhà trong một số trường hợp. Bên cạnh đó trong quá trình chăm sóc, điều dưỡng cần hướng dẫn người bệnh vận động và nghỉ ngơi hợp lý.

3.3.4. Kết quả điều trị chung

Chúng tôi đánh giá hiệu quả chăm sóc vật lý trị liệu cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dựa trên tổng số điểm của 5 chỉ số đánh giá mức độ giảm đau, sự giảm chèn ép rễ thần kinh, độ giãn của cột sống thắt lưng, tầm vận động của cột sống thắt lưng, các hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày.

Sau 15 ngày áp dụng các biện pháp chăm sóc điều dưỡng kết hợp vật lý trị liệu: 45% người bệnh phục hồi rất tốt, 53,33% ở mức tốt, 1,67% ở mức trung bình.

Có sự tương đồng với nghiên cứu về hiệu quả can thiệp chăm sóc điều dưỡng và vật lý trị liệu cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại trung tâm phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai của của Phạm Thị Nhuyên (2013): 100% người bệnh có tiến triển, 46,7% phục hồi rất tốt. [29]

Nghiên cứu của Lê Thị Kiều Hoa điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng băng máy kéo Eltract – 471 đơn thuần: rất tốt 36,4%, tốt 42,4%, trung bình 18,2% và vẫn còn 3% bệnh nhân không thu được kết quả gì. Kết quả chúng tôi thu được cao hơn. Sự khác nhau này có thể được giải thích là do mức độ thoát vị của người bệnh trong mẫu nghiên cứu của từng tác giả khác nhau và việc phối hợp các phương pháp điều trị, chăm sóc vật lý trị liệu cùng lúc sẽ cho hiệu quả điều trị cao hơn rõ rệt.

3.3.5. Các triệu chứng bất thường trong quá trình chăm sóc vật lý trị liệu Qua theo dõi trong 15 ngày chăm sóc vật lý trị liệu có 2 người bệnh có Qua theo dõi trong 15 ngày chăm sóc vật lý trị liệu có 2 người bệnh có triệu chứng ợ hơi, đau vùng thượng vị. Ngoài ra không có trường hợp nào bị bỏng, mẩn ngứa, choáng váng.

Tuy nhiên 2 người bệnh trên đều có tiền sử bị đau dạ dày trước đó, và trong 15 ngày nằm viện triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ hơi đã giảm rõ. Như vậy chăm sóc vật lý trị liệu tại khoa phục hồi chức năng là an toàn.

3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc điều dưỡng

3.4.1. Mối liên quan giữa đặc điểm của người bệnh với kết quả chăm sóc và vật lý trị liệu vật lý trị liệu

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả bảng 3.4 tỷ lệ người bệnh thừa cân béo phì là 23,33% và bảng 3.17 chỉ số BMI có liên quan đến mức độ cải thiện các triệu chứng, BMI càng cao thì mức độ cải thiện càng kém có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Rendon-Felix J. và cộng sự (2017) nghiên cứu quan sát hồi cứu trên 171 bệnh nhân TVĐĐ CSTL được điều trị bằng phương pháp bảo tồn cho thấy béo phì chiếm tỷ lệ 32,8% [57].

Koyanagi A và cộng sự (2015) nghiên cứu mối liên quan giữa béo phì và đau lưng ở 9 quốc gia với 42.116 người, cho thấy: béo phì có liên quan với đau lưng, mối liên quan giữa béo phì và đau lưng là quan hệ phụ thuộc và việc giảm cân là biện pháp ngăn ngừa đau lưng có hiệu quả [55].

chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập phù hợp cho người bệnh, duy trì cân nặng hợp lý cho người bệnh.

3.4.2. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với tuân thủ dùng thuốc và chế độ VLTL theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế và chế độ VLTL theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế

Có 4 người bệnh không tuân thủ dùng thuốc và chế độ vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn chiếm 6,67% số người bệnh. Có mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với sự tuân thủ dùng thuốc và chế độ chăm sóc vật lý trị liệu, có ý nghĩa thông kê với p<0,05

Do đó trong quá trình chăm sóc cho người bệnh điều dưỡng cần quan tâm hơn nữa đến sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở và hướng dẫn người bệnh thực hiện đúng.

3.4.3. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với tình trạng tinh thần của người bệnh

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 63,33% người bệnh yên tâm điều trị, 36,67% người bệnh còn lo lắng nhiều về bệnh. Có mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với tình trạng tinh thần của người bệnh(p<0,05).

Hiện tại chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào nghiên cứu về mối liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của điều dưỡng tại bệnh viện tuệ tĩnh năm 2020 (Trang 44)