Một số yếu tố liên quan đến trầmcảm ở ngườibệnh đột quỵ não

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện y học cổ truyền phục hồi chức năng tỉnh khánh hoà năm 2018 (Trang 25 - 28)

Nguyên nhân dẫn đến TC ở người bệnh ĐQN như chúng tôi đã trình bày là rất phức tạp và các yếu tố liên quan đến rối loạn TC đã, đang được các nhà nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới tìm hiểu. Một số nghiên cứu đã tìm ra có mối liên quan giữa một số yếu tố như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, hỗ trợ xã hội, tình trạng yếu liệt, khó khăn trong việc tự chăm sóc, làm khổ người thân, tiên lượng xấu, tốn kém về kinh tế…. với TC.Mặc dù tầm quan trọng của các yếu tố đó đã được công nhận, tuy nhiên mối liên quan giữa các yếu tố này với mức độ TC ở người bệnh ĐQN vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi muốn tìm hiểu về mối liên quan giữa các yếu tố: tuổi, giới, trình độ học vấn, bệnh kèm theo, mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày, hỗ trợ xã hội và mức độ tự tin với TC ở người bệnh ĐQN.

1.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu * Tuổi:

Theo WHO, TC có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi[77] và mối quan hệ giữa tuổi với TC ở người bệnh ĐQN vẫn còn đang được tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi của người bệnh càng cao thì nguy cơ mắc TC càng lớn do những thay đổi về tâm lý, mất đi người thân hoặc do mắc các bệnh mãn tính [31]. Theo nghiên cứu của Berg và cộng sự cho thấy tuổi là một trong các yếu tố quan trọng liên quan đến TC ở người bệnh ĐQN, tuổi càng cao thì tỷ lệ người bệnh mắc TC càng lớn [23]. Tương tự, kết quả nghiên cứu của Alajbegovic và cộng

16

sự (2014)[19], Sathirapanya và cộng sự (2014) [59] cũng chỉ ra giữa tuổi và TC ở người bệnh ĐQN có mối quan hệ tích cực.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Qamar (2012) cho rằng người bệnh lớn tuổi có xu hướng chấp nhận sự thiếu hụt của họ dễ dàng hơn so với những người trẻ tuổi và người bệnh trẻ tuổi có thể phản ứng tiêu cực với sự thiếu hụt xảy ra và cảm thấy bất công khi bị mất đi cuộc sống khỏe mạnh [58]. Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra không có sự phân biệt về tuổi ở người bệnh ĐQN khi phân loại theo mức độ TC: nhẹ, trung bình, nặng[57] và mối quan hệ giữa tuổi và TC ở người bệnh ĐQN là không đáng kể theo nghiên cứu của Huang và cộng sự (2014) [44].

* Giới tính

Rối loạn TC có thể gặp ở cả 2 giới và mối quan hệ giữa giới tính và TC ở người bệnh ĐQN cũng tương tự như tuổi. Một số phát hiện cho thấy rằng giới tính không phải là một biến liên quan đến triệu chứng TC [38]. Trong một nghiên cứu với 53 người bệnh của tác giả Glamcevski và Pierson (2005) cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ TC ở người bệnh ĐQN[37]. Nghiên cứu của Dương Minh Tâm cho thấy tỷ lệ TC sau nhồi máu não ở nam và nữ là không có sự khác biệt (30,9% ở nam so với 31,9% ở nữ giới) [16].

Ngược lại, nhiều nghiên cứu lại đề cập đến vấn đề nữ giới có nguy cơ bị TC ở người bệnh ĐQN cao hơn. Theo nghiên cứu của Gaete và Bogousslavsky (2008) cho thấy người bệnh ĐQN là nữ giới có nguy cơ mắc TC cao hơn 7% đến 10% so với nam giới[36]. Một nghiên cứu năm 2011 của Tang và cộng sự cũng kết luận rằng phái nữ là một yếu tố nguy cơ của chứng TC ở người bệnh ĐQN [65]. Nghiên cứu của Chiu và cộng sự (2005) [28], Lenzi và cộng sự (2008) [47] cũng cho kết quả tương tự.

* Trình độ học vấn

TheoHộiTâmthần học Mỹ (2000),rối loạn TCcóthểgặpởmọi tầnglớpxãhội,không phân biệtvềtrìnhđộvănhóa[20]. Nghiên cứu của Nys và cộng sự (2005) cho rằng không có sự khác biệt giữa 3 nhóm (TC nhẹ/trung bình/nặng) với trình độ học vấn [57]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng trình độ học vấn có liên quan đến nguy cơ mắc TC ở người bệnh ĐQN. Theo nghiên cứu của Qamar năm 2011

17

cho thấy trình độ học vấn và TC ở người bệnh ĐQN có mối liên quan với nhau, trình độ học vấn càng cao nguy cơ mắc TC sẽ càng tăng [58] và đó cũng là kết quả mà Chiu và cộng sự đã công bố [28].

* Bệnh kèm theo

Người bệnh ĐQN phần lớn là những người lớn tuổi, lứa tuổi dễ mắc các bệnh mãn tính, việc mắc cùng một lúc nhiều bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người bệnh. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc mắc các bệnh kèm theo có nguy cơ gia tăng TC ở người bệnh ĐQN. Nghiên cứu của Chatterjee K và cộng sự cho thấy TC được phát hiện nhiều hơn ở những người bệnh có tiền sử tăng huyết áp và bệnh động mạch ngoại vi trong đó tăng huyết áp là có liên quan cao hơn cả, tăng homocystein máu cũng là yếu tố nguy cơ cho TC [26]. Ở Mỹ có khoảng 600.000 người bị nhồi máu cơ tim mỗi năm và có từ 10% đến 27% số người đó bị TC điển hình và có từ 15 đến 40% có những triệu chứng của TC trong hai tháng sau nhồi máu [71]. Theo Dương Minh Tâm người bệnh nhồi máu não có bệnh lý đái tháo đường kết hợp có nguy cơ bị TC tăng 2,655 lần so với người bị nhồi máu não mà không mắc đái tháo đường [16].

1.5.2. Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày

Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày chính là khả năng thực hiện các hoạt động chức năng cơ bản của người bệnh trong đời sống hàng ngày liên quan đến: đi lại, ăn uống, thay quần áo, vệ sinh cá nhân … Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày là một yếu tố quan trọng liên quan đến TC ở người bệnh ĐQN và vấn đề này đã được xem xét trong rất nhiều nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy việc hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày có liên quan đáng kể với tỷ lệ TC ở người bệnh ĐQN. Các chỉ số về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của Barthel thường được sử dụng để đánh giá hoạt động hàng ngày và các nhà nghiên cứu nhận thấy mối tương quan nghịch giữa khả năng độc lập trong sinh hoạt với TC ở người bệnh ĐQN, điều này có nghĩa là giới hạn càng ít thì mức độ TC ở người bệnh ĐQN càng thấp [19]. Huang và cộng sự (2014) cho rằng việc giảm mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày là một yếu tố nguy cơ cho sự xuất hiện TC ở người bệnh ĐQN [44]. Các nghiên cứu của Chau

18

và cộng sự (2010) [27], Glamcevski và Pierson (2005) [37], Nys và cộng sự (2005) [57] cũng cho kết quả tương tự.

1.5.3. Hỗ trợ xã hội

Khái niệm về hỗ trợ xã hội đã được sử dụng trong những nghiên cứu điều dưỡng từ những năm 1970. Hỗ trợ xã hội đã được ghi nhận như một phần giải pháp để bảo vệ cá nhân người bệnh khỏi những ảnh hưởng có hại và bệnh lý cũng như những căng thẳng trong cuộc sống [43]. Sự hỗ trợ xã hội từ các thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc những người khác có ý nghĩa quan trọng và là một yếu tố liên quan đến TC ở người bệnh ĐQN. Chất lượng hỗ trợ xã hội có ảnh hưởng rất nhiều đến sự gia tăng của chứng TC [33]. Có nhiều nghiên cứu cho thấy những người bệnh thiếu sự hỗ trợ xã hội có nguy cơ bị TC cao hơn [37], [49], [66]. Nghiên cứu của Mpembi và cộng sự (2013) cho thấy gia đình là nguồn hỗ trợ chính cho những người bệnh ĐQN [54] và hỗ trợ xã hội là một trong những yếu tố dự báo TC ở người bệnh ĐQN, mức hỗ trợ xã hội thấp có liên quan đến sự gia tăng TC ở người bệnh ĐQN [27].

1.5.4. Mức độ tự tin vào bản thân

Sự tự tin được định nghĩa như một sự đánh giá của cá nhân về toàn bộ giá trị bản thân, lòng tự trọng, tự chấp nhận [70]. Sự tự tin liên quan đến rất nhiều các hiện tượng tâm lý lâm sàng, mất tự tin vào bản thân liên quan đến TC ở bất kỳ cá nhân nào, ngay cả những người không mắc bệnh lý [73]. Nghiên cứu của Fung và cộng sự (2006) trên 73 người bệnh sống sót sau ĐQN cho thấy có mối quan hệ giữa lòng tự tin và chứng TC ở người bệnh ĐQN. Họ phát hiện ra rằng lòng tự trọng càng lớn càng có liên quan đáng kể đến TC ở người bệnh ĐQN [35].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện y học cổ truyền phục hồi chức năng tỉnh khánh hoà năm 2018 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)