Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánhgiá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện y học cổ truyền phục hồi chức năng tỉnh khánh hoà năm 2018 (Trang 36 - 40)

2.8.1. Nội dung:

Bộ công cụ nghiên cứu là một bộ câu hỏi được thiết kế gồm 5 phần:

2.8.1.1.Thông tin chung

Từ câu 1 đến câu 11 bao gồm các câu hỏi về: 1: tên, 2: tuổi, 3: giới, 4: địa chỉ, 5: tình trạng hôn nhân, 6: trình độ học vấn, 7: công việc, 8: tình hình kinh tế gia đình, 9: loại tổn thương não, 10: vị trí yếu liệt, 11: bệnh kèm theo.

2.8.1.2. Đánh giá trầm cảm

TiêuchuẩnchẩnđoángiaiđoạnTCtheoICD-10

* Ba triệu chứng điển hình

- Khí sắc trầm bất thường rõ rệt cả ngày, trong nhiều ngày, không bị chi phối bởi ngoại cảnh và tồn tại ít nhất 2 tuần.

- Giảm rõ rệt sự quan tâm và thích thú hoặc không thấy hài lòng với những hoạt động dễ chịu hàng ngày.

- Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là mệt mỏi chỉ sau một cố gắng nhỏ.

* Bảy triệu chứng thường gặp

- Giảm khả năng tư duy hoặc giảm tập trung, chú ý. - Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.

- Xuất hiện những ý tưởng bị tội và không xứng đáng. - Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan.

- Có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại cơ thể hoặc tự sát. - Rối loạn giấc ngủ bất kỳ dạng nào.

27 Bảng 2.1. Bảng chẩn đoán mức độ trầm cảm STT Mức độ Triệu chứng TC nhẹ TC vừa TC nặng Không loạn thần Có loạn thần 1 Triệu chứng chính ≥ 2 ≥ 2 Cả 3 Cả 3 2 Triệu chứng phụ ≥ 2 3-4 ≥ 4 ≥ 4 3 Mức độ nặng của triệu chứng Không có Không có Có Có Ý định và hành vi tự sát Không có Không có Có Có Hoang tưởng, ảo giác Không có Không có Không có Có 4 Thời gian ≥ 2 tuần ≥ 2 tuần ≥ 2 tuần ≥ 2 tuần

Trắcnghiệmtâm lýBeck(thựchiệntheothang điểm BDI)

Đánh giá TC ở người bệnh ĐQN dựa trên thang điểm BDI, đây là bảng câu hỏi gồm 21 mục, mỗi mục gồm 4 câu hỏi được tính điểm từ 0 – 3 điểm.

-Mụcđích:đánhgiámứcđộTCcủa người bệnh tham gia nghiêncứu.

-Phươngpháptiếnhành: Khảosáttrắcnghiệmtâmlýtheothang điểm BDIởtấtcả người bệnh tham gia nghiêncứu khoảngtừ ngàythứ 2-5saukhi người bệnh nhập viện.

Cách tính điểm: Khi tính điểm, giữ lại điểm cao nhất được chọn trong mỗi loạt câu trả lời. Cộng tổng điểm cho tất cả 21 đề mục sẽ đạt được điểm tổng cộng cho từng trường hợp. Điểm tổng cộng càng cao thì đối tượng được thử nghiệm càng bị rối loạn TC nặng hơn.

Điểm tối đa của thang này là 63điểm.

- Điểm tổng cộng đến < 14 điểm: không có trầm cảm. - Điểm tổng cộng từ 14-19 điểm: trầm cảm nhẹ . - Điểm tổng cộng từ 20-29 điểm: trầm cảm vừa.

28

- Điểm tổng cộng từ 30 điểm trở lên: trầm cảm nặng. [72]

2.8.1.3. Đánh giá mức độ độc lập trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Barthel (BI) [59], [34].

Thang điểm BI được Barthel đề xướng sử dụng trong lâm sàng từ 1965 nhằm đánh giá các hoạt động trong đời sống thường ngày của người bệnh.Thang điểm này bao gồm 10 hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Có 8 trong 10 mục đánh giá đại diện cho các hoạt động liên quan đến việc chăm sóc cá nhân, 2 mục còn lại liên quan đến việc kiểm soát bàng quang và kiểm soát ruột,các hoạt động này được đánh số thứ tự từ 1 đến 10 mục. Trong mỗi đề mục được đánh giá riêng biệt và có hướng dẫn cụ thể trong phiếu đánh giá. Tổng điểm Barthel là tổng điểm chung của 10 mục, điểm Barthel càng cao thể hiện mức độ độc lập trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày càng cao và ngược lại.

-Mụcđích:đánhgiámứcđộđộc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh tham gia nghiêncứu.

-Phươngpháptiếnhành: Khảosátđánh giá mức độ độc lập của người bệnh theothang điểm BIởtấtcả người bệnh tham gia nghiêncứu khoảngtừ ngàythứ 2- 5saukhi người bệnh nhập viện.

Cách tính điểm: Điểm Barthel thấp nhất là 0 điểm (phụ thuộc hoàn toàn) và cao nhất là 100 (độc lập hoàn toàn).Điểm số độc lập trong sinh hoạt hàng ngày có thể được phân loại theo Sinoff G và Ore L (1997) [70] như sau:

+ Độc lập hoàn toàn: 80 - 100 điểm + Trợ giúp ít: 60 - 79 điểm

+ Trợ giúp trung bình: 40 - 59 điểm + Phụ thuộc nhiều: 20 - 39 điểm + Phụ thuộc hoàn toàn: < 20 điểm

2.8.1.4. Công cụ đo lường về các hỗ trợ xã hội đa chiều (MSPSS)

Sử dụng bộ công cụ đánh giá hỗ trợ xã hội đa chiều (Multidimensional Scale of Perceived Social Support) được phát triển bởi Zimet và cộng sự [86]. Bộ công cụ có 12 mục đề cập đến 3 nguồn hỗ trợ bao gồm gia đình, bạn bè và những người cần

29

thiết khác. Phần hỗ trợ từ gia đình gồm các mục 5, 6, 7, 8, phần hỗ trợ từ bạn bè gồm mục 9,10,11,12 và phần hỗ trợ từ những người cần thiết khác gồm mục 1, 2, 3, 4. Mỗi mục được đo lường bằng thang Likert 7 điểm từ1= rất không đồng ý, 2=không đồng ý, 3=không đồng ý chút ít,4= không có ý kiến gì, 5= đồng ý chút ít, 6= đồng ý và 7= rất đồng ý.

- Mục đích: đánh giá mức hỗ trợ xã hội của người bệnh tham gia nghiên cứu. -Phươngpháptiếnhành: Khảosátđánh giá mức hỗ trợ xã hội của người bệnh theobảng câu hỏi MSPSSởtấtcả người bệnh tham gia nghiêncứu khoảngtừ ngàythứ 2-5saukhi người bệnh nhập viện.

Cách tính điểm: tổng điểm của tất cả 12 câu hỏi chia cho 12 sẽ ra điểm hỗ trợ xã hội của người bệnh. Theo đó tổng số điểm hỗ trợ xã hội có thể đạt được từ 1 đến 7 điểm.

Điểm hỗ trợ xã hội được phân loại như sau : [86] Từ 1 – 2,9 điểm: hỗ trợ xã hội thấp

Từ 3 – 5 điểm: hỗ trợ xã hội vừa phải Từ 5,1 – 7 điểm: hỗ trợ xã hội cao

2.8.1.5. Thang đo mức độ tự tin Rosenberg (RSE)

RSE là thước đo đáng tin cậy của lòng tự tinđược phát triển bởi Morris Rosenberg năm 1965 [69]. RSE được thiết kế bởi 10 mục để đánh giá cảm xúc của một cá nhân về giá trị bản thân. Mỗi mục được đo lường bằng thang Likert 4 điểm từ 1= rất không đồng ý, 2= đồng ý, 3=không đồng ý, 4 = rất không đồng ý.

-Mụcđích:đánhgiámứcđộtự tin của người bệnh tham gia nghiêncứu. -Phươngpháptiếnhành: Khảosátđánh giá mức độ tự tin của người bệnh theobảng câu hỏi RSE ởtấtcả người bệnh tham gia nghiêncứu khoảngtừ ngàythứ 2- 5saukhi người bệnh nhập viện.

Cách tính điểm: tổng điểm của thang RSE từ 10 đến 40 điểm - Dưới 15 điểm: lòng tự tin thấp

- Từ 15 – 25 điểm: lòng tự tin trung bình - Trên 25 điểm: lòng tự tin cao

30

2.8.2. Dịch bộ công cụ

Thang đo trầm cảm BDI đã được dịch sang tiếng Việt và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam với độ tin cậy cao.

Thang đo MSPSS, BI, RES đã được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt trong nghiên cứu trước đây với chủ đề “Các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau đột quỵ ở người lớn tuổi tại Đà Nẵng” của tác giả Lê Thị Thanh Tuyền. Các bộ câu hỏi đã được kiểm tra thử nghiệm trên 30 người bệnh sau đột quỵ tại khoa Tim mạch – bệnh viện C Đà Nẵng và độ tin cậy Cronback α lần lượt là 0,87; 0,94 và 0,82 [78].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện y học cổ truyền phục hồi chức năng tỉnh khánh hoà năm 2018 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)