giới và Việt Nam
1.5.1. Thế giới
Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sống sót sau ĐQN mắc TC nhiều hơn rất nhiều so với nhóm chứng cùng tuổi và khoảng 1/3 số người bệnh sống sót sau ĐQN bị TC. Maree L. Hackett và cộng sự thuộc trường Đại học
19
Auckland – Newzealand, tổng hợp số liệu của 51 nghiên cứu công bố trên 96 ấn phẩm từ năm 1977 đến 2002 cho thấy số người bệnh bị TC sau ĐQN vào khoảng 33% [39].
Nghiên cứu của Jessica L Johnson, Pamela A Minarik cũng cho thấy TC ở người bệnh ĐQN xảy ra ở khoảng 33% những người sống sót sau ĐQN, rất nhiều trong số đó không được chẩn đoán và điều trị [45].
Theo Hama S nghiên cứu tại Nhật Bản thấy rằng tỷ lệ TC ở người bệnh ĐQN là 31,6% và có tới 40,1% số người bệnh ĐQN với biểu hiện lâm sàng là rối loạn cảm xúc dạng thờ ơ lãnh đạm [41].
Risto Vataja và cộng sự đã nghiên cứu và theo dõi 486 người bệnh nhồi máu não trong 4 tháng kể từ khi bị bệnh, nhóm nghiên cứu có độ tuổi từ 55 đến 85 tuổi, cho thấy có 109 (40%) người bệnh bị TC [72]. Kauhanen. M.L nghiên cứu tại Phần Lan với 106 người bệnh, gồm 46 nữ, 60 nam, tuổi trung bình 65,8 tuổi bị nhồi máu não lần đầu, theo dõi trong 12 tháng. Sau 3 tháng theo dõi thấy có 52% người bệnh bị TC và sau 12 tháng bị nhồi máu não số người bệnh bị TC còn 42% [46].
Trong một nghiên cứu khác của Terroni và cộng sự báo cáo tỷ lệ hiện mắc TC ở người bệnh ĐQN trong vòng 3 tháng đầu dao động từ 22% đến 31% [67].
1.5.2. Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á và hiện nay các bệnh không lây nhiễm có xu hướng tăng lên. ĐQN hiện tại ở Việt Nam là vấn đề cảnh giác nhất, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gánh nặng bệnh tật ở cả hai giới đặc biệt là ở người cao tuổi [15]. Mặc dù ĐQN và TC ở người bệnh ĐQN là phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới nhưng những nghiên cứu về TC ở người bệnh ĐQN cũng như mối liên quan giữa một số yếu tố ảnh hưởng đến chứng TC ở người bệnh ĐQN tại Việt Nam vẫn chưanhiều, một số nghiên cứu chưa được công bố. Lý do là ở Việt Nam hầu hết người bệnh ĐQN chỉ tập trung vào điều trị bệnh chính và chứng TC thường bị bỏ qua [70].
Theo báo cáo của Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự (2011) tại Việt Nam,TC chiếm khoảng 12% ở phụ nữ và khoảng 3,5% ở nam giới [15].
20
Nghiên cứu của Dương Minh Tâm (2015) về TC ở người bệnh sau nhồi máu não tại Hà Nội cho thấy có 31,3% người bệnh bị TC trong vòng 6 tháng đầu [16].
Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tuyền (2015),nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến chứng TC ở người bệnh ĐQN tại Đà Nẵng cho kết quả có 69,6% người bệnh bị TCở tất cả các mức độ và có mối liên quan giữa mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày, hỗ trợ xã hội với TC ở người bệnh ĐQN [70].