Các yếu tố liên quan đến trầmcảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện y học cổ truyền phục hồi chức năng tỉnh khánh hoà năm 2018 (Trang 66 - 71)

4.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả cho thấy tình trạng TC ở người bệnh ĐQN không có mối liên quan với tuổi, giới và có mối liên quan với tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và tình trạng bệnh kèm theo.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người bệnh mắc TC phần lớn thuộc 2 nhóm tuổi từ 45 – 59 và 60 – 74 và sự khác biệt về tỷ lệ TC giữa các nhóm

57

tuổi không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu trước đây cho rằng tuổi không phải là một yếu tố nguy cơ của TC ở người bệnh ĐQN. Lê Thị Thanh Tuyền cho rằng tuổi không có liên quan đến tình trạng TC ở người bệnh ĐQN [70] và đây cũng là kết quả của một số nghiên cứu ở nước ngoài, Huang và cộng sự (2014) nghiên cứu 111 người sống sót sau đột quỵ, Schepers và cộng sự (2009) với 131 người tham gia; Franzen-Dahlin và cộng sự (2006) nghiên cứu 71 người bệnh ĐQN không tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa tuổi và TC[44], [60]. Từ kết quả này có thể thấy TC có thể xảy ra với bất kỳ tuổi nào ở người bệnh ĐQN và nguy cơ mắc TC còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Giới tính cũng không phải là một yếu tố nguy cơ của chứng TC ở người bệnh ĐQN theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.20). Kết quả cho thấy có 57,5% nam giới và 70,8% nữ giới mắc TC, tần suất mắc TC ở nữ giới trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một chút so với nam giới nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm vớip > 0,05. Kết quả này phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tuyền tại Đà Nẵng cho thấy có 55,1% nam giới và 44,9% nữ giới mắc TC và không có mối liên quan giữa giới tính và TC [70]. Mpembi và cộng sự (2013) đưa ra kết quả với 66,7% người bệnh nữ và 45,7% người bệnh nam nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm [54]. Linden và cộng sự (2014) nhận thấy rằng mặc dù tần suất mắc TC có xu hướng cao hơn ở nữ so với nam giới ở tất cả các mức độTC trong số 243 người bệnh ĐQN trong nghiên cứu của họ tuy nhiên họ vẫn không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới tính[50].

Về tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn, theo kết quả thu được chúng tôi nhận thấy nhóm đối tượng ly hôn có 8 trường hợp thì cả 8 trường hợp đều mắc TC, nhóm góa vợ/chồng có tới 80% người bệnh mắc TC, nhóm độc thân cũng có tỷ lệ mắc TC rất cao với 90% và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả cho thấy có mối liên quan về tình trạng hôn nhân và tình trạng TC ở người bệnh ĐQN. Giải thích cho vấn đề này có thể do những người bệnh đã trải qua một số biến cố trong hôn nhân như ly hôn hoặc mất đi người bạn đời của mình sẽ có tâm lý dễ

58

bị tổn thương và đó là một nguy cơ dễ rơi vào trạng thái TC. Những người sống độc thân cũng là một đối tượng dễ mắc TC do họ không có người bên cạnh để chia sẻ những khó khăn, những vui buồn trong cuộc sống. Đối với trình độ học vấn, người bệnh có trình độ tiểu học có tỷ lệ mắc TC cao nhất (43 trường hợp chiếm 78,2%). Người bệnh có trình độ trung học cơ sở và trung học phổ thông có tỷ lệ người mắc TC cao hơn tỷ lệ không mắc TC. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả của chúng tôi có phần khác với kết quả của Lê Thị Thanh Tuyền cho rằng trình độ học vấn không có liên quan tới TC [70] và kết quả nghiên cứu của Nys và cộng sự (2005) khẳng định rằng trình độ học vấn không liên quan đến TC ở người bệnh ĐQN [57]. TheoHộiTâmthần học Mỹ (2000),rối loạn TCcóthểgặpởmọi tầnglớpxãhội,không phân biệtvềtrìnhđộvănhóa[20]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi trình độ học vấn lại có mối liên quan đến tỷ lệ TC ở người bệnh ĐQN và nhóm người bệnh mắc TC nhiều nhất đều có trình độ học vấn thấp. Lý giải cho vấn đề này có thể do những đối tượng có trình độ học vấn cao sẽ có điều kiện nắm bắt nhiều thông tin kiến thức vềbệnh của mình do đó sẽ phát hiện và có biện pháp ứng phó sớm hơn. Ngoài ra cũng có thể do đối tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứucủa chúng tôi khác so với các nghiên cứu trước đây và số lượng người bệnh chưa đủ lớn hoặc thời gian tiến hành nghiên cứu ngắn (4 tháng) nên dẫn đến những khác biệt như vậy.

Kết quả từ bảng 3.23 cho thấy người bệnh có 0 - 1 bệnh kèm theo có tỷ lệ mắc TC chiếm 45,5%, đối tượng nghiên cứu có trên 2 bệnh kèm theo có tỷ lệ mắc TC rất cao (82,6%) và nguy cơ mắc TC ở nhóm đối tượng có trên 2 bệnh kèm theo gấp hơn 5 lần nhóm đối tượng có từ 0 – 1 bệnh kèm theo (p<0,05; OR = 5,68). Như vậy bệnh kèm theo là một yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ TC ở người bệnh ĐQN. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dương Minh Tâm cho rằng bệnh kèm theo cụ thể là tăng huyết áp và đái tháo đường có liên quan đến tỷ lệ TC ở người bệnh nhồi máu não [16]. Theo Chatterjee K, Thu S, Barer D người bệnh bị tăng huyết áp, tănghomocystein máu và các yếu tố khác liên quan đến bệnh hồng cầu nhỏ, có thể dễ bị TC hơn sau ĐQN [26]. Người bệnh có nhiều bệnh kèm theo có nguy cơ bị TC

59

cao hơn là do họ lo lắng vì có thêm các bệnh mãn hoặc cấp tính, việc điều trị sẽ làm tăng thêm gánh nặng kinh tế cho bản thân và gia đình, cảm giác phụ thuộc và là gánh nặng của gia đình sẽ khiến họ có suy nghĩ và tự ti về bản thân. Thêm vào đó họ còn tốn nhiều thời gian cho việc điều trị, phục hồi chức năng nên không có thời gian cho bản thân và gia đình, điều này đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ TC ở người bệnh ĐQN.

4.3.2. Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày

Kết quả từ biểu đồ 3.5 chỉ ra có mối tương quan nghịch tương đối cao giữa mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày và TC ở người bệnh ĐQN (p<0,01; r = -0,682). Điều này cho thấy mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày càng cao thì nguy cơ bị TC càng thấp và ngược lại. Lazarus và Foklman đã chỉ ra rằng tình trạng suy giảm mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày gây ra bởi bệnh tật như ĐQN là một trong những nguyên nhân làm con người trở nên căng thẳng hơn [34]. Không thể tự phục vụ được các nhu cầu cơ bản của bản thân có thể dẫn đến tâm lý tiêu cực và dựa trên định nghĩa của WHO về TC, giá trị bản thân là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc TC do đó nếu người bệnh có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày họ sẽ cảm thấy tự tin và từ đó giúp người bệnh giảm cảm giác là gánh nặng cho gia đình, xã hội[38],[77]. Ngoài ra, TC làm cho người bệnh suy giảm khả năng vận động, nhận thức nên đã dẫn đến một vòng luẩn quẩn giữa khả năng vận động của người bệnh và TC [22]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Lê Thị Thanh Tuyền cho rằng hoạt động sinh hoạt hàng ngày có mối tương quan rất cao với TC sau đột quỵ (r = -0.885, p <0,01) [70]. Huang và cộng sự (2014) đã sử dụng chỉ số Barthel để đánh giá mức độ hoạt động và kết quả cho thấy hoạt động sinh hoạt hàng ngày có mối tương quan tiêu cực và đáng kể với TC sau đột quỵ (r = -0.203, p = 0,33)[44]. Nghiên cứu của Haghgoo và cộng sự (2013) cũng có kết quả tương tự với r = -0.82, p <0,001[40]. Như vậy, mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng mắc TC của người bệnh ĐQN theo như kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Đối với những người bệnh bị hạn chế vận động gia đình

60

cũng như nhân viên y tế cần có chế độ chăm sóc và quan tâm đúng mức nhằm hạn chế nguy cơ mắc TC ở người bệnh.

4.3.3. Mức hỗ trợ xã hội

Mức hỗ trợ xã hội có mối tương quan nghịch khá cao với TC ở người bệnh ĐQN (p<0,01; r = -0,618) theo như kết quả từ biểu đồ 3.6. Nó có nghĩa là mức hỗ trợ xã hội càng cao thì người bệnh càng ít có nguy cơ bị TC và ngược lại. Trong nghiên cứu của chúng tôi đối tượng nhận được sự hỗ trợ khá cao từ gia đình và xã hội. Điều này khá dễ hiểu vì phần lớn người tham gia nghiên cứu hiện sống với gia đình, với con cái của họ và bản sắc văn hóa của Việt Nam là con cái phải có nghĩa vụ chăm sóc ông bà, cha mẹ khi đau ốm. Sự hỗ trợ và chăm sóc từ gia đình sẽ giúp người bệnh cảm thấy vui vẻ và ít có nguy cơ mắc TC hơn, những người nhận được sự hỗ trợ xã hội cao hơn có ít khả năng bị TC hơn những người có hỗ trợ xã hội thấp. Do đó, có thể hiểu rằng hỗ trợ xã hội đã giúp người bệnh ĐQN chống lại TC [33]. Phát hiện này cũng tương tự với kết quả của Lê Thị Thanh Tuyền (2015) khi nhận thấy hỗ trợ xã hội có mối tương quan nghịch cao với TC sau đột quỵ (r = - 0.544, p <0,01) [70]. Chau và cộng sự (2010) kết luận rằng hỗ trợ xã hội có liên quan đến TC khi nghiên cứu 210 người sống sót sau đột quỵ bằng cách sử dụng số liệu thống kê Wald (z = 5,51, p <0,001) [27]. Hỗ trợ xã hội cũng được coi là một yếu tố quan trọng liên quan đến TC sau đột quỵ trong một nghiên cứu khác của Sit và cộng sự (2007) (r = -.421, p <0,001) [63]. Hỗ trợ xã hội đặc biệt từ phía gia đình người bệnh chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp người bệnh ĐQN phục hồi chức năng và dần trở lại với cuộc sống bình thường.Do đó cần có những biện pháp nhằm tăng cường sự hỗ trợ về gia đình, nhân viên y tế đặc biệt trong thời gian chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh từ đó sẽ giúp cải thiện tâm lý và giảm bớt nguy cơ mắc TC cho người bệnh ĐQN.

4.3.3. Mức tự tin vào bản thân

Phát hiện của chúng tôi trong nghiên cứu này cho thấy lòng tự tin vào bản thân của người bệnh có mối tương quan cao với TC (r = -0,797; p<0,01) (biểu đồ 3.7). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tuyền cho thấy lòng

61

tự tin có mối tương quan cao với TC sau đột quỵ (r = -0.596, p <0,01) [70]. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng cho kết quả tương tự. Chau và cộng sự (2010) cho thấy lòng tự trọng có liên quan đến TC sau đột quỵ bằng cách sử dụng Wald (z = 34,12; p <0,001) [27]. Tương tự, Fung và cộng sự (2006) thực hiện một nghiên cứu ở 73 người bệnh ĐQN đưa ra kết luận rằng lòng tự tin cao hơn sẽ có triệu chứng TC ít hơn (r = -0.59, p <0,01) [35]. Như vậy theo như kết quả từ các nghiên cứu trên cho thấy người bệnh có mức độ tự tin cao sẽ ít có nguy cơ mắc TC và ngược lại. Người bệnh ĐQN trong nghiên cứu của chúng tôi tự đánh giá về lòng tự trọng khá cao. Lý giải cho vấn đề này có thể do hầu hết các đối tượng đều sống với gia đình, nhận được sự hỗ trợ cao từ các thành viên gia đình do đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lòng tự trọng và họcho rằng họ vẫn là những người có giá trị quan trọng đối với gia đình mình. Theo WHO, không tự tin vào bản thân là một đặc điểm của TC [77] do đó lòng tự trọng được xác định là yếu tố có mối tương quan cao với TC ở người bệnh ĐQN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện y học cổ truyền phục hồi chức năng tỉnh khánh hoà năm 2018 (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)