3.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.19. Liên quan giữa tuổi và trầm cảm (n = 185) Nhóm tuổi
Tỷ lệ trầm cảm
< 45 tuổi 45-59 tuổi 60-74 tuổi ≥ 75 tuổi Tổng
n % n % n % n % n % Không trầm cảm 10 62,5 28 35,0 29 35,8 2 25,0 69 37,3 Có trầm cảm 6 37,5 52 65,0 52 64,2 6 75,0 116 62,7 Tổng 16 100 80 100 81 100 8 100 185 100 p X2 = 5,1; p > 0,05
Nhận xét: Người bệnh thuộc nhóm tuổi 45 – 59, 60 - 74 và ≥ 75 có tỷ lệ mắc TC theo khảo sát bằng thang điểm Beck cao với tỷ lệ lần lượt là 65%, 64,2% và 75%. Người bệnh thuộc nhóm tuổi < 45 có tỷ lệ người bệnh không mắc TC cao hơn với tỷ lệ 62,5%.Sự khác biệt về tỷ lệ TC giữa các nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.20. Liên quan giữa giới và trầm cảm (n = 185) Giới Tỷ lệ trầm cảm Nam Nữ Tổng n % n % n % Không trầm cảm 48 42,5 21 29,2 69 37,3 Có trầm cảm 65 57,5 51 70,8 116 62,7 Tổng 113 100 72 100 185 100 p X2 = 3,3; p > 0,05
44
Nhận xét: Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ người bệnh nam bị TC theo khảo sát bằng thang điểm Beck là 57,5%, tỷ lệ người bệnh nữ bị TC là 70,8%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.21. Liên quan giữa tình trạng hôn nhân và trầm cảm (n = 185) Tình trạng hôn nhân Tỷ lệ trầm cảm Độc thân Có vợ/chồng Ly hôn Goá vợ/chồng Tổng n % n % n % n % n % Không TC 1 10,0 60 47,2 0 0,0 8 20,0 69 37,3 Có trầm cảm 9 90,0 67 52,8 8 100 32 80,0 116 62,7 Tổng 10 100 127 100 8 100 40 100 185 100 p X2 = 18,4; p < 0,05
Nhận xét: Người bệnh thuộc nhóm độc thân, ly hôn và góa vợ/chồng có tỷ lệ mắc TC theo khảo sát bằng thang điểm Beck cao hơn hẳn với nhóm không mắc TC. Đối tượng ly hôn có 8 đối tượng thì cả 8 trường hợp đều mắc TC theo khảo sát bằng thang điểm Beck. Nhóm đối tượng nghiên cứu có vợ/chồng có tỷ lệ mắc TC và không mắc TC gần bằng nhau (52,8% và 47,2%). Sự khác biệt về tỷ lệ TC có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.22. Liên quan giữa trình độ học vấn và trầm cảm (n = 185) Trình độ học vấn Tỷ lệ trầm cảm Tiểu học THCS THPT ĐH/Cao đẳng Sau đại học Tổng n % n % n % n % n % n % Không TC 12 21,8 11 28,2 12 41,4 28 53,8 6 60,0 69 37,3 Có TC 43 78,2 28 72,8 17 58,6 24 46,2 4 40,0 116 62,7 Tổng 55 100 39 100 29 100 52 100 10 100 185 100 p X2 = 15,5; p < 0,05
45
Nhận xét: Người bệnh ở mọi trình độ học vấn đều có biểu hiện TC, người bệnh thuộc nhóm có trình độ tiểu học có tỷ lệ mắc TC theo khảo sát bằng thang điểm Beckcao hơn cả (chiếm 78,2%). Người bệnh có trình độ THCS và THPT cũng đều có tỷ lệ mắc TC cao hơn tỷ lệ không mắc TC. Nhóm đối tượng có trình độ đại học/cao đẳng và sau đại học có tỷ lệ mắc TC thấp hơn tỷ lệ không mắc TC. Sự khác biệt về tỷ lệ TC giữa các nhóm đối tượng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.23. Liên quan giữa bị mắc các bệnh kèm theo và trầm cảm (n = 185) Bệnh kèm theo Tỷ lệ trầm cảm Có 0 – 1 bệnh kèm theo Có ≥ 2 bệnh kèm theo Tổng n % n % n % Không trầm cảm 54 54,5 15 17,4 69 37,3 Có trầm cảm 45 45,5 71 82,6 116 62,7 Tổng 99 100 86 100 185 100 p X2 = 27,1; p < 0,05 OR OR = 5,68 (2,87 – 11,25), CI 95%(1,1-2,4)
Nhận xét:Người bệnh có trên 2 bệnh kèm theo có tỷ lệ mắc TC theo khảo sát bằng thang điểm Beck rất cao (82,6%), người bệnh không có hoặc có 1 bệnh kèm theo có tỷ lệ mắc TC thấp hơn so với tỷ lệ không mắc TC. Nguy cơ mắc TC cao hơn ở nhóm người bệnh có trên 2 bệnh kèm theo (OR = 5,68). Sự khác biệt về tỷ lệ TC có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
46
Liên quan giữa trầm cảm và mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày
Biểu đồ 3.5. Mối liên quan giữa mức độ trầm cảm và mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày
Nhận xét: Có mối liên quan nghịch giữa mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày và TC. Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày càng cao thì nguy cơ bị TC càng thấp và ngược lại (p<0,01; r = -0,682).
47
Liên quan giữa trầm cảm và hỗ trợ xã hội
Biểu đồ 3.6. Mối liên quan giữa mức độ trầm cảm và mức hỗ trợ xã hội Nhận xét: Có mối liên quan nghịch chặt chẽ giữa mức hỗ trợ xã hộivà TC. Mức hỗ trợ xã hội càng cao thì nguy cơ bị TC càng thấp và ngược lại (p<0,01; r = - 0,618).
Liên quan giữa trầm cảm và mức độ tự tin
Biểu đồ 3.7. Mối liên quan giữa mức độ trầm cảm và mức độ tự tin Nhận xét: Có mối liên quan nghịch rất mạnh giữa mức độ tự tinvà TC. Lòng
48
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tổng cộng có 185 người bệnh mắc ĐQN tham gia vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ĐQN ở nam giới là 61,1% cao hơn ở nữ là 38,9%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước. Theo Dương Minh Tâm, người bệnh nhồi máu não là nam giới chiếm 61,3% gần gấp đôi nhóm người bệnh bị nhồi máu não là nữ giới [16]. Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tuyền cho kết quả người bệnh là nam chiếm 55,1%, nữ chiếm 44,9% [70]. Nghiên cứu của Brown C và cộng sự trên 105 người bệnh năm 2012 nhận thấy tỷ lệ giữa nam và nữ là 69/36 [24]. Trong hầu hết các nghiên cứu, tỷ lệ nam giới mắc ĐQN đều cao hơn nữ giới và sự chênh lệch về tỷ lệ mắc bệnh giữa hai giới có xu hướng ngày càng tăng lên. Nguyên nhân có thể là do nam giới có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ giới như uống rượu, hút thuốc lá, thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ.
ĐQN có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kết quả nghiên cứu của chúng tôi chothấy người trẻ nhất trong nhóm nghiên cứu là 33 tuổi và người cao tuổi nhất là 83 tuổi, tuổi trung bình của cả nhóm nghiên cứu là 59 tuổi (biểu đồ 3.2). Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc ĐQN cao là 2 nhóm tuổi từ 60 – 74 (43,8%) và từ 45 – 59 (43,2%), kết quả này tương tự kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây. Theo Dương Minh Tâm tỷ lệ mắc nhồi máu não ở nhóm tuổi từ 60 – 69 là cao nhất chiếm 32,1% và độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 64 tuổi [16], nhóm đối tượng nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tuyền chiếm tỷ lệ cao nhất tới 48,3% thuộc nhóm tuổi từ 60 – 69[70]. Theo Brown C và cộng sự tuổi trung bình của người bệnh mắc ĐQN là 64,38 tuổi ±11.2 [24]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phản ánh đúng với độ tuổi thường mắc ĐQN tại Việt Nam và trên thế giới. ĐQN gặp nhiều hơn ở tuổi trên 50 tuổi có thể do các nguyên nhân như xơ vữa động mạch não, tăng huyết áp… là những bệnh lý hay gặp ở người lớn tuổi.
49
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ lớn (29,7%), trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (5,4%). Theo kết quả nghiên cứu của Dương Minh Tâm, phần lớn người bệnh có trình độ trung học cơ sở (53,1%)[16]. Kết quả này có thể được giải thích là các đối tượng nghiên cứu phần lớn sống ở vùng nông thôn, miền núi và được sinh ra, lớn lên trong những năm trước 1975, khi đất nước còn chiến tranh, điều kiện khó khăn nên không được phổ cập hết trình độ trung học cơ sở.
Về tình trạng kinh tế, nhóm đối tượng nghiên cứu có thu nhập từ 2 – 5 triệu/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (35,1%), đối tượng sống phụ thuộc chiếm 30,8%. Mức thu nhập trên 5 triệu/tháng chỉ chiếm 25,9%. Với mức thu nhập dưới 5 triệu/tháng họ phải cần tới sự giúp đỡ của gia đình về kinh tế để chi trả cho việc điều trị bệnh và các sinh hoạt khác do đó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và sự mặc cảm của người bệnh. Đối tượng có vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao nhất với 68,6%, đối tượng ly hôn chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,3%, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước của Vũ Thị Thu Hà có tỷ lệ người bệnh có vợ/chồng là 83,9% [9], nghiên cứu của Nguyễn Tấn Dũng đối tượng có vợ/ chồng chiếm 90,1% [8].
Người bệnh là người già/hưu trí chiếm tỷ lệ gần 1 nửa (44,3%), người bệnh hiện đang làm việc chiếm 36,2% còn lại là thất nghiệp/nội trợ. Trong nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hà cũng cho kết quả tương tự với đối tượng là hưu trí chiếm 30,4%, lao động tự do chiếm 43,8%[9].
Về đặc điểm lâm sàng, người bệnh bị liệt bên phải chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,4%, liệt bên trái chiếm 43,2%, người bệnh không liệt chiếm 0,5%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Tấn Dũng với 55,4% người bệnh liệt bên phải và 44,6 % liệt bên trái [8], nghiên cứu của Dương Minh Tâm có tỷ lệ người bệnh bị liệt bên phải chiếm 46,9%, liệt bên trái chiếm 37,9%, không liệt chiếm 15,2%. Người bệnh có 0 – 1 bệnh kèm theo chiếm tỷ lệ 53,5% và 46,5% là tỷ lệ người bệnh có ≥ 2 bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, loét, nhiễm khuẩn đường hô hấp, rối loạn lipid máu... Kết quả này cũng tương đồng với những nghiên cứu khác như nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hà cho thấy có 86,6 % người bệnh có bệnh
50
kèm theo [9]. Theo Nguyễn Tấn Dũng, Trần Văn Chương tỷ lệ người bệnh ĐQN mắc các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tim mạch, hút thuốc lá và uống rượu bia là những yếu tố liên quan đến tình trạng TBMMN [8], [6].