Thực trạng trầmcảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện y học cổ truyền phục hồi chức năng tỉnh khánh hoà năm 2018 (Trang 60 - 66)

4.2.1. Tỷ lệ mắc trầm cảm khảo sát bằng thang điểm Beck

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 185 người bệnh và đánh giá mức độ TC dựa vào bảng câu hỏi đánh giá TCBeck Depression Invetory (phụ lục 2). Kết quả thu được sau nghiên cứu của chúng tôi tại biểu đồ 3.4 cho thấy tỷ lệ người bệnh ĐQNcó điểm số khảo sát theo thang điểm Beck tương đương mức độ mắc TC là 62,7%, người bệnh không mắc TC chiếm 37,3%. Kết quả này tương đương với kết quả của Lê Thị Thanh Tuyền khi khảo sát tại bệnh viện C Đà Nẵng năm 2015 cho thấy có 69,6% người bệnh ĐQN mắc TC [70]. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng có kết quả tương tự, theo Tang W.K và cộng sự nghiên cứu trên 223 người bệnh ĐQN ở Trung Quốc năm 2011 đã phát hiện có 61% trường hợp bị TC sau ĐQN [66]. Một nghiên cứu khác của Janet w.H Sit (2007) cũng cho kết quả với 69% số người bệnh tham gia được phát hiện có dấu hiệu TC ngay sau giai đoạn đột quỵ cấp tính và 48% trong số họ vẫn có biểu hiện TC 6 tháng sau đó [63]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cũng công bố những kết quả rất khác nhau về tỷ lệ TC ở người bệnh ĐQN. Theo tác giả Dương Minh Tâm khảo sát trên 243 người bệnh nhồi máu não tại Hà Nội bằng phương pháp tiến cứu, theo dõi dọc trong sáu tháng kể từ ngày mắc nhồi máu não đã phát hiện 76 trường hợp TC ở các mức độ khác nhau, chiếm tỷ lệ 31,3%[16]. Nghiên cứu của Nidhinandana và cộng sự (2010) ở bệnh viện Phramongkutklao tại Thái Lan tìm ra 46,53% người bệnh ĐQN mắc TC [56]. Kouwenhoven SE và cộng sự thực hiện một nghiên cứu tổng quan có hệ thống từ bốn mươi nghiên cứu (2011) kết quả tần suất TC sau ĐQN dao động từ 5% đến 54% [48]. Theo Marasco G và cộng sự (2011) tiến hành một nghiên cứu tại Italia cho thấy tỷ lệ TC là 40% trong số những người bệnh ĐQN[52]. Có sự khác nhau về kết quả trong các nghiên cứu về TC ở người bệnh ĐQN có thể là do các tác giả đã

51

sử dụng phương pháp nghiên cứu và chọn công cụ chẩn đoán khác nhau. Ngoài ra tiêu chuẩn loại trừ cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ hiện mắc của TC sau ĐQN. Nhiều nghiên cứu đã loại trừ những người bệnh có tiền sử TC là nhóm có nguy cơ TC cao nhất ra khỏi nghiên cứu của mình, nên đã bỏ qua những người bệnh bị TC. TC ở người bệnh ĐQN do rất nhiều nguyên nhân gây nên và phần lớn người bệnh ĐQN đều là những đối tượng lớn tuổi, lứa tuổi thường mắc nhiều bệnh mãn tính, việc mắc cùng một lúc nhiều căn bệnh cộng với các yếu tố gia đình, sự chăm sóc không chu đáo của người thân và xã hội đã góp phần rất lớn làm gia tăng tỷ lệ mắc TC ở người bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ TCở người bệnh ĐQN cao hơn so với kết quả một số nghiên cứu khác có thể do trong nghiên cứu của chúng tôi nhiều người bệnh có thu nhập thấp, điều kiện gia đình khó khăn nên khả năng chi trả cho các dịch vụ y tế còn hạn chế, điều kiện chăm sóc cũng như phúc lợi xã hội chưa cao đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người bệnh.

4.2.2. Mức độ trầm cảm khảo sát theo thang điểm Beck

Kết quả từ bảng 3.6 cho thấy có 31,4% người bệnh có điểm khảo sát tương đương mức độ TC nhẹ (Mean=15,81),17,8% người bệnh mắcTC vừa (Mean=25,35) và 13,5% người bệnh mắcTC nặng (Mean=41,92). Kết quả của chúng tôi có phần khác với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tuyền cho thấy có 43,8 % người bệnh mắc TC ở mức độ nhẹ và vừa, 25,8 % người bệnh mắc TC nặng [70]. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy nhiều kết quả khác nhau, nghiên cứu của Nidhinandana và cộng sự (2010) tại Thái Lan chỉ ra các mức độ TC ở người bệnh ĐQN như sau: TC nhẹ chiếm 20,79%, TC vừa chiếm 18,81% và TC nặng chiếm 6,93% [56]. Trong rất nhiều các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tỷ lệ TC nhẹ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn TCvừa và TC nặng. Farrell (2004) đã báo cáo trong nghiên cứu của mình về chủ đề TC ở người bệnh ĐQN rằng TC nhẹ thường xảy ra hơn, ảnh hưởng tới 20% dân số trưởng thành[32]. Glamcevski II và Pierson cũng có kết quả nghiên cứu tương tự với 51% người bệnh ĐQN mắc TC nhẹ ở Malaysia[37]. Tỷ lệ người bệnh mắc TC nhẹ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng khá cao (50%), lý giải cho vấn đề này chúng tôi cho rằng các biểu hiện của TC ở giai đoạn TC nhẹ thường dễ

52

nhầm lẫn với các biểu hiện mệt mỏi được gây ra bởi bệnh ĐQN và người nhà, nhân viên y tế hay thậm chí cả người bệnh cũng không quan tâm và phân biệt được. TC thườngbiểu hiện bằngcáctriệuchứngcơthểrấtđadạng,phongphú,mơhồ và ngườibệnhmôtảbệnhkhôngrõràng,chorằng nhữngthay đổivề cảm xúccủangười bệnhlàbìnhthường do bị mắc bệnh ĐQN [42].Điều này cho thấy những người bệnh ĐQN rất dễ mắc TC ở mức độ nhẹ và nếu họ không nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình và cộng đồng thì khả năng mức độ TC ngày càng nặng lên là rất cao. Do đó việc sàng lọc và thăm khám chuyên khoa cho người bệnh ĐQN để phát hiện sớm TC là một việc làm rất cần thiết và cần được quan tâm đúng mức.

4.2.3. Các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm ở người bệnh đột quỵ não theo khảo sát bằng thang điểm Beck

Qua kết quả từ bảng 3.7 chúng tôi nhận thấy các triệu chứng phổ biến của TC gặp ở hầu hết người bệnh ĐQN mắc TC. Triệu chứng cảm giác buồn chángặp ở 100% các trường hợp. Các triệu chứng phổ biến khác cũng có tỷ lệ khá cao nhưgiảm quan tâm thích thú (94,8%), mệt mỏi - giảm vận động (87,1%), rối loạn giấc ngủ (97,4%), giảm sút lòng tự tin (88,8%).Số người bệnh có ý tưởng tự sát chiếm tỷ lệ thấp nhất là 12,9% các trường hợp.Sự than phiền buồn chán là dấu hiệu hay gặp nhất, biểu hiện này lúc đầu là phản ứng tựnhiên của ngườibệnh khi mắc phải một bệnh nặng là ĐQN, điềunày đóng vai trò như một sang chấn tâm lý mạnh. Buồn chán là biểu hiện của sự ức chế mạnh về cảm xúc, là dấuhiệu sớm của TC sau ĐQN [16], [18].Theo kết quả nghiên cứu của Dương Minh Tâm cho thấy có 86,8% trường hợp có biểu hiện khí sắc trầm, 98,7% trường hợp rối loạn giấcngủ, 65,8% mấthoặc giảm quan tâm thích thú và 65,8% giảm năng lượng dẫnđến dễ mệt mỏi[16]. So sánh với nghiên cứu về TC trên người bệnh suythận mạn tính của Nguyễn Quang Bính chúng tôi thấy tỷ lệ các triệu chứngchủ yếu của TCở người bệnh ĐQNtrong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kếtquả của tác giả có 96,77% số người bệnh TC có khí sắc giảm, giảmquan tâm thích thú chiếm tỷ lệ 69,35%, giảm năng lượng dẫnđến giảm hoạt động chiếm tỷ lệ 75,8%[2]. Có sự khác nhau này theo chúng tôi là do tỷ lệ người bệnh mắcTC nặng trongnghiên cứu của

53

chúng tôi cao hơn so với kết quả của các nghiên cứutrên.TC là sự ức chế toàn bộ các quá trình hoạt động tâm thần biểu hiện bởi các triệu chứng đặc trưng như khí sắc trầm, giảm hoặc mất sự quan tâm thích thú, các triệu chứng phổ biến như mất hoặc khó tập trung chú ý, giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin hoặc có ý tưởng bị buộc tội/bị khuyết điểm, nhìn tương lai ảm đạm, bi quan làm hạn chế trong công việc và cuộc sống. Các triệu chứng này xuất hiện thường xuyên gây ảnh hưởng rất lớn tới chấtlượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra ở người bệnhTC còn có nhiều biểu hiện cơ thể như ăn ít ngon miệng, đau đầu ... dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh khác, gây rất nhiều khó khăn cho việc điều trị. Đây là một vấn đề cần quan tâm trong việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh ĐQN.

4.2.4. Phân bố mức độ trầm cảm theo giới, nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và mức thu nhập

Kết quả từ bảng 3.8 cho thấy đối tượng mắc TC theo khảo sát bằng thang điểm Beck là nam giới có 65 trườngvà nữ giới là 51 trường hợp. Như vậy tỷ lệ của 2 giới là gần tương đương nhau. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Dương Minh Tâm cho thấy có 60,5% số nam giới và 39,5% số nữ giới bị TC trong vòng sáu tháng kể từ ngày bị nhồi máu não[16]. Người bệnhlà nam giới có tỷ lệ tương đương mức TC nhẹ cao nhất (56,9%), các mức độ TC vừa và TC nặng ở người bệnh nữ có tỷ lệ cao hơn so với người bệnh nam. Nữ giới có tỷ lệ mắc TC vừa và nặng cao hơn nam giới có thể do nữ giới phải chịu tác động về mặt tâm lý nhiều hơn nam giới và vai trò của người phụ nữ trong các gia đình Việt thường phải chịu rất nhiều áp lực về gia đình, con cái, tâm lý bất bình đẳng nên phụ nữ thường có xu hướng dễ mắc TC hơn nam giới.

Ở tất cả các nhóm tuổi tỷ lệ mắc TC nhẹ theo điểm khảo sát đều chiếm tỷ lệ cao nhất (bảng 3.9). Số lượng người bệnh mắc TC tập trung nhiều ở 2 nhóm tuổi từ 45 – 59 và từ60 – 74 (52 trường hợp ở mỗi nhóm). Số trường hợp mắc TC nặng thuộc nhóm tuổi từ 60 – 74 có tỷ lệ khá cao (18,5%). Điều này có thể được hiểu do ở lứa tuổi này người bệnh bắt đầu phải đối diện với việc mắc cùng lúc nhiều căn bệnh mãn tính, sự lão hóa của cơ thể thêm vào đó là những thay đổi trong cuộc

54

sống, công việc cũng diễn ra trong giai đoạn này do đó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người bệnh.

Kết quả từ bảng 3.10 cho thấy người bệnh mắc TCcó trình độ tiểu học chiếm số lượng nhiều nhất với 43 trường hợp tiếp đến là đối tượng có trình độ trung học cơ sở với 28 trường hợp. Tỷ lệ TC nặng thuộc 2 nhóm đối tượng trên cũng chiếm tỷ lệ khá cao lần lượt là 20% thuộc nhóm có trình độ tiểu học và 23,1% thuộc nhóm có trình độ trung học cơ sở. Người bệnh có trình độ sau đại học và trung học phổ thông không có trường hợp nào mắc TC nặng. Phát hiện này tương tự như kết quả nghiên cứu của Huang và cộng sự (2014) cho thấy rằng những người có trình độ học vấn thấp có thể ít nhận được các thông tin về bệnh tật nên không có kiến thức để đối phó với chứng TC [44].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người bệnh thuộc nhóm độc thân và góa vợ/chồng có tỷ lệ mắc TC nặng cao hơn cả (lần lượt là 40% và 25%). Người bệnh có vợ/chồng có tỷ lệ mắc TC nhẹ cao hơn so với các đối tượng khác (33,1%) (Bảng 3.11). Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của gia đình tới tâm lý của người bệnh là rất lớn. Những người bệnh có người thân chăm sóc đặc biệt là vợ/chồng sẽ có tâm lý thoải mái hơn, luôn cảm thấy mình có giá trị với gia đình, được quan tâm và ít có nguy cơ mắc TC so với các đối tượng khác.

Người bệnh sống phụ thuộc có số trường hợp mắc TC cao nhất với 45 trường hợp trong đó mức độ TC vừa và nặng chiếm tỷ lệ khá cao lần lượt là 29,8% và 21,1%. Ở các nhóm thu nhập khác người bệnh mắc TC nhẹ để chiếm tỷ lệ cao hơn so với 2 thể TC còn lại. Người bệnh có thu nhập thấp và sống phụ thuộc thường có tâm lý tự ti và không có khả năng tự chi trả cho những chi phí y tế cũng như chăm sóc sức khỏe của bản thân. Chính vì vậy đối tượng sống phụ thuộc có nguy cơ dễ mắc TC hơn các đối tượng còn lại [45].

Nhìn chung các kết quả trên của chúng tôi tương đương với các kết quả đã được công bố ở nước ngoài. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến những vấn đề này nên chúng tôi chưa so sánh làm rõ được.

55

4.2.5. Phân bố mức độ trầm cảm theo mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày, mức hỗ trợ xã hội và mức độ tự tin

Để đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh ĐQN chúng tôi sử dụng thang điểm BI của Barthel (phụ lục 2). Kết quả cho thấy người bệnh cần trợ giúp ít chiếm tỷ lệ cao nhất với 64,3% (Mean = 70,42), trợ giúp trung bình là 13% (Mean = 47,92), phụ thuộc nhiều chiếm 11,4% (Mean = 28,33), phụ thuộc hoàn toàn chiếm 5,9%(Mean = 47,92). Người bệnh độc lập hoàn toàn chiếm tỷ lệ thấp nhất với 5,4%(Mean = 86).Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Cao Minh Châu đánh giá về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày ở người bệnh liệt nửa người sau TBMMN cho thấy người bệnh độc lập hoàn toàn chiếm tỷ lệ 5,2%, người bệnh cần trợ giúp là 71,01%, người bệnh phụ thuộc hoàn toàn chiếm 23,79% [5]. Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tuyền (2015) có kết quả 75% người bệnh cần trợ giúp trong cuộc sống hàng ngày, 24,7% người bệnh phụ thuộc hoàn toàn [70]. Trong nghiên cứu của chúng tôingười bệnh cần trợ giúp trung bình có tỷ lệ mắc TC nặng cao nhất chiếm 45,8%, người bệnh phụ thuộc nhiều và phụ thuộc hoàn toàn cũng có tỷ lệ mắc TC nặng khá cao (35,3% và 33,3%) (bảng 3.14). Không có người bệnh nào mắc TC nặng thuộc nhóm độc lập hoàn toàn, tỷ lệ mắc TC nặng ở nhóm trợ giúp ít cũng chiếm tỷ lệ thấp (2,5%). Từ kết quả trên có thể thấy người bệnh có khả năng tự phục vụ được những nhu cầu tối thiểu của bản thân, độc lập trong sinh hoạt hàng ngày thường tự tin và có tâm lý thoải mái hơn các đối tượng còn lại. Điều này cho thấy những người bệnh phụ thuộc, cần trợ giúp có nguy cơ mắc TC nhiều hơn những đối tượng có thể tự chăm sóc được cho bản thân mình.

Về mức hỗ trợ xã hội, chúng tôi sử dụng công cụ đánh giá hỗ trợ xã hội đa chiều MSPSS được phát triển bởi Zimet và cộng sự. Kết quả từ bảng 3.15 cho thấy người bệnh có mức hỗ trợ xã hội cao chiếm 62,7%, người bệnh có mức hỗ trợ xã hội vừa phải là 23,8% và người bệnh có mức hỗ trợ xã hội thấp chiếm 13,5%. Đối tượng có mức hỗ trợ xã hội thấp chiếm tỷ lệ nhỏ nhất nhưng lại có tỷ lệ mắc TC nặng cao nhất (56%), không có trường hợp người bệnh nào có mức hỗ trợ xã hội cao mắc TC nặng (bảng 3.16). Điều này có thể được lý giải là do khi người bệnh

56

nhận được sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè và xã hội sẽ cảm thấy mình có giá trị và được quan tâm từ đó sẽ giảm bớt đi cảm giác tự ti, mặc cảm và sẽ hạn chế khả năng mắc TC. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tuyền, nghiên cứu của Chau và cộng sự cho thấy phần lớn đối tượng nghiên cứu nhận được mức hỗ trợ xã hội cao [70], [27].

Để đánh giá mức độ tự tin của người bệnh chúng tôi dựa vào bảng câu hỏi RSE được phát triển bởi Morris Rosenberg. Kết quả từ bảng 3.17 chỉ ra rằng người bệnh có lòng tự tin khá cao (có tới 64,3% đối tượng nghiên cứu có lòng tự tin cao; 31,4% người bệnh có lòng tự tin ở mức trung bình và chỉ có 4,3% người bệnh có lòng tự tin thấp). Kết quả của chúng tôi có phần khác so với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tuyền với 32,6% người bệnh có lòng tự tin cao; 44,9% người bệnh có lòng tự tin ở mức trung bình và 22,5% người bệnh có lòng tự tin thấp [70]. Có sự khác biệt như vậy có thể do việc lựa chọn mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu của chúng tôi khác nhau. Về phân bố người bệnh theo các mức TC, kết quả từ bảng 3.18 cho thấy những người bệnh có lòng tự tin thấp mắc TC đều ở thể vừa và nặng (50% ở mỗi mức độ), không có trường hợp nào mắc TC nhẹ. Người bệnh có lòng tự tin cao có tỷ lệ mắc TC nhẹ cao nhất với 39,5% và không có trường hợp nào mắc TC nặng.Yếu tố tâm lý là một trong những nguyên nhân dẫn đến TC và theo một số nghiên cứu cho thấy người bệnh nhận được sự quan tâm chăm sóc từ gia đình, xã hội sẽ tự tin vào bản thân mình, cảm thấy mình có ích và có thái độ tích cực đối với chính cuộc sống của họ. Thái độ lạc quan sẽ giúp người bệnh giảm bớt các ý nghĩ tiêu cực từ đó sẽ làm giảm đi nguy cơ bị TC [27].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện y học cổ truyền phục hồi chức năng tỉnh khánh hoà năm 2018 (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)