Các biến số nghiêncứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện y học cổ truyền phục hồi chức năng tỉnh khánh hoà năm 2018 (Trang 34 - 36)

Được chia làm 3 nhóm biến số:

- Nhóm 1: Thông tin chung (nhân khẩu học) - Nhóm 2: Trầm cảm

- Nhóm 3: Các yếu tố liên quan đến trầm cảm (mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày, hỗ trợ xã hội, mức độ tự tin)

2.7.1. Biến số về thông tin chung của nhóm nghiên cứu

-Tuổi: là biến thứ tự, phân thành 4 nhóm: <45 tuổi, 45 - 59 tuổi, 60-74 tuổi, ≥ 75 tuổi.

-Giới tính: là biến nhị phân, có 2 giá trị nam và nữ.

-Tình trạng hôn nhân: là biến định danh, có 4 giá trị: không có vợ/ chồng, có vợ/ chồng, ly dị, góa vợ/chồng.

-Trình độ học vấn: là biến thứ tự, có 6 giá trị: cấp 1, cấp 2, cấp 3, đại học/cao đẳng, sau đại học, khác.

-Công việc: là biến định danh, có 3 giá trị: đang làm việc, thất nghiệp/ nội trợ, già/ nghỉ hưu.

-Tình trạng kinh tế gia đình: là biến thứ tự, có 4 giá trị: phụ thuộc, ≤ 2triệu/tháng, 2-5 triệu/tháng, > 5 triệu/tháng.

-Loại tổn thương não: là biến định danh, có 2 giá trị: nhồi máu não, chảy máu não.

-Vị trí liệt: là biến định danh, gồm có không liệt, liệt nửa người bên trái, liệt nửa người bên phải, liệt cả 2 bên, đánh giá dựa vào khám lâm sàng.

-Loại bệnh kèm theo: Mỗi loại bệnh được đánh giá như sau:

o Tăng huyết áp: là biến nhị phân, có 2 giá trị có và không.

25

o Tăng lipid máu: là biến nhị phân, có 2 giá trị có và không.

o Các bệnh tim mạch: là biến nhị phân, có 2 giá trị có và không. -Tình trạng bệnh kèm theo được phân tích dựa vào biến số loại bệnh kèm theo, có 3 nhóm:

o Không có bệnh kèm theo

o Có ít nhất 1 bệnh kèm theo

o Có  2 bệnh kèm theo

2.7.2. Biến số về mức độ trầm cảm

Mức độ trầm cảm: là biến định tính, đánh giá dựa vào thang điểm Beck (BDI). Có 4 nhóm:

- Không có trầm cảm: dưới 14 điểm - Trầm cảm nhẹ: từ 14-19 điểm. - Trầm cảm vừa: từ 20-29 điểm. - Trầm cảm nặng: từ 30 điểm trở lên

2.7.3. Biến số về các yếu tố liên quan đến trầm cảm

2.7.3.1. Biến số về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày

-Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày: là biến định tính, đánh giá dựa theo thang điểm Barthel. Có 5 nhóm:

o Độc lập hoàn toàn: 80 - 100 điểm

o Trợ giúp ít: 60 - 79 điểm

o Trợ giúp trung bình: 40 - 59 điểm

o Phụ thuộc nhiều: 20 - 39 điểm

o Phụ thuộc hoàn toàn: < 20 điểm

2.7.3.2. Biến số về hỗ trợ xã hội

-Hỗ trợ xã hội: là biến định tính, đánh giá dựa vào thang điểm MSPSS. Có 3 nhóm: + Hỗ trợ xã hội thấp: từ 1 – 2,9 điểm.

+ Hỗ trợ xã hội vừa phải: từ 3 – 5 điểm + Hỗ trợ xã hội cao: từ 5,1 – 7 điểm

26

2.7.3.3. Biến số về mức độ tự tin

Mức độ tự tin: là biến định tính, đánh giá dựa vào thang điểm RSE. Có 3 nhóm: + Lòng tự tin thấp: dưới 15 điểm.

+ Lòng tự tin trung bình: từ 15 – 25 điểm. + Lòng tự tin cao: trên 25 điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện y học cổ truyền phục hồi chức năng tỉnh khánh hoà năm 2018 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)