Vũtrung tuỳ bút – tácphẩm tiêu biểu của thể tài ký văn hoá trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vũ trung tùy bút của phạm đình hổ từ góc nhìn văn hóa (Trang 37 - 42)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Vũtrung tuỳ bút – tácphẩm tiêu biểu của thể tài ký văn hoá trong

1.2.2. Vũ trung tuỳ bút – tác phẩm tiêu biểu của thể tài ký văn hoá trong văn xuôi trung đại Việt Nam văn xuôi trung đại Việt Nam

Khi đánh giá về Vũ trung tuỳ bút cómột số ý kiến, mà tiêu biểu là của Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cường trong Từ điển văn học ViệtNam (từ

nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX) [4], xem nó có giá trị sử liệu và vănliệu, chứ

không như một thể loại trong văn học trung đại. Tuy nhiên, qua nghiên cứu ta có thể khẳng định, đây là một tác phẩm văn học có giá trị. Về vấn đề thể loại thì Vũ trung tuỳ bút là một tác phẩm kí đích thực. Nó có đóng góp cho kí trung đại Việt Nam. Tuy nhiên, nó thuộc thể tài nào, loại nào trong thể kí, thì đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Hoàng Hữu Yên trong Giới thiệu văn bản

Vũ trung tuỳ bút (Nhà xuất bản Văn học Hà Nội 2001, Nguyễn Hữu Tiến dịch

và chú thích, Hoàng Hữu Yên giới thiệu) cho rằng Vũtrung tuỳ bút là tập bút kí [21,tr. 6]. Nguyễn Đình Thi trong một bài nghiêncứu cũng khẳng định “

trung tuỳ bút thuộc loại văn bút kí” [19]. Còn Nguyễn Lộc trong văn học Viêt

Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- hết thế kỷ XIX lại xem Vũ trung tuỳ bút thuộc loại kí sự [30, tr.126]. Ý kiến thứ ba về vấn đề trên là của tác giả Trần Đình Sử trong công trình nghiên cứu nổi tiếng Mấy vấn đề thi pháp văn học trung

đại Viêt Nam. Khi bàn tới tạp kí, cụ thểlà tạp kí thế kỷ XVIII- XIX ông khẳng

định “Tạp kí cũng có một phạm vi ghi chép của nó” [45, tr.326]. Ngoài những tác phẩm như Tang thương ngẫulục (Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án), Công dư

tiệp kí (Vũ Phương Đề) hay Kiến văn tiểu lục (Lê Quý Đôn), Trần Đình Sử đã

đưa Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ) ra làm dẫn chứng cho ý kiến của mình.

Điều đó có nghĩa, tác giả đã khẳng định, đã thừa nhận Vũ trung tuỳ bút thuộc thể tạp kí. Trong các ý kiến bàn về thể tài của tác phẩm trên, chúng ta không

thể không nhắc đến ý kiến của Dương Quảng Hàm và Nguyễn Đăng Na. Trong bài viết “Kí Việt Nam thời trung đại – quá trình hình thành và

đặc trưng thể loại”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã cho rằng:

Kí là loại hình văn học phức tạp nhất trong văn xuôi tự sự thời trung dại, bởi bản thân khái niệm kí hàm chứa một nội diên có biên độ hết sức co dãn. Thoạt đầu kí có nghĩa là ghi chép sự việc gì đó để khỏi quên. Như vậy kí là động từ. Với nghĩa ghi chép, động từ kí có hàm

nghĩa cực rộng… [33, tr.103]

Từ cách tiếp cận của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na, chúng ta có thể nhận thấy bản thân loại hình kí đã thể hiện một đặc tính khá phóng khoáng, nó có thể ghi chép bất kì một vấn đề nào. Bởi lẽ, đặc trưng cơ bản của thể kí giai đoạn này là tính chân thực và về hình thái, kiểu dạng sáng tác có tính đa dạng, không thuần nhất.Văn xuôi tự sự Việt Nam đến thế kỉ XVIII đã đạt tới độ chín muồi và gặp môi trường xã hội thích hợp nên đơm hoa kết trái trĩu quả. Nó dần thoát ly khỏi văn học dân gian, văn học chức năng; cũng không dừng lại ở thể truyền kì, mà xuất hiện các tác phẩm kí và tiểu thuyết chương hồi. Điều này chứng tỏ sự phát triển trong trình độ nhận thức, trong tư duy của con người. “Vũ trung tùy bút” là một tác phẩm tiêu biểu như thế.

Xét từ phương diện lịch sử, Vũ trung tuỳ bútđã góp phần tạo nên sự phong phú cho văn học giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Theo lời giới thiệu của Hoàng Hữu Yên trong Vũ trung tùy bút (bản in năm 2001), toàn bộ tập sách được phân chia thành hai quyển: Quyển thượng có 38 đề mục, quyển hạ có 52 đề mục. Tác phẩm này hiện còn 5 dị bản, lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (4 bản) và Thư viện Quốc gia (1 bản). Sau khi so sánh đối chiếu, các nhà nghiên cứu đều cho rằng: sự ghi chép giữa các bản đều khá thống nhất, các đề mục cũng sắp xếp theo trật tự như nhau, sự sai lệch về từ ngữ không đáng kể. Đây là cơ sở thuận lợi cho các nhà biên dịch

dịch tác phẩm ra tiếng Việt.

Vũ trung tuỳ bút lần đầu tiên được Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến dịch

ra tiếng Việt, đăng tải trên Tạp chí Nam Phong từ số 121 đến 126 trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 1927 đến tháng 2 năm 1928. Tiếp đó, năm 2001, NXB Văn học cho in thành sách nguyên văn bản dịch của Nguyễn Hữu Tiến, với lời giới thiệu của Trương Chính. Đến 1989, nhà xuất bản Trẻ thuộc hội Nghiên cứu giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh tái bản sau khi Nguyễn Quảng Tuân khảo đính và chú thích (ấn bản này được in lại vào tháng 4 năm 2019).

Nếu xét từ góc độ xuất bản phẩm của văn xuôi trung đại, sau Truyền kỳ

mạn lục, Vũ trung tuỳ bút là một tác phẩm có số lượng ấn bản khá lớn và thu

hút sự quan tâm chú giải, giới thiệu của các giới học giả. Nguyên nhân từ đâu? Lý do căn bản nhất là vì đây là một tác phẩm có sự dung chứa nội hàm văn hoá, hiện tượng văn hoá và các vấn đề liên quan đến phong tục tập quán, nghi lễ đời người khá quan trọng của văn hoá cổ điển Việt Nam.Nguyễn Lộc trong Lời bạt in sau sách Vũ trung tùy bút do nhà xuất bản Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh tái bản năm 2019, phân Vũ trung tuỳ bút ra làm bốn loại: ghi chép những việc xảy ra trong xã hội thời bấy giờ; bàn về các thứ lễ(lễ, tệ tục, thi cử, phong tục, âm nhạc, chữ viết); viết về nhân vật lịch sử, di tích lịch sử....

Một điểm đáng chú ý khi chúng ta tìm hiểu tác phẩm này, chính là nhan đề của nó. Vũ trung tùy bút, bản thân nó đã mang trong mình một sức gợi, sức lan toả sâu xa. Vũ trung tùy bút được hiểu là tuỳ bút viết trong những ngày mưa, hay có người dịch là theo ngọn bút viết trong khi mưa. Mưa ở đây có thể là một hiện hữu có thật, là cái mà tác giả đã chứng kiến nhưng cũng có thể là hình ảnh mang tính chất tượng trưng, là hình ảnh biểu trưng cho một xã hội loạn lạc, đau thương. Nhan đề tác phẩm đã gửi gắm bao niềm xót xa thầm kín. Người đọc không khỏi bâng khuâng, xót xa, xao

động. Chỉ với nhan đề, bức tranh hiện thực của xã hội đương thời đã hiện lên trong tâm trí người đọc. So với những tác phẩm văn xuôi khác, khi đi sâu vào tìm hiểu, chúng tôi thấy Vũ trung tuỳ bútđã tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối lịch sử nước ta vào cuối thế kỷ XVIII, đồng thời cung cấp những kiến thức về văn hoá truyền thống, về phong tục, địa lý, những danh lam thắng cảnh. Lối ghi chép rất thoải mái, tự nhiên, nhưng chân thực, tỉ mỉ, không nhàm chán, xen kẽ những lời bình luận ngắn gọn đầy cảm xúc, đôi khi rất kín đáo của tác giả càng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho

Vũ trung tuỳ bút. Những yếu tố được nêu trên chính là những nét văn hoá cơ

bản, khái quát mà Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ đã dung chứa. Chúng ta có thể khẳng định rằng, đây là tác phẩm kí văn hoá tiêu biểu trong văn học trung đại. Nói tới kí văn hoá thời trung đại của Việt Nam, người ta không thể không nhắc tới cái tên Vũ trung tuỳ bút.

Tiếu kết Chương 1

Được sinh trưởng trong một gia đình khoa bản, trưởng thành trong một không gian văn hoá, xã hội đầy những biến động, Phạm Đình Hổ đã để lại những dấu ấn đặc sắc của mình trên con đường sinh tồn, hoạn lộ và học thuật. Bối cảnh xã hội đương thời và sự suy thoái của tư tưởng đạo đức Nho gia đã khiến Phạm Tùng Niên không còn thiết tha với cuộc sống dấn thân mà chỉ quan tâm đến công tác trứ thuật, ẩn dật. Nhờ đó, ông đã để lại cho hậu thế nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: văn học, sử học, triết học... mà tiêu biểu nhất là tác phẩm Vũ trung tuỳ bút. Qua Vũ trung tuỳ bút, Phạm Đình Hổ hiện lên với tư cách là một nhà văn hoá đặc biệt của thế kỉ XVIII, XIX – một thời kì tao loạnnhất của lịch sử Việt Nam.

Trong gia tài sáng tác của Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút là một trong những tác phẩm có giá trị. Tác phẩm bao gồm nhiều mẩu chuyện văn hoá và trải dài qua các chủ đề về các lễ nghi, phong tục tập quán, nhân vật, địa danh… Tác phẩm không chỉ là một đại diện tiêu biểu cho thể loại kí văn hoá của văn xuôi trung đại Việt Nam mà còn cung cấp tài liệu quý giá về các lĩnh vực xã hội khác.

Sự hỗn dung về thể loại và đa dạng hoá trong phương thức thể hiện của

Vũ trung tuỳ bút đã thể hiện những chuyển biến về nhận thức của tác giả trong

quá trình chiêm nghiệm hiện thực và kí tải hiện thực qua lăng kính văn hoá đặc biệt của cá nhân.

Chương 2. ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TRUNG ĐẠI TRONG VŨ TRUNG TUỲ BÚT CỦA PHẠM ĐÌNH HỔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vũ trung tùy bút của phạm đình hổ từ góc nhìn văn hóa (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)