Những nhã tục của văn hoá đất kinh kì qua Vũtrung tuỳ bútcủa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vũ trung tùy bút của phạm đình hổ từ góc nhìn văn hóa (Trang 62 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Những nhã tục của văn hoá đất kinh kì qua Vũtrung tuỳ bútcủa

thiên lệch thì nhiều, chính trực thì ít” [21, tr.196]. Lời văn như một tiếng thở

dài ngao ngán đầy tâm trạng của tác giả - một nhà nho luôn trăn trở với đời. Thi cử là nhằm chọn ra những người có đức, có tài để làm quan chăm lo cho đất nước. Tuy nhiên, thực tế thời tác giả sống không phải như vậy. Người đỗ đạt là những kẻ bất tài, không phải là những người chính trực.

Có thể nói, về vấn đề khoa cử, ông không chỉ khảo lược quá trình hình thành, số lượng sĩ tử và những đóng góp của khoa cử đối với giáo dục và giáo dục đối với khoa cử mà còn quan tâm đến những nền tảng văn hoá khác. Đó là cách thức và nội dung khảo thí. Đã đành chế độ khoa cử của chúng ta là một mô hình Trung Hoa nhưng là một mô hình có những “châm chước” (chữ Phạm Đình Hổ sử dụng). Ông vạch rõ những tác hại của lối văn chương này về hình thức và đề cao lối văn gắn liền với thực tế, từ đó ông đề cao thực học hơn là lối học cổ lỗ, chuyên chú học vẹt của bao lớp sĩ tử đời xưa. Về quan điểm này, đứng từ góc độ văn minh, văn hiến, chúng ta có thể nói rằng, Phạm Đình Hổ đã có sự tiến bộ về quan điểm văn hoá giáo dục so với những sĩ phu đương thời.

2.2.2. Những nhã tục của văn hoá đất kinh kì qua Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ Phạm Đình Hổ

Có thể nói, tập tùy bút của Phạm Đình Hổ được viết khoảng thời Lê mạt Nguyễn sơ, ghi lại nhiều sự việc xảy ra vào cuối đời Lê và đời Tây Sơn. Phạm Đình Hổ gọi tác phẩm của mình là tùy bút, nhưng nó không phải được

viết theo lối tùy bút bây giờ, mà với nghĩa nôm na là tùy hứng, "muốn viết cái gì thì viết, không cần hệ thống, kết cấu và mạch lạc". Đúng như nhan đề tác phẩm,"tùy theo ngọn bút mà viết trong khi mưa", Vũ trung tùy bút như quyển sổ tay ghi chép lại bất cứ điều gì gợi cảm hứng cho tác giả, từ những ghi chép việc xảy ra trong xã hội, kể chuyện nhân vật lịch sử, di tích lịch sử đến bàn về các thứ lễ, phong tục, văn hóa, nghệ thuật.

Là người có ý thức trách nhiệm sâu sắc, bằng tâm huyết của mình, Phạm Đình Hổ khảo cứu những sinh hoạt phong tục truyền thống làm tư liệu vô giá cho đời sau. Khảo cứu sinh hoạt văn hóa là hình thức để tác giả nói tới hiện thực. Tất cả những gì Phạm Đình Hổ trình bày đều cặn kẽ, cụ thể và so sánh với thực tế. Trong phần viết này, tác giả luận văn khuôn hẹp những yếu tố Phạm Đình Hổ khảo cứu về những nhã tục, tập quán và những sinh hoạt văn hóa được diễn ra trong tiến trình văn hoá nói chung của dân tộc và văn hoá thời Lê mạt.

Trước hết là chuyện chơi hoa và uống chè. Đó là nhu cầu thẩm mĩ, tinh thần. Việc thưởng thức nhằm đem lại những giá trị tinh thần nhất định đã trở thành phong tục tao nhã của con người Việt Nam. Trong thiên “Hoa thảo”, Phạm Đình Hổ nhắc tới một loài hoa được mệnh danh là quốc hương. Mở đầu, tác giả cắt nghĩa tên gọi hoa lan là Vương giả chi hương – một loại hoa thanh nhã bất phàm. Lần lượt các giống hoa lan được Phạm Đình Hổ kê cứu: cửu uyển lan, thạch lan, thanh lan, tố lan, đông lan, kiến lan… Sở dĩ hoa lan được người đời tôn quý bởi:

Xưa kia, ông Khuất Nguyên đi trên bờ đầm mà hát, kết hoa lan để đeo, đức Khổng phu tử dừng xe trước một hẻm núi, cũng đàn hát thương

cho cây lan có vẻ thơm tho mà không ai biết[21, tr.161].

Bằng việc nêu nguồn gốc tên gọi ấy, Phạm Đình Hổ muốn con người hãy tôn trọng thiên tính vốn có của loài vật, giữ lấy thiên tính vốn có của nó, đừng

tỉa tót, uốn éo phá đi vẻ đẹp thiên tạo. Thông qua “Cách uống trà”, Phạm Đình Hổ cho thấy cả “dòng chảy lịch sử” văn hóa ẩm thực của người phương Bắc từ đời Tống, Minh,Thanh… Phạm Đình Hổ còn đề cập đến giao lưuvăn hóa giữa người Việt và người Trung Hoa có cả trong cách uống chè đó. Uống chè trở thành thú vui tao nhã, di dưỡng tâm hồn. Đó cũng là điều tác giả thể hiện trong những lời bình của mình một cách văn hoa trong “Cách uống trà”:

Thú vị ở chỗ nó sạch sẽ, hương nó thơm tho. Buổi sáng gió mát, buổi chiều trăng trong, với bạn rượu làm thơ cùng chủ khách mà ung dung pha

chè tàu ra thưởng thức thì có tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục.Ấy cổ

nhân mà chuộng chè Tàu là cũng vì cái thú ấy [21, tr. 50].

Phạm Đình Hổ đã miêu tả tỉ mỉ cách uống trà, với một sự uyên bác và hào hứng. Uống một chén trà, thật phức tạp mà cũng tinh tế biết dường nào. Uống trà cũng thực là một nghệ thuật, là một nét đẹp văn hóa. Ông khẳng định:

Từ các đời gần đây trở xuống, thưởng giám chè tàu ngày càng tinh, thứ vị chè nào khác hơn, cách chế nào ngon hơn, thì đều phân biệt kỹ lắm. Mà lo, siêu, ấm, chén, lại chế ra nhiều kiểu thích dụng. Song chế ra nhiều cái thứ chè, kẻ thức giả cũng cho là phiền lắm. Còn như nếm chè ngon ở trong đám ruồi nhặng, bày chén mẫu ở cửa chợ bụi lầm, lúc ồn ào đính óc, tục lự quẩn lòng, thì dẫu bày ra ấm cổ đẹp đẽ, pha ấm chè ngon ngát lừng, ta chẳng biết uống chè như thế thì biết có cái chân thú gì không? Giá có ông tiên chè thì cung cho lời nó ta làm phải…[21, tr.49]

Như vậy, ông không chỉ phân tích cái được của thú uống chè mà còn bày rõ quan điểm về cái tệ của các thói học đòi nhã sĩ ấy. Về kĩ thuật thưởng ngoạn trà thú, Phạm Đình Hổ viết:

... Từ đời Khang Hy trở về sau, uống chè tàu mới đổi ra pha từng chén nhỏ, chứ không hãm trong ấm to nữa, vì uống chè, ấm chén cốt

cho nhỏ, mỏng, khi pha mới nổi hương vị. Vòi ấm thẳng thì nước không đọng, mặt đĩa phẳng thì đặt chén không nghiêng, rế lò dầy mà lỗ thưa thì than lửa không bốc nóng quá, lòng ấm siêu lồi lên và mỏng thì sức lửa dễ thấu, chóng sôi. Ấy, cái cách pha chè uống nước, mới đầu còn thô, sau tinh dần mãi ra. Gần đây lại có chế ra thứ siêu đồng cũng khéo, nhưng kim khí bị hỏa khí nó hấp hơi, thường có mùi tanh đồng, không bằng dùng siêu đất nung, pha chè tốt hơn. Song các nhà quyền môn phú hộ khi uống chè lại lười không muốn pha lấy. Thường thường họ giao cho tiểu đồng pha phách tất cả, dùng siêu đồng cho tiện và lâu

vỡ, như thế không phải bàn làm chi nữa...[21, tr. 50 – 51]

Trong thiên “Danh ẩm” này, tác giả còn kể về các loại chè và đồ dùng cần thiết để pha chế chè. Lúc đầu, nước ta chưa biết chế ra những vật dụng thì phải dùng “một thứ hoả lò và một thứ than tàu” ở Tô Châu sang. Song khoảng thế kỷ XVIII, đã có người biết cách “luyện than mà hầm lửa, nắm đất mà nặn lò, so với kiểu của Trung Hoa chẳng khác gì, người ta cũng ưa chuộng”. Từ thực tiễn văn hoá đó, ông đưa ra những nhận định rõ hơn về thực trạng đất nước. Sở dĩ có thực trạng như vậy vì theo tác giả “người cầm

quyền nước, xưa nay không biết lưu ý đến việc công nghệ dân ta”. Giai cấp

phong kiến chỉ lo bòn rút của dân để phục vụ cho cuộc sống riêng của mình. Kinh tế của đất nước phát triển trì trệ, nội lực của đất nước không được khuyến khích. Và, trên thực tế, thì chúa Trịnh không có những chính sách để phát triển đất nước, đối với bên ngoài thì bế quan toảcảng.

Qua trang viết của Tùng Niên, những lạc thú nhân sinh khiến cho văn hóa kẻ sĩ trở nên phong phú và đa dạng. Thưởng hoa, thưởng rượu, thưởng trà, bình văn, thả thơ, chơi chữ, đánh cờ, nuôi chim... là những thú chơi tao nhã đã đi vào đời sống thường nhật của người trí thức. Phạm Đình Hổ có mối quan tâm đặc biệt đến việc khảo cứu về hoa, trà, âm nhạc, chữ viết... Cái hào

hoa của kẻ sĩ kinh kỳ được thể hiện ở sự yêu mến, say mê tìm đến tận ngọn nguồn các phương diện làm cao nhã hơn cuộc sống của người trí thức. Tác giả cũng đã có những áng văn tuyệt đẹp về hoa lan trong trường ca “Thiên

Hoa thảo”. Đây là một loại hoa được coi là thanh nhã bất phàm. Tác giả viết

về cách trồng, chăm bón hoa lan với những hiểu biết sâu sắc, thể hiện cái nho nhã, nâng niu như chăm sóc cái đẹp, “Duy chỉ việc bắt sâu cho lan là không thể thiếu, vì cái tính cây cỏ, nó đạm bạc thì hay ưa tĩnh, thơm tho thì hay ghét ướt...” [21, tr.35]. Thưởng lan là thưởng thức cái đẹp – không chỉ là vẻ bề ngoài, ông cho rằng:

Có người lại đánh cuộc xem là lan của ai dài hay ngắn, hoa lan của ai nhiều hay ít. Ôi! Như thế có phải là bản sắc của hoa đâu! Đó chỉ là lấy cái màu sắc rực rỡ, vẻ nùng diễm mà thưởng lan, chứ không biết lấy

cái phẩm cách của lan mà thưởng lan [21, tr.35]

Hơn bất kì một văn gia nào khác, qua “Hoa thảo”, Phạm Đình Hổ đã cho người đọc nhận thấy một kĩ thuật quan sát, phân tích và nhận định khá logic và khoa học. Chúng ta có thể xem ông quan sát kĩ thuật trồng lan như sau:

Bã chè mà đem ủ cho trên chậu hoa thì rễ hoa thường ướt, dương khí không đến nơi, nó thành ra kết hoa chậm và giảm bớt sức thơm. Duy chỉ việc bắt sâu cho lan là không thể thiếu được., vì cái tính cây cỏ, nó đạm bạc thì hay ưa tĩnh, thơm tho thì hay ghét ướt, nếu trồng nó mà thất nghi, khiến cho giống ruồi nhặng làm hại ở ngoài,

giống sâu bọ đục nát bên trong thì thứ cây yếu ớt sao chịu được…[21,

tr.36 – 37]

Từ những gì ông quan sát, miêu tả, chúng ta có thể nhận thấy Phạm Tùng Niên không chỉ là một nhà văn hoá mà ông còn là một nhà khoa học có trình độ chuyên môn vững vàng về sinh học. Bằng kinh nghiệm của tiền nhân và lối quan sát kĩ lưỡng của mình, Phạm Đình Hổ đã cống hiến cho văn xuôi

trung đại những trang văn miêu tả, phân tích thật sự đậm chất văn hoá và khoa học. Ngoài ra, trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ cũng đã giới thiệu về các loại nhạc cụ, các làn điệu, tổ chức âm nhạc... rất tỉ mỉ. Ông khẳng định âm nhạc không đơn thuần để mua vui, giải trí. Âm nhạc chính là thể hiện sự giao hòa của tâm hồn con người với xã hội, thể hiện hòa hợp giữa con người với hòa khí của đất trời.

Cái đẹp không chỉ được ngắm nhìn, cảm nhận bằng mắt mà tự bản thân nó sẽ có mối tương giao hồn cốt với những bậc quân tử trong thiên hạ. Tiếp cận với Vũ trung tùy bút, độc giả ngày nay sẽ được sống lại không khí của những hoài vọng xa xăm với đầy những phong lưu tao nhã đẹp đẽ của đất kinh kỳ. Dù mang nặng dấu ấn của khảo cứu, nhưng Vũ trung tùy bút vẫn ẩn chứa những nét lãng mạn thanh tao của văn chương cổ. Đến nay, tác phẩm này vẫn là một cuốn sách mang nhiều ý nghĩa sâu sắc với đời sống xã hội và lịch sử của dân tộc, đúng như Nguyễn Đăng Na từng nhận xét:

Đọc tác phẩm của Phạm Đình Hổ ta thấy có chiều sâu của người uyên thâm Hán học, có chất lịch thiệp của người trải đời, có cái ngạo nghễ, hóm hỉnh của bậc hàn nho thanh bạch, có cái tinh tế của trí thức

kinh kì biết thưởng thức ăn chơi... [33, tr.124]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vũ trung tùy bút của phạm đình hổ từ góc nhìn văn hóa (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)