Giọng điệu khách quan, bình đạm trong việc thểhiện các nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vũ trung tùy bút của phạm đình hổ từ góc nhìn văn hóa (Trang 100 - 116)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1 Giọng điệu khách quan, bình đạm trong việc thểhiện các nội dung

Giọng điệu là giọng nói, kiểu nói, cách nói nhằm biểu thị một thái độ của người nói, người kể đối với vấn đề được đặt ra. Giọng điệu thể hiện, phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ nhất định của chính tác giả. Nó gắn chặt với cách thức tổ chức lời văn, kiểu diễn đạt. Theo

Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm giọng điệu được hiểu là:

Thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô tên gọi, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ,

thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm... [17, tr.112].

Tùy theo nội dung kể, tả cụ thể cũng như ý đồ nghệ thuật, mỗi tác giả sẽ lựa chọn cho mình một giọng điệu tự sự phù hợp nhất. Đôi khi tác phẩm bao gồm một giọng điệu chủ đạo nhưng cũng có tác phẩm lại đa giọng điệu. Mỗi nhà văn trong quá trình tìm tòi sáng tạo luôn tìm hình thức nghệ thuật biểu hiện sao cho thể hiện rõ nét nhất cá tính của mình. Giọng điệu trong văn chương được coi là một phạm trù thẩm mĩ có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn. Bởi vậy trong nghệ thuật kể chuyện, giọng điệu là một yếu tố căn bản. Phản ánh quan điểm, thị hiếu cá tính sáng tạo của tác giả. Giọng điệu được thiết lập từ mối quan hệ giữa người kể với người nghe từ thế giới sự kiện được miêu tả tạo thành giọng điệu trần thuật.Giọng điệu tự sự là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi người trần thuật kể chuyện phải có không khí, giọng và điệu. Giọng điệu tự sự trong tác phẩm văn xuôi gắn liền với giọng trời phú của mỗi tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật phù hợp với đối tượng thể hiện. Trong Từ điển thuật ngữ

thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ

không phải đơn điệu.”[17, tr.122]

Giọng điệu tự sự trong Vũ trung tuỳ bút là một trong những yếu tố cấu thành hình thức nghệ thuật, chuyển tải những nội dung văn hoá đặc sắc. Bởi nó là cái góp phần thể hiện phong cách văn hoá của nhà văn, truyền đạt cái nhìn, cá tính của chính tác giả. Xét trong nội bộ truyện ngắn trung đại, chúng ta nhận thấy có nhiều chất giọng khác nhau: khách quan, bình đạm, giọng kể tả lại sự kiện, chi tiết một cách logic theo cốt truyện, chất giọng trữ tình, bàn luận ngoài đề.. đều là những tố chất ưu trội của giọng điệu trong truyện ngắn thời trung đại Việt Nam. Chính nhờ đặc điểm này, tác phẩm đã miêu tả một cách hấp dẫn hiện thực văn hoá vừa cụ thể, vừa sinh động, đậm chất đời thường và có tính khái quát khá cao.

Vũ trung tuỳ bút được viết thông qua tâm trạng của một nhà Nho hoài cổ

nhưng tác giả đã mạnh dạn phô bày thực trạng về một xã hội vô cùng phức tạp, bế tắc. Cùng viết về một sự kiện nhưng ở Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái mô tả nó gắn liền với vận mệnh quốc gia, sự hưng vong của vua Lê chúa Trịnh, kiêu binh nổi loạn, người tài đi tìm minh chủ, vua hèn rước voi về giày mả tổ… Nhưng với Bỉnh Trực tiên sinh, ông lại tìm kiếm và khai thác bức tranh văn hoá xã hội đó ở những khía cạnh khác nhau, có tính riêng biệt và gắn với số phận cá nhân. Thông qua cái nhìn đó, ông mới lên tiếng khái quát những nét đại quan về xã hội văn hoá thời Lê mạt. Trong

Chuyện cũ trong phủchúa Trịnh”, giọng điệu của tác giả − một giọng điệu

hầu như bình thản, khách quan, không thể hiện một chút cảm xúc, thái độ nào. Khi cần thì gọi thẳng tên đám quan quân trong phủ chúa, từ chúa Trịnh Sâm, các quan đại thần cho đến bọn hoạn quan trong cung giám lúc thì tác giả tỏ thái độ cung kính.

Thủ pháp quen thuộc thường được sử dụng ở đây là liệt kê, hết chúa đến quan, từ quan lớn đến quan bé, từ sự việc này sang sự việc khác. Nếu không tinh ý, thật khó có thể xác định được mục đích của tác giả khi viết đoạn này là gì. Phần đầu viết về các cuộc dạo chơi của chúa Trịnh. Tác giả không tả cụ thể, cũng không tuỳ đưa ra một lời bình luận phiến diện nào, các chi tiết, các sự kiện thông qua giọng điệu dửng dưng, khách quan của ông tự nó sẽ lên tiếng tố cáo,đó là những chi tiết tự biết nói. Chúng phô bày một cuộc sống phù phiếm, xa hoa với những cuộc dạo chơi liên miên, rồi thì đình đài xây dựng hết cái này đến cái khác. Theo những cuộc du ngoạn của chúa là đầy đủ các quan đại thần, binh lính, người phục dịch... Như thế đủ thấy những sinh hoạt đó tốn kém đến mức nào. Tác giả viết rất rõ:

Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì [21, tr.21].

Thật là sự cướp bóc trắng trợn của một vị chúa. Bất cứ thứ gì chúa muốn, kể cả cây đa to đến hàng mấy trăm người khiêng cũng được đưa về phủ... Thật trớ trêu khi người đứng đầu triều đình lại không hề biết tiếc sức người sức của, không biết chăm lo cho nước, cho dân, chỉ biết cướp bóc, vơ vét để thoả lòng tham không đáy. Liệt kê ra như vậy nhưng tác giả vẫn không đưa ra bất cứ một lời bình luận nào. Thậm chí ông còn viết cả một đoạn văn dài như là ca ngợi vẻ đẹp của phủ chúa. Mặc dù vậy, cách miêu tả của tác giả thật đặc biệt, vừa mới viết hình núi non bộ trông như bến bể đầu non, tác giả lại bổ sung:

Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót vang khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ

thức giả biết đó là chuyện bất thường. [21, tr.23]

màu u ám, như báo trước những điều chẳng lành. Vua chúa đã vậy, bọn quan lại cũng tha hồ “đục nước béo cò”. Vừa ăn cắp vừa la làng, chúng không những lấy đi những thứ quý mà còn lập mưu vu vạ nhằm dọa nạt để lấy tiền. Tác giả gọi chúng là “các cậu” ra vẻ trân trọng nhưng những hành vi của chúng thì thật bỉ ổi, táng tận lương tâm. Tác giả không nói gì thì bạn đọc cũng biết: một xã hội mà từ vua chúa đến quan lại đều không chăm lo gì đến việc nƣớc, chỉ biết tìm cách cướp đoạt của cải của nhân dân thì xã hội ấy hỗn loạn, bất an đến thế nào. Như vậy, nhiều thiên truyện trong tác phẩm đã được tác giả sử dụng giọng điệu khách quan để miêu tả mọi sự vật, sự việc. Tác giả không chèn bất kì một lời bình luận hay lời nhận xét đánh giá nào cả, cũng không có có xuất hiện những cảm xúc chủ quan của tác giả không ỉ ôi rên rỉ mà tác giả dường như đứng quan sát mọi việc trước mắt, và kể lại một cách đơn thuần để người đọc tự cảm nhận, đánh giá và nhận xét mọi chuyện xảy ra theo suy nghĩ của độc giả.

Hoặc đôi khi chỉ kể lại cách uống trà hay một buổi bình văn trong nhà Giám, Phạm Đình Hổ không chỉ đã giúp người đọc hiểu thêm về nét văn hoá tốt đẹp mà còn lưu giữ những ký ức xã hội tốt đẹp trong một xã hội đầy rẫy những biến thiên. Trong thiên kí “Cuộc bình văn trong nhà Giám”, ông đã kể lại khá kĩ càng và chi tiết:

Cứ mỗi tháng, trước hôm sóc vọng một ngày thì nhà Quốc học (nhà Giám Hà Nội) có mở cuộc bình văn… ở trên là vị Tri giám ngồi, giữa là vị quan Tham tụng, Hành Tham tụng, ở dưới là các quan Bồi tụng ngồi… chiếu ngồi bình văn quay về phía Tây. Lúc bình văn, các quan chính phủ ngồi giữa chủ trì, các quan ngồi chiếu phía Đông thì

thỉnh thoảng bàn bạc cân nhắc. Lễ cũ vẫn như thế. [21, tr.110]

Nhìn chung, trong tác phẩm của mình, Phạm tiên sinh đã tận dụng một cách tối đa lời kể chuyện bình đạm kết hợp với giọng điệu kể khách quan

khiến cho câu chuyện được ông thể hiện thêm rõ ràng, minh bạch. Ông không chỉ thể hiện bằng cái nhìn của người quan sát mà còn là giọng điệu của người trong cuộc. Giọng thuật kể khách quan, bình đạm đã tạo nên nét hấp dẫn, đặc sắc trong giọng điệu tự sự của Vũ trung tuỳ bút.

3.3.2. Giọng điệu trữ tình nhẹ nhàng, thâm trầm nhưng xót xa trong việc thể hiện các nội dung văn hoá của Vũ trung tuỳ bút

Đọc từng thiên kí sự của Vũ trung tuỳ bút, chúng ta cảm nhận lời văn rất nhẹ nhàng mà ý vị sâu xa. Ta thấy giọng điệu bao trùm của Vũ trung tùy bút là giọng trữ tình xót xa, buồn và trăn trở trước hiện thực suy đồi,phong hóa mai một. Nó được thể hiện xuyên thấm qua từng câu chữ. Trong Văn xuôi

tự sự Việt Nam thời trung đại (Tập 2, Ký), nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na

đã nhận xét rất tinh tế về giọng điệu của tác phẩm như sau:

Vũ trung tùy bút phảng phất đó đây một phong vị buồn của con

người luôn trăn trở với dân với nước [34, tr.57].

Từ những thiên phản ánh hiện thực xã hội, nhân tình thế thái, độc giả có thể cảm nhận rất rõ tâm trạng đó. Những trang miêu tả cảnh nghèo khó, cơ cực của nhân dân trong binh đao, loạn lạc, mất mùa thường được nhắc tới trong thiên truyện “Võ Thái Phi”, “Lễnhà miếu”… Giọng văn trầm buồn da diết, xót thương trước hiện thực điêu linh: gấu chó, lợn lòi, rừng hoang lấn át sự sống của con người.

Khi viết về giai cấp thống trị, giọng điệu của Phạm Đình Hổ tỏ ra căm phẫn, là tầng lớp trên nhưng họ luôn nhũng nhiễu dân chúng. Thói xấu đó ngày càng lan rộng. Thái độ căm tức các tập đoàn phong kiến họ Trịnh, bề tôi lộng quyền, lấn át thiên tử, những điều này được ông trút vào đầu bọn hoạn quan – những kẻ mà theo ông đã làm nên những cuộc huyên náo chốn triều thị. Trong thiên “Phong tục”, ông đã buông lời chỉ trích rất rõ:

chính sự ngày càng nát, những người họ ngoại thích và con em du đãng đều đua nhau ngoa ngoét, dối trá để ganh nhau; những đồ đạc làm hợp khuôn phép thì biến đổi cho lệch lạc đi; xống áo để dùng đã có phép tắc thì lại cải biến, làm thêm bớt đi; phàm những cách giao tiếp, thù tạc, ăn uống, đi đứng, mà có quan hệ đến lễ văn độ số, thì đều bị uốn sửa làm cho hỗn loạn cả đi, mỗi ngày một khác, đua nhau chuộng lạ. Nếu có người đứng vững không chịu thay đổi thì lại hùa nhau chê cười, thậm chí muốn hãm hại nghiêng đổ đi. Tập tục càng ngày càng kiêu bạc. [21, tr.85]

Pháp độ lễ giáo đổ nát, các lễ độ giao tiếp, cư xử, ăn uống đều bị sửa đổi… vua chúa làm ngơ không chỉnh đốn lại đua nhau ngoa ngoét, dối trá để dành nhau khiến cho xã hội càng thêm hủ bại. Với giọng văn lúc bổng lúc trầm, lúc ngân nga, lúc công kích đã giúp cho Phạm Đình Hổ bóc mẽ hoàn toàn các thói tệ trong xã hội thời chúa Trịnh Sâm.

Truyền thống, phong hóa vốn là niềm tự hào của tiền nhân như chữ viết, lễ tiết, sinh hoạt văn hóa tinh thần ngày một suy giảm. Tác giả đã nhiều lần trực tiếp nói lên cảm xúc của mình. Trong “Lối chữ”, ông đã lên tiếng chỉ trích:

Kẻ hậu tiến […] ngông nghênh tự đắc, trên không coi đời cổ vào đâu […]. Ôi! kẻ nho lại đi học chữ để chiều đời kiếm ăn, không trách làm gì, ta chỉ thương những kẻ sĩ phu không còn biết lưu ý đến các lối chữ xưa [21, tr.44]

Việc con người coi trọng đồng tiền, ưa danh hão đã biến hôn lễ thành cuộc gả bán, tang ma thành hội hè, tác giả đau xót, “than ôi! Thói ấy thực đáng thương thay […] thói ấy thực luân bại lí” (“Hôn Lễ”); “Thế tục ngày một đổi dời […] biết những người ấy nghĩ bụng ra làm sao?” (“Lễ tang”). Thi cử là việc chọn hiền tài, học thi cốt lấy học thức, nhưng thời thế thay đổi, thi cử không nghiêm, do việc ghen ghét đối kỵ người tài giỏi, kẻ theo học cốt

xu thời nịnh bợ, học thói văn chương hoa hoè, bã mía. Trong thiên bút ký

Việc thi cử”, ông nhìn nhận về truyền thống khoa cử của nước ta bằng một

giọng điệu trữ tình, chua xót và có chút phê phán nhưng hoài vọng:

Ôi! Cái tệ khoa cử đến thế là cùng. Văn vận với thế đạo ngày càng kém, thực đáng than thay…Triều Lê đãi học trò rất hậu, nào làm trâm, hốt, hoa bào, du nhai, tứ yến, lại hong cho cha mẹ, ấm cho con

cháu, lúc vinh quy áo gấm về làng thật ra vinh dự. [21, tr.127]

Phạm tiên sinh xót xa cho đường công danh thi cử của các bậc sĩ tử tài năng như Ngô Thì sĩ, Phạm Vĩ Khiêm. Phạm Đình Hổ sinh trưởng trong tấn bi kịch của thời đại. Với tài năng quan sát, ghi chép, góp nhặt, Phạm Đình Hổ đã thể hiện rõ lập trường, tâm hồn nhà Nho Việt Nam trong một khung cảnh xã hội rối ren. Đọc tác phẩm, chúng ta không những chuyện riêng về mất mùa đói kém, những những câu chuyện về các cá nhân thì có sức tố cáo mãnh liệt. Chẳng hạn như câu chuyện về “Võ Thái Phi”. Thái độ của nhà văn trước cái xấu xa đê hèn thật rõ ràng. Người đọc cảm nhận được những trăn trở, suy tư, khát khao thầm kín và cả tình yêu nước, tiếc nhớ tiền triều ẩn náu sau từng trang viết. Từ thuở thiếu thời, ông đã từng ôm ấp giấc mộng văn chương, trong lời “Tự thuật”, ông đã thưa rõ:

Làm người con trai phải lập thân hành đạo,.. sau này trưởng thành mà được lấy văn thơ nổi tiếng ở đời để cho người ta biết là con

cháu nhà nọ nhà kia, chí tôi chỉ muốn như thế mà thôi. [21, tr.18]

Như vậy, sự phối hợp khéo léo trong việc sử dụng các chất giọng khác nhau như trên, khiến tác phẩm không đơn điệu, nhàm chán mà luôn có sức hút đặc biệt đối với độc giả. Nhờ đó mà tài năng cũng nhưthái độ, tình cảm của tác giả được vén mở. Đặc biệt, các giọng điệu cơ bản được Phạm Đình Hổ sử dụng cho chúng ta thấy một chất giọng đa thanh, đa phong cách trong một tác phẩm có tính chất hỗn dung thể loại nhưng vẫn rõ ràng từng đường nét với công dụng khác nhau của các yếu tố mang tính hình thức này.

Tiếu kết Chương 3

Đặc trưng của một tác phẩm văn xuôi trung đại đậm chất nguyên hợp, văn sử bất phân đã cho chúng ta nhận thấy một tính chất hỗn dung thể loại trong Vũ trung tuỳ bút. Về mặt chức năng,có những thiên mang nặng chất ký, có những thiên mang tính truyện ngắn nhưng đều gặp nhau ở một điểm là tính khảo tả của một tác phẩm biên khảo. Qua các kĩ thuật biên tả, kết cấu tự sự, giọng điệu nghệ thuật mang tính tự sự đã giúp cho nhà văn bộc lộ hết những sở trường của mình đối với những chủ đề văn hoá cụ thể.

Hơn thế nữa, qua những đặc trưng mang tính hình thức như đã phân tích, chúng ta còn có thể nhận thấy được điểm nhìn nghệ thuật khi tác giả tiếp cận đến với các chủ đề văn hoá, nội dung văn hoá cụ thể.

Kĩ thuật khảo cứu, kết cấu và giọng điệu tự sự là những phương diện chính, tất nhiên chúng ta còn có những điểm nhìn khác đểu tiếp cận văn hoá đối với tác phẩm này. Với những gì đã phân tích, chúng ta có thể nhận thấy trữ lượng văn hoá trong tác phẩm này còn khá lớn và cần có những tiếp cận cụ thể hơn về bút pháp, hình tượng và sự thể hiện không – thời gian nghệ thuật của Vũ trung tuỳ bút.

KẾT LUẬN

1. Tiếp cận văn hoá đối với một tác gia, tác phẩm văn xuôi trung đại sẽ mở ra khá nhiều điều mới mẻ. Trong mối quan hệ với bối cảnh thời đại, nguồn gốc ra đời và diễn biến nội dung của tác phẩm. Người đọc càng phát hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vũ trung tùy bút của phạm đình hổ từ góc nhìn văn hóa (Trang 100 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)