Kiểu kết cấu thời gian với việc thểhiện nội dung văn hoá trongVũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vũ trung tùy bút của phạm đình hổ từ góc nhìn văn hóa (Trang 96)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Kiểu kết cấu thời gian với việc thểhiện nội dung văn hoá trongVũ

trung tuỳ bút

Văn xuôi trung đại Việt Nam, nhất là trong các tiểu loại truyện kí, hệ thống các sự kiện khá phức tạp và đa dạng, nó gắn liền với những con người văn hoá, vùng đất văn hoá và thực tại văn hoá của thời đại. Xuất phát từ những yêu cầu về thể loại và dụng ý nghệ thuật, Phạm Đình Hổ đã sử dụng một kiểu kết cấu tuyến tính theo lịch trình thời gian. Kiểu kết cấu thứ hai trong Vũ trung tùy bút là kiểu kết cấu theo trục thời gian lịch sử phần lớn gồm các thiên truyện tác giả khảo cứu văn hóa và khảo cứu các địa danh lịch sử. Nhiều thiên truyện được viết theo lối kết cấu này như: “Lục hải”, “Thay đổi

địa danh”, “Hoa thảo”, “Lối chữviết”, “Bàn vềlễ”, “Xét vềđịa danh và nhân

vật”, “Lễ đội mũ”

Tiến hành khảo cứu theo trục thời gian lịch sử, sự việc bàn đến được rõ ràng, tường tận, logic trong sự đối sánh giữa quá khứ - hiện tại, đời xưa - đời nay. Bạn đọc có thể thấy được diễn trình phát triển, suy thoái cũng như sự biến cải của những vấn đề liên quan. Nguồn gốc sự việc sáng tỏ với những căn cứ xác thực, là cơ sở để nhìn nhận thực tại một cách khách quan, không khiên cưỡng áp đặt. Thể hiện học vấn uyên bác sâu rộng của tác giả, đồng thời thấy được ý thức trách nhiệm sâu sắc của nhà nho Phạm Đình Hổ với nền phong hóa của toàn dân tộc.

Với các thiên khảo cứu văn hóa phong tục, Phạm Đình Hổ thường xét nguồn gốc lịch sử từ các triều đại, sách vở Trung Hoa, sau đó xét tới Việt Nam và sự biến thiên trong đời sống. Điều đó thể hiện sự lôgic thực tế khi nước Việt chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn hóa Trung Hoa. Các sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán, người Việt đều học hỏi, tiếp thu những nét tinh hoa của văn hóa có bề dày ấy. Ví như cách chơi hoa, uống chè, cúng tế, bái lạy, lễ nhạc, chữ viết, thơ văn… Chẳng hạn khi viết về “Hoa thảo”, trước khi nói tới thế tục đời nay chơi hoa chuộng màu sắc, ưa tỉa tót làm mất đi tính tự nhiên vốn có của loài vật, tác giả đã giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của loài hoa với những kiểu cách, tên gọi, giống loại khác nhau cũng như giải thích vì sao hoa lan được gọi là quốc hương, cụ thể như sau:

Đời xưa gọi Lan là vương giả hương, vì thứ hoa lan thanh nhã bất phàm; không phải như những thứ hoa cỏ yêu quái hay ví được. Đời xưa có nhưng tên cửu uyển lan, song nay không thể biết tường hết được. Hãy cứ sở kiến mà bàn, thì những thứ thạch lan, thanh lan cũng hiếm có, mà thứ tố lan cũng không dễ mua được. Đông lan là một giống huệ đời xưa, còn cái thứ ta gọi là hoa huệ là thứ cỏ huệ ngoài

Ta chỉ quái lạ cho những người bây giờ, chơi hoa chơi đá mà chí lấy cái ý kiến riêng, muốn làm cho hơn người trước, mà không biết rằng là phản thuyết, nào là uốn cây đục đá, muốn là cho nó giống vật hình, nào con rồng uốn, nào con hổ phục, con sư tử ngảnh mặt lên trời, con kì lân đạp chân xuống đất, biết bao nhiêu cách không thể nói hết được. [21, tr.40]

Theo dõi thiên khảo cứu này, người đọc có thể cảm nhận được các nét nghĩa văn hoá, các vấn đề và thú tao nhã văn hoá được Phạm Đình Hổ trình bày theo một trình tự lớp lang trước sau, tuyến tính. Trước hết, với những điều tác giả trình bày, người đọc không chỉ biết được các loại lan mà còn biết hoa lan được ưa chuộng bởi sự thanh nhã bất phàm. Từ đó, con người có thức trọng thiên tính, vốn thiên tạo của tự nhiên. Sau đó là những giải bày về tệ tục ngày nay của những kẻ theo đòi thói u nhã. Ông ngợi ca đời xưa và xem đó là chuẩn mực để đánh giá hôm nay, bởi những kẻ đắm chìm trong thói mê đó một cách “phản thuyết”.

Hoặc về vấn đề duyên cách địa danh, ông cũng tuần tự thời gian mà giảng giải. Bởi theo trình tự này, người đọc mới có thể nắm bắt được vấn đề thay đổi địa giới hành chính, thay đổi tên gọi và kể cả những vấn đề kỵ huý, quan niệm định danh. Trong thiên “Thay đổi địa danh”, ông đã viết:

Phủ Phụng Thiên có hai huyện, thuở xưa là Quốc Oai trung lộ. Các huyện trong phủ Quốc Oai là thượng lộ, còn Thanh Trì, Thượng Phúc, Thanh Oai là hạ lộ, đời Lý, đời Trần đều tóm gọn là Uy Lộ. Huyện Thọ Xương khi trước là huyện Vĩnh Xương, huyện Thanh Oai khi trước là huyện Thanh Oai, huyện Thanh Trì khi trước là huyện Thanh Đàm. Chữ Thanh vì tị huý chú Trịnh Thanh vương nên phải bớt nét đổi là Thanh (không có bộ thuỷ). Chữ Đàm vì tị huý vua Thế Tông nên đổi thành chữ Trì….Trấn An Bang vì tránh vua Anh Tông nên đổi

thành An Quảng. Huyện Tân An, Duy Tân, Tân Phúc vì tránh tên huý vua Kính Tông nên đổi chữ Tân là Tiên…Lại còn như Phú Lương sau đổi ra Phú Bình, Đà Dương sau đổi ra Đoan Hùng, Ma Nghĩa sau đổi thành Minh Nghĩa, Cổ Đằng đổi làm Hoằng Hoá, Lương Giang đổi thành Thuỵ Nguyên, Thanh Đàm đổi làm Thanh Chương, Thanh Miệu đổi làm Thanh Miện, Tế Giang đổi làm Văn Giang, Trường Tân đổi

thành Gia Phúc, Võ Ninh đổi làm Võ Giang… [21, tr. 32, 33, 34]

Cách biên tả như Phạm Đình Hổ rất có lợi cho việc khảo cứu về sau, nhất là đối với Địa danh học lịch sử. Bên cạnh việc nêu rõ lý do duyên cách, ông còn nêu bật các giá trị sử liệu đối với việc thay đổi địa danh trong quá trình thay đổi địa giới hành chính, sự ảnh hưởng của văn hoá kị huý và vấn đề tôn quân trong văn hoá Việt thời phong kiến.

Cũng nằm trong kết cấu trục thời gian lịch sử, có khi Phạm Đình Hổ chỉ khảo cứu khu biệt qua các triều đại Việt Nam. Tác giả khảo từ Tiền Lê, Hậu Lê, Lê mạt tới thời kỳ nhà chúa thực sự nắm mọi quyền hành, xã hội tồn tại song song cung vua – phủ chúa để thấy rõ sự biến cải mọi mặt trong đời sống, từ văn hóa sinh hoạt phong tục đến nhân tình thế thái, đạo đức lối sống của nhân dân. Tất cả đều thay đổi, suy giảm nhanh chóng do sự “lục đục” giữa các triều đại, tập đoàn phong kiến lần lượt thay thế lật đổ nhau. Ta có thể kể rất nhiều thiên truyện như: “Khoa cử”, “Phép thi nghiêm mật”, “Thần

lễ”,Quan chức”, “Lễ sách phong”, “Phong tục”, “Việc thi cử”

Nhìn chung xét về kết cấu tự sự, thông qua việc sử dụng hai kiểu kết cấu như đã phân tích ở trên, người đọc có thể dễ dàng hơn trong việc nhận diện các nội dung, chủ đề, vấn đềvăn hoá qua sự tiến triển của lịch triều. Cách kết cấu tự sự như trên thật sự đang mang lại cho tác phẩm những giá trị lớn, góp phần định hình sức ảnh hưởng của Vũ trung tuỳ bút trong gia đình văn chương cổ điển Việt Nam nói chung và văn xuôi trung đại nói riêng.

3.3. Giọng điệu nghệ thuật trong Vũ trung tuỳ búttừ góc nhìn văn hoá

3.3.1 Giọng điệu khách quan, bình đạm trong việc thể hiện các nội dung văn hoá của Vũ trung tuỳ bút văn hoá của Vũ trung tuỳ bút

Giọng điệu là giọng nói, kiểu nói, cách nói nhằm biểu thị một thái độ của người nói, người kể đối với vấn đề được đặt ra. Giọng điệu thể hiện, phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ nhất định của chính tác giả. Nó gắn chặt với cách thức tổ chức lời văn, kiểu diễn đạt. Theo

Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm giọng điệu được hiểu là:

Thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô tên gọi, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ,

thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm... [17, tr.112].

Tùy theo nội dung kể, tả cụ thể cũng như ý đồ nghệ thuật, mỗi tác giả sẽ lựa chọn cho mình một giọng điệu tự sự phù hợp nhất. Đôi khi tác phẩm bao gồm một giọng điệu chủ đạo nhưng cũng có tác phẩm lại đa giọng điệu. Mỗi nhà văn trong quá trình tìm tòi sáng tạo luôn tìm hình thức nghệ thuật biểu hiện sao cho thể hiện rõ nét nhất cá tính của mình. Giọng điệu trong văn chương được coi là một phạm trù thẩm mĩ có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn. Bởi vậy trong nghệ thuật kể chuyện, giọng điệu là một yếu tố căn bản. Phản ánh quan điểm, thị hiếu cá tính sáng tạo của tác giả. Giọng điệu được thiết lập từ mối quan hệ giữa người kể với người nghe từ thế giới sự kiện được miêu tả tạo thành giọng điệu trần thuật.Giọng điệu tự sự là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi người trần thuật kể chuyện phải có không khí, giọng và điệu. Giọng điệu tự sự trong tác phẩm văn xuôi gắn liền với giọng trời phú của mỗi tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật phù hợp với đối tượng thể hiện. Trong Từ điển thuật ngữ

thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ

không phải đơn điệu.”[17, tr.122]

Giọng điệu tự sự trong Vũ trung tuỳ bút là một trong những yếu tố cấu thành hình thức nghệ thuật, chuyển tải những nội dung văn hoá đặc sắc. Bởi nó là cái góp phần thể hiện phong cách văn hoá của nhà văn, truyền đạt cái nhìn, cá tính của chính tác giả. Xét trong nội bộ truyện ngắn trung đại, chúng ta nhận thấy có nhiều chất giọng khác nhau: khách quan, bình đạm, giọng kể tả lại sự kiện, chi tiết một cách logic theo cốt truyện, chất giọng trữ tình, bàn luận ngoài đề.. đều là những tố chất ưu trội của giọng điệu trong truyện ngắn thời trung đại Việt Nam. Chính nhờ đặc điểm này, tác phẩm đã miêu tả một cách hấp dẫn hiện thực văn hoá vừa cụ thể, vừa sinh động, đậm chất đời thường và có tính khái quát khá cao.

Vũ trung tuỳ bút được viết thông qua tâm trạng của một nhà Nho hoài cổ

nhưng tác giả đã mạnh dạn phô bày thực trạng về một xã hội vô cùng phức tạp, bế tắc. Cùng viết về một sự kiện nhưng ở Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái mô tả nó gắn liền với vận mệnh quốc gia, sự hưng vong của vua Lê chúa Trịnh, kiêu binh nổi loạn, người tài đi tìm minh chủ, vua hèn rước voi về giày mả tổ… Nhưng với Bỉnh Trực tiên sinh, ông lại tìm kiếm và khai thác bức tranh văn hoá xã hội đó ở những khía cạnh khác nhau, có tính riêng biệt và gắn với số phận cá nhân. Thông qua cái nhìn đó, ông mới lên tiếng khái quát những nét đại quan về xã hội văn hoá thời Lê mạt. Trong

Chuyện cũ trong phủchúa Trịnh”, giọng điệu của tác giả − một giọng điệu

hầu như bình thản, khách quan, không thể hiện một chút cảm xúc, thái độ nào. Khi cần thì gọi thẳng tên đám quan quân trong phủ chúa, từ chúa Trịnh Sâm, các quan đại thần cho đến bọn hoạn quan trong cung giám lúc thì tác giả tỏ thái độ cung kính.

Thủ pháp quen thuộc thường được sử dụng ở đây là liệt kê, hết chúa đến quan, từ quan lớn đến quan bé, từ sự việc này sang sự việc khác. Nếu không tinh ý, thật khó có thể xác định được mục đích của tác giả khi viết đoạn này là gì. Phần đầu viết về các cuộc dạo chơi của chúa Trịnh. Tác giả không tả cụ thể, cũng không tuỳ đưa ra một lời bình luận phiến diện nào, các chi tiết, các sự kiện thông qua giọng điệu dửng dưng, khách quan của ông tự nó sẽ lên tiếng tố cáo,đó là những chi tiết tự biết nói. Chúng phô bày một cuộc sống phù phiếm, xa hoa với những cuộc dạo chơi liên miên, rồi thì đình đài xây dựng hết cái này đến cái khác. Theo những cuộc du ngoạn của chúa là đầy đủ các quan đại thần, binh lính, người phục dịch... Như thế đủ thấy những sinh hoạt đó tốn kém đến mức nào. Tác giả viết rất rõ:

Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì [21, tr.21].

Thật là sự cướp bóc trắng trợn của một vị chúa. Bất cứ thứ gì chúa muốn, kể cả cây đa to đến hàng mấy trăm người khiêng cũng được đưa về phủ... Thật trớ trêu khi người đứng đầu triều đình lại không hề biết tiếc sức người sức của, không biết chăm lo cho nước, cho dân, chỉ biết cướp bóc, vơ vét để thoả lòng tham không đáy. Liệt kê ra như vậy nhưng tác giả vẫn không đưa ra bất cứ một lời bình luận nào. Thậm chí ông còn viết cả một đoạn văn dài như là ca ngợi vẻ đẹp của phủ chúa. Mặc dù vậy, cách miêu tả của tác giả thật đặc biệt, vừa mới viết hình núi non bộ trông như bến bể đầu non, tác giả lại bổ sung:

Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót vang khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ

thức giả biết đó là chuyện bất thường. [21, tr.23]

màu u ám, như báo trước những điều chẳng lành. Vua chúa đã vậy, bọn quan lại cũng tha hồ “đục nước béo cò”. Vừa ăn cắp vừa la làng, chúng không những lấy đi những thứ quý mà còn lập mưu vu vạ nhằm dọa nạt để lấy tiền. Tác giả gọi chúng là “các cậu” ra vẻ trân trọng nhưng những hành vi của chúng thì thật bỉ ổi, táng tận lương tâm. Tác giả không nói gì thì bạn đọc cũng biết: một xã hội mà từ vua chúa đến quan lại đều không chăm lo gì đến việc nƣớc, chỉ biết tìm cách cướp đoạt của cải của nhân dân thì xã hội ấy hỗn loạn, bất an đến thế nào. Như vậy, nhiều thiên truyện trong tác phẩm đã được tác giả sử dụng giọng điệu khách quan để miêu tả mọi sự vật, sự việc. Tác giả không chèn bất kì một lời bình luận hay lời nhận xét đánh giá nào cả, cũng không có có xuất hiện những cảm xúc chủ quan của tác giả không ỉ ôi rên rỉ mà tác giả dường như đứng quan sát mọi việc trước mắt, và kể lại một cách đơn thuần để người đọc tự cảm nhận, đánh giá và nhận xét mọi chuyện xảy ra theo suy nghĩ của độc giả.

Hoặc đôi khi chỉ kể lại cách uống trà hay một buổi bình văn trong nhà Giám, Phạm Đình Hổ không chỉ đã giúp người đọc hiểu thêm về nét văn hoá tốt đẹp mà còn lưu giữ những ký ức xã hội tốt đẹp trong một xã hội đầy rẫy những biến thiên. Trong thiên kí “Cuộc bình văn trong nhà Giám”, ông đã kể lại khá kĩ càng và chi tiết:

Cứ mỗi tháng, trước hôm sóc vọng một ngày thì nhà Quốc học (nhà Giám Hà Nội) có mở cuộc bình văn… ở trên là vị Tri giám ngồi, giữa là vị quan Tham tụng, Hành Tham tụng, ở dưới là các quan Bồi tụng ngồi… chiếu ngồi bình văn quay về phía Tây. Lúc bình văn, các quan chính phủ ngồi giữa chủ trì, các quan ngồi chiếu phía Đông thì

thỉnh thoảng bàn bạc cân nhắc. Lễ cũ vẫn như thế. [21, tr.110]

Nhìn chung, trong tác phẩm của mình, Phạm tiên sinh đã tận dụng một cách tối đa lời kể chuyện bình đạm kết hợp với giọng điệu kể khách quan

khiến cho câu chuyện được ông thể hiện thêm rõ ràng, minh bạch. Ông không chỉ thể hiện bằng cái nhìn của người quan sát mà còn là giọng điệu của người trong cuộc. Giọng thuật kể khách quan, bình đạm đã tạo nên nét hấp dẫn, đặc sắc trong giọng điệu tự sự của Vũ trung tuỳ bút.

3.3.2. Giọng điệu trữ tình nhẹ nhàng, thâm trầm nhưng xót xa trong việc thể hiện các nội dung văn hoá của Vũ trung tuỳ bút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vũ trung tùy bút của phạm đình hổ từ góc nhìn văn hóa (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)