Kiến thức về bệnh Đái tháo đường và việc tự quản lý bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tự quản lý bệnh của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đà nẵng năm 2016 (Trang 26)

Có nhiều nghiên cứu đã tiến hành khảo sát mối quan hệ giữa kiến thức về ĐTĐ và việc tự quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ type 2. Kết quả từ các nghiên cứu này tương đối khác nhau. Đa số các nghiên cứu đều đồng ý với quan điểm kiến thức về ĐTĐ có ảnh hưởng tích cực tới việc tự quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ type 2 như kết quả nghiên cứu của King, 2000 ; Xu, 2008; Nunez, 2011; Boogar, 2013; Huang, 2014 ; Luo, 2015 [21],[32],[38],[45],[53],[83].

Một nghiên cứu khác thực hiện trên đối tượng là người Mỹ gốc Phi năm 2011 của Onwudiwe tìm thấy các rào cản chính đối với việc tự quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ là sự thiếu kiến thức về mục tiêu đường huyết và huyết áp[56]. Nghiên cứu khác tại Hàn Quốc năm 2009 của Song cho thấy rào cản chủ yếu đối với việc tuân thủ tự quản lý ở người bệnh ĐTĐ type 2 là kém hiểu biết hay hiểu biết không đầy đủ về tự quản lý như tầm quan trọng hay cách thực hiện tự quản lý [71]. Nghiên cứu tiếp theo của Sohal vào năm 2015 đồng tình với quan điểm kiến thức về ĐTĐ là rào cản chủ yếu đối với việc tự quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ type 2 ở khu vực Nam Á [70].

Tuy nhiên vẫn có một vài nghiên cứu tìm thấy kết quả ngược lại cho thấy kiến thức về bệnh ĐTĐ ảnh hưởng không đáng kể đến việc tự quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ type 2. Theo nghiên cứu của Heisler năm 2005 kiến thức về mức HbA1c không ảnh hưởng đáng kể đến việc tự quản lý ở người bệnh, cần kết hợp với nhiều

chiến lược hành vi khác để giúp người bệnh quản lý có hiệu quả [31]. 1.4.1. Niềm tin vào bản thân và việc tự quản lý bệnh

Theo tác giả Bandura, niềm tin vào bản thân được hiểu là sự tự tin của bản thân khi thực hiện những hành vi liên quan đến sức khỏe [18]. Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu về sự tự tin của người bệnh ĐTĐ type 2 về khả năng tự quản lý bệnh ĐTĐ. Hầu hết các nghiên cứu đều cùng quan điểm về vai trò tích cực của niềm tin vào bản thân đối với việc tự quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ type 2.

Năm 2015, sau khi phân tích tổng hợp kết quả của 7 nghiên cứu Luo nhận thấy niềm tin vào bản thân càng cao thì việc tự quản lý ĐTĐ càng tốt [45] tương tự kết quản nghiên cứu của Huang năm 2014 [32].

Nhiều nghiên cứu cũng tìm thấy tác động của niềm tin vào bản thân lên từng lĩnh vực trong tự quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ type 2. Nghiên cứu của Rosland năm 2008 cho thấy niềm tin vào bản thân có ảnh hưởng một cách đáng kể đến kiểm tra đường huyết, tuân theo chế độ ăn và kiểm tra bàn chân [64]. Tác giả Sarkar, 2006 cho biết niềm tin vào bản thân có ảnh hưởng đáng kể đến chế độ ăn, tập luyện, chăm sóc bàn chân, tự kiểm tra đường huyết, không ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc [67].

Năm 2003, nghiên cứu của Krichbaum cho thấy việc tăng cường niềm tin vào bản thân sẽ làm tăng khả năng xử lý các vấn đề liên quan đến tự quản lý bệnh của người bệnh [41].

Nghiên cứu khác tại San Bernardino, California năm 2012 của Ramal cho thấy niềm tin vào bản thân vừa có thể là yếu tố làm nâng cao vừa có thể là yếu tố hạn chế việc tự quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ type 2 [62] . Nghiên cứu tại Việt Nam năm 2012 của tác giả Đào Trần Tiết Hạnh chỉ ra một số lượng lớn người bệnh ĐTĐ type 2 ở Việt Nam không cảm thấy tự tin khi thực hiện tự quản lý bệnh ĐTĐ và niềm tin vào bản thân có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tự quản lý bệnh [25].

1.4.2. Niềm tin vào hiệu quả điều trị và việc tự quản lý bệnh

Một số nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa niềm tin vào hiệu quả điều trị và việc tự quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ type 2. Hầu như các nghiên cứu đều

thống nhất vai trò tích cực của yếu tố này đối với việc tự quản lý bệnh. Theo nghiên cứu của Xu vào năm 2008, niềm tin vào hiệu quả điều trị có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đối với tự quản lý bệnh người bệnh ĐTĐ type 2. Tuy nhiên, niềm tin vào hiệu quả điều trị chỉ ảnh hưởng đến đối tượng điều trị bằng insulin [83]. Nghiên cứu của Shigaki năm 2010 đã đưa ra kết quả niềm tin vào hiệu quả của các hoạt động tự quản lý bệnh ĐTĐ có ảnh hưởng đáng kể đến việc duy trì chế độ ăn và kiểm tra đường huyết, kết quả nghiên cứu cho thấy cứ tăng một điểm khi đánh giá về niềm tin vào hiệu quả của các hoạt động tự quản lý bệnh ĐTĐ thì tỷ lệ thực hiện kiểm tra đường huyết lại tăng lên 59%. Tuy nhiên nghiên cứu trên không tìm thấy ảnh hưởng của yếu tố này đối với việc tập luyện [69].

Kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Trần Tiết Hạnh năm 2012 tại Việt Nam, niềm tin vào hiệu quả điều trị có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tự quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ type 2 [25].

Như vậy vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa niềm tin vào hiệu quả điều trị và việc tự quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ type 2.

1.4.3. Hỗ trợ xã hội và việc tự quản lý bệnh

Hỗ trợ xã hội có thể được hiểu là sự hỗ trợ về tâm lý, phương tiện, thông tin, đánh giá từ gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp nhân viên y tế. Phần lớn các nghiên cứu thống nhất ảnh hưởng tích cực của hỗ trợ xã hội đối với việc tự quản lý bệnh Đái tháo đường.

Nghiên cứu của King năm 2010, Fort năm 2013, Huang năm 2014 cho thấy vai trò tích cực của hỗ trợ từ cộng đồng [27]. Mạng lưới hỗ trợ xã hội về thông tin và tâm lý càng lớn thì càng nâng cao khả năng tự quản lý ở người bệnh ĐTĐ type 2 là kết quả nghiên cứu của Koetsenruijter năm 2015 [40]. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra vai trò tích cực của hỗ trợ gia đình đến tự quản lý bệnh ĐTĐ ví dụ như của Song năm 2009; Schiøtz năm 2012; Fort năm 2013 [27],[68],[71]. Theo Krichbaum năm 2003, rào cản để thực hiện tốt tự quản lý bệnh ĐTĐ là ít có sự hỗ trợ từ gia đình [41]. Nghiên cứu trước đó của Jerant năm 2004 cũng cho biết ít trao đổi với bác sĩ và hỗ trợ từ gia đình kém được xem là rào cản thường thường gặp

nhất đối với hoạt động tự quản lý bệnh [34].

Vài nghiên cứu cho thấy 2 chiều hướng ảnh hưởng khác nhau của hỗ trợ xã hội đới với tự quản lý bệnh ĐTĐ . Các nghiên cứu của Kadirvelu năm 2012; Ramal năm 2012 và Đào Trần Tiết Hạnh năm 2012 cùng đưa ra quan điểm hỗ trợ xã hội, đặc biệt là hỗ trợ từ gia đình và những người cùng mắc bệnh ĐTĐ vừa là yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực và tích cực đến tự quản lý bệnh ĐTĐ [25],[36],[62]. Nghiên cứu của Patel năm 2015 tìm thấy gia đình có vai trò hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh ĐTĐ, tuy nhiên văn hóa xã hội hay thói quen gia đình người bệnh có thể cản trở việc thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh ĐTĐ [57].

Một số nghiên cứu lại không đề cao vai trò của hỗ trợ xã hội. Nghiên cứu của Oftedal năm 2010 có kết quả ngược lại với những tác giả khác, hỗ trợ xã hội chỉ có vai trò nhỏ đối với tự quản lý bệnh ĐTĐ [55].

1.4.4. Những hạn chế của các nghiên cứu trước đây

Đa số các nghiên cứu hiện tại ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào khảo sát tỷ lệ mắc ĐTĐ như nghiên cứu của các tác giả Bình, 2004; Sơn, 2004; Funnell, 2004 ; Cúc, 2007; Hà, 2009; Ngoc, 2015; Chung, 2015 [2],[4],[6],[28],[42],[51],[58] và các yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ như nghiên cứu của một số tác giả Bình, 2004; Sơn, 2004; Cúc, 2007; Hà, 2009; Kiet, 2013; Ngoc, 2015; Chung, 2015; [2],[4],[6],[42], [46],[51],[58] hoặc những khảo sát liên quan đến biến chứng của ĐTĐ trong nghiên cứu của tác giả Bình 2004; Phong và Ninh, 2006; Chung, 2015 [2],[9],[51]

Không có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam tìm hiểu về vấn đề chăm sóc người bệnh ĐTĐ. Chỉ có một số nghiên cứu về tuân thủ chế độ ăn và tập luyện, chất lượng giáo dục về ĐTĐ của tác giả Tạ Văn Bình và Lê Quang Toàn năm 2007 [75], quản lý ĐTĐ của Kim Cúc năm 2008 [4], tiếp cận phác đồ sử dụng insulin của Beran năm 2008 [19].

Mặc dù tự quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ type 2 có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và dự phòng biến chứng ĐTĐ, cũng đã có nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tự quản lý ĐTĐ nhưng tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu tại

Việt Nam được nhắc đến ở trên không dựa trên học thuyết điều dưỡng để tiến hành khảo sát. Chỉ tìm thấy 1 nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến tự quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ type 2 tại Việt Nam được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy của tác giả Đào Trần Tiết Hạnh năm 2012 [25].

Vai trò và những ảnh hưởng của các yếu tố đối với thực hiện tự quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ type 2 có thể khác nhau giữa các vùng của cùng một nước hoặc giữa các nước. Bởi vì những nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam còn rất hạn chế nên việc thực hiện nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến tự quản lý bệnh ĐTĐ ở người bệnh ĐTĐ type 2 tại Đà Nẵng là cần thiết.

1.5. Học thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) và khung lý thuyết

Hình 1.1 Mô hình học thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) [18]

Dựa trên tóm tắt học thuyết nhận thức xã hội của Bandura [18]

Học thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) của Bandura giải thích hành vi sức khỏe dựa trên sự tương tác lẫn nhau giữa các bộ ba yếu tố cá nhân, môi trường và hành vi. Ba yếu tố này có mối quan hệ tác động qua laị chặt chẽ với nhau theo 2 chiều. Niềm tin vào bản thân là khái niệm cốt lõi của học thuyết, Bandura đã định nghĩa niềm tin vào bản thân là sự tư tin của con người vào khả năng của họ để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó.

Có nhiều học thuyết được sử dụng để giải thích sự thay đổi về hành vi như Trans-theoretical model (Prochaska & Velicer,1997), Theory of Planned Behaviours (Ajzen,2012), Self determination theory (Deci & Ryan,1985), Health Belief Model (Rosenstoch,1974), Theory of Planned Behaviours (Ajzen,2012) và

Hành vi

Yếu tố cá nhân (nhận thức, tình cảm,

sinh học)

Yếu tố môi trường (môi trường vật lý, môi trường xã hội)

Social Cognitive Theory (Bandura) . Nghiên cứu này sử dụng học thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) của Bandura là thích hợp nhất. Lý do vì tự quản lý là một qúa trình trong đó người bệnh hàng ngày phải cố gắng để đưa ra các quyết định để làm thế nào có thể quản lý cuộc sống của họ và tình trạng bệnh ĐTĐ của họ. Nói cách khác đó là một quá trình thay đổi hành vi. Như vậy, yếu tố cá nhân bao gồm kiến thức về bệnh ĐTĐ, niềm tin vào hiệu quả điều trị, niềm tin vào bản thân, yếu tố môi trường là hỗ trợ xã hội và hành vi là tự quản lý bệnh ĐTĐ. Người nghiên cứu có thể dựa trên mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa ba yếu tố cá nhân, môi trường và hành vi trong học thuyết này để giải thích những yếu tố liên quan và mối quan hệ giữa chúng. Ngoài ra, học thuyết cũng nhấn mạnh yếu tố niềm tin vào bản thân để giải thích các hành vi , dựa trên cơ sở này người nghiên cứu có thể khảo sát để làm rõ mối quan hệ giữa niềm tin vào bản thân và tự quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ type 2 từ đó có thể giúp xây dựng những chiến lược can thiệp để cải thiện hành vi này trong tương lai.

Do đó, dựa trên Học thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) của Bandura, nghiên cứu đưa ra khung lý thuyết như sau :

Hình 1.2 Khung lý thuyết [18]

Hành vi:

Tự quản lý bệnh Đái tháo đường Yếu tố cá nhân:

Kiến thức về Đái tháo đường Niềm tin vào hiệu quả điều trị Niềm tin vào bản thân

Yếu tố môi trường: Hỗ trợ xã hội

1.6. Một số đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu

Thành phố Đà Nẵng: là một thành phố thuộc trung ương, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là thành phố lớn thứ 3 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tổng diện tích là 1285,4 km². Theo kết quả nghiên cứu năm 2013, dân số thành phố là 992800 người.Tốc độ tăng trưởng đô thị là 3,5% với tỷ lệ đô thị hóa cao nhất (87%) trong số các thành phố và các tỉnh của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP thành phố Đà Nẵng trung bình 11% trong giai đoạn 2006-2010, gấp 1,5 lần mức trung bình của quốc gia. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam vào năm 2011, thành phố Đà Nẵng có 69 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 12 Bệnh viện, 1 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng và 56 trạm y tế.

Bệnh viện Đà Nẵng: được nâng lên là Bệnh viện hạng 1 vào năm 2003 trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh của khu vực miền Trung. Với chỉ tiêu 1010 giường bệnh, hơn 1200 cán bộ nhân viên bao gồm 31 tiến sĩ và bác sĩ chuyên khoa 2 và 204 Thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa 1, thu dung khoảng 2000 người bệnh mỗi ngày.

Khoa khám bệnh Bệnh viện Đà Nẵng: Khám bệnh từ 7:00-17:00 từ thứ 2 đến thứ 6. Phòng khám nội tiết gồm 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng, mỗi ngày có khoảng 30-50 người bệnh Đái tháo đường type 2 đến khám.

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

 Đối tượng nghiên cứu: tất cả những người bệnh Đái tháo đường type 2 đến khám tại Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Đà Nẵng.

 Tiêu chuẩn lựa chọn:

 Đã được chẩn đoán mắc ĐTĐ type 2 ít nhất 6 tháng.

 Có thể giao tiếp bình thường.

 Tự nguyện và xác nhận tham gia vào nghiên cứu.

 Tiêu chuẩn loại trừ:

 Được chẩn đoán Đái tháo đường type 2 dưới 6 tháng.

 Không thể giao tiếp bình thường.

 Người bệnh từ chối tham gia vào nghiên cứu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

 Thời gian: Từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016.

 Địa điểm: Phòng Khám Nội tiết- Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đà Nẵng, 124 Hải Phòng, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

2.3. Thiết kế:

Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu:

 Cỡ mẫu là 155 người bệnh khám tại Phòng Khám Nội tiết- Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đà Nẵng.

 Phương pháp chọn mẫu: + Chọn mẫu thuận tiện.

+ Cách thức chọn mẫu : Các điều tra viên lựa chọn tất cả người bệnh Đái tháo đường đến khám tại Phòng Khám Nội tiết- khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đà Nẵng thỏa mãn những tiêu chí chọn mẫu và mời tham gia vào nghiên cứu. Việc tiến hành phỏng vấn được diễn ra trong vòng 1 tháng, lấy mẫu toàn bộ trong thời gian từ

2.5. Phương pháp thu thập số liệu:

Việc tổ chức thu thập số liệu được thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu

 Thiết kế bộ câu hỏi: Bộ câu hỏi nghiên cứu được tác giả dịch sang Tiếng Việt từ bộ câu hỏi có sẵn bằng Tiếng Anh (mô tả cụ thể ở phần công cụ nghiên cứu), tiếp theo 2 bác sĩ y khoa có chuyên môn về bệnh Đái tháo đường kiểm tra sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tự quản lý bệnh của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đà nẵng năm 2016 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)