Bộ câu hỏi niềm tin vào bản thân:
Cách tính điểm: Có 8 câu hỏi, tính theo thang điểm 10, khoảng điểm tính từ 8 đến 80 điểm.Điểm cho mỗi câu là số mà người bệnh chọn. Nếu hai số liên tiếp được chọn thì lấy điểm số thấp hơn. Điểm của công cụ được tính tổng của 8 câu. Nếu nhiều hơn 2 câu không được trả lời thì không tính điểm của bộ công cụ.
Đánh giá: điểm càng cao thì niềm tin vào bản thân càng cao. Điểm trung bình được phân thành 3 mức độ với khoảng điểm bằng (80-8)/3=24. Từ 8-32: mức độ thấp, từ 32,1-56: mức độ trung bình, từ 56,1-80: mức độ cao.
Bộ câu hỏi tự quản lý bệnh ĐTĐ
Cách tính điểm: 16 câu, điểm mỗi câu tính là số ngày, ngoại trừ câu 15
Chế độ ăn chung = Trung bình của câu 1 và câu 2.
Chế độ ăn cụ thể = Trung bình của câu 3, câu 4 và câu 5. Câu 4 tính điểm ngược lại (0=7, 1=6, 2=5, 3=4, 4=3, 5=2, 6=1,7=0).
Hoạt động thể chất =Trung bình của câu 6 và 7.
Kiểm tra đường huyết =Trung bình của câu 8 và 9.
Chăm sóc bàn chân = Trung bình của câu 10, 11, 12, 13 và 14. Trong đó câu 13 tính điểm ngược lại (0=7, 1=6, 2=5, 3=4, 4=3, 5=2, 6=1,7=0).
Sử dụng thuốc = Điểm câu 16
Tình trạng hút thuốc lá = Điểm câu 15 (0 =không hút, 1 =hút thuốc) + số điếu thuốc / ngày
Đánh giá: điểm tự quản lý tính bằng tổng các lĩnh vực ngoại trừ hút thuốc lá. Điểm cao hơn thì mức độ thực hiện tự quản lý cao hơn. Điểm trung bình được phân thành 3 mức độ với khoảng điểm bằng (105-0)/3=35. Từ 0-35: mức độ thấp, từ 35,1-70: mức độ trung bình, từ 70,1-105: mức độ cao.
Bộ câu hỏi hỗ trợ xã hội
Cách tính điểm: có 22 câu hỏi, tính theo thang điểm 5, khoảng điểm tính từ 19 đến 110 điểm. Điểm cho mỗi câu là số mà người bệnh chọn. Điểm của bộ công
Hỗ trợ từ nhân viên y tế: câu 1, 2, 3.
Hỗ trợ từ bạn bè, gia đình: câu 4, 5, 6.
Hỗ trợ từ bản thân: câu 7, 8, 9.
Hỗ trợ từ hàng xóm/cộng đồng: câu 10, 11, 12, 13.
Hỗ trợ từ phương tiện truyền thông và chính sách: câu 14, 15, 16.
Hỗ trợ từ các tổ chức: câu 17, 18, 19.
Hỗ trợ từ nơi làm việc: câu 20, 21, 22.
Đánh giá: điểm càng cao thì hỗ trợ càng cao. Điểm trung bình được phân thành 3 mức độ với khoảng điểm bằng (110-8)/3=34. Từ 8-42: mức độ thấp, từ 42,1- 77: mức độ trung bình, từ 77,1-110: mức độ cao.
Bộ câu hỏi về kiến thức về bệnh ĐTĐ
Cách tính điểm: 1 điểm cho 1 câu trả lời đúng, 21 câu đúng là tổng số điểm của bộ công cụ. Tất cả các câu đều có đáp án là ĐÚNG, ngoại trừ các câu 1, 2, 12, 16 có đáp án là SAI.
Đánh giá: điểm càng cao kiến thức càng tốt. Điểm trung bình được phân thành 3 mức độ với khoảng điểm bằng (21-0)/3=7. Từ 0-7: mức độ thấp, từ 7,1 -15: mức độ trung bình, từ 15,1-21: mức độ cao.
Bộ câu hỏi niềm tin vào hiệu quả điều trị
Cách tính điểm: có 9 câu hỏi, tính theo thang điểm 5, khoảng điểm tính từ 9 đến 45 điểm. Điểm cho mỗi câu là số mà người bệnh chọn. Điểm của bộ công cụ là tổng điểm của các câu. Tổng số điểm của niềm tin vào điều trị là mức quan trọng của thực hiện tự quản lý được người bệnh tin tưởng .
Đánh giá: điểm càng cao thì niềm tin về hiệu quả của thực hiện hoạt động quản lý bệnh càng cao. Điểm trung bình được phân thành 3 mức độ với khoảng điểm bằng (45-9)/3=12. Từ 9-21: mức độ thấp, từ 21,1 -33: mức độ trung bình, từ 33,1-45: mức độ cao.
Bảng 2.1 Kiểm tra độ tin cậy của bộ công cụ (Pilot test)
Biến Công cụ Độ tin cậy
(Cronbach's Alpha)
Kiến thức về bệnh Đái tháo đường
Kiến thức chung Đái tháo đường (General Diabetes Knowledge) của
Wongwiwatthananukit, 2004
0,858
Hỗ trợ xã hội Khảo sát các nguồn lực bệnh mạn tính (Brief Chronic Illness Resources Survey) của Glasgow, 2005
0,903
Niềm tin vào bản thân
Niềm tin vào bản thân (Diabetes Self- Efficacy Scale) của Stanford Patient Education Center
0,756
Niềm tin vào hiệu quả điều trị
Niềm tin vào hiệu quả điều trị (Belief in treatment effectiveness) của Xu , 2008
0,861 Tự quản lý bệnh
Đái tháo đường
Tóm tắt các hoạt động tự chăm sóc Đái tháo đường (the Summary of Diabetes Self-Care Activities) của Toobert, Hampson, &
Glasgow, 2000
0,863
Sau khi tiến hành làm pilot, kết quả cho thấy hệ số độ tin cậy α Cronbach của tất cả các bộ công cụ đều >0,7 vì vậy tất cả bộ công cụ này được sử dụng vào nghiên cứu. 2.8. Phương pháp phân tích số liệu:
Nhập liệu : toàn bộ số liệu thu thập được nhập liệu bằng phần mềm EPIDATA 3.1
Làm sạch số liệu: sau khi hoàn tất nhập liệu, các số liệu được làm sạch bằng cách dùng bảng tần số để phát hiện số liệu lạ, dùng lệnh lọc và tìm kiếm để điều chỉnh.
Phân tích số liệu: Các số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
Kỹ thuật thống kê:
Thống kê mô tả: lập bảng phân bố tần số của các biến số.
Thống kê phân tích: xác định mối tương quan giữa một số yếu tố và việc tự quản lý bệnh ĐTĐ bằng cách sử dụng phương pháp phân tích tương quan Pearson sau khi kiểm tra biến có phân phối chuẩn.
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
Nghiên cứu đã được sự đồng ý của ban lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng. Nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích của nghiên cứu cho người tham gia và mời họ tham gia vào nghiên cứu. Nghiên cứu viên chuẩn bị sẵn một mẫu đồng ý tham gia nghiên cứu để người bệnh ký xác nhận tham gia vào nghiên cứu. Nghiên cứu viên cam kết về việc giữ bị mật thông tin và danh tín của người tham gia, tên của người tham gia được mã hóa bằng số. Nghiên cứu không gây hại cho người tham gia. Người tham gia không nhận được tiền khi tham gia nghiên cứu và được cung cấp thông tin về quyền được dừng lại khi tham gia nghiên cứu và quyết định của họ không ảnh hưởng đến việc chăm sóc hay điều trị cho họ. Nghiên cứu viên giải thích cho người tham gia để hoàn thành bộ câu hỏi này cần khoảng 25 đến 30 phút. Kết quả chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh ĐTĐ type 2.
2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số Sai số: Sai số:
Sai số nhớ lại: không nhớ chính xác số ngày đã thực hiện một hoạt động nào đó như tuân thủ chế độ ăn, tập luyện hay sử dụng thuốc, theo dõi đường huyết.
Sai số ngẫu nhiên: do người được phỏng vấn không hiểu câu hỏi Biện pháp khắc phục:
Bộ công cụ sử dụng phỏng vấn được điều tra thử để kiểm tra độ tin cậy trước khi tiến hành nghiên cứu.
Nghiên cứu viên tiến hành tập huấn kỹ cho 2 điều tra viên khác.
Nghiên cứu viên giải thích những thông tin trong phiếu điều tra nếu người bệnh không hiểu rõ.
Toàn bộ phiếu điều tra được kiểm tra trong ngày, những phiếu thiếu thông tin được bổ sung hoặc loại bỏ.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các đặc điểm chung của người bệnh
Biểu đồ 3.1 Phân nhóm tuổi của người bệnh (n=155)
Nhận xét: Người bệnh Đái tháo đường có đội tuổi từ 20 đến 86 tuổi và trung bình là 60 tuổi. Đa số người bệnh nằm trong độ tuổi từ 55-64 chiếm tỷ lệ 47,1%. Bên cạnh đó có 71,6% người bệnh nằm trong độ tuổi từ 30-64 và có 27,7% người bệnh trong độ tuổi trên 65 tuổi.
Bảng 3.1 Đặc điểm giới, dân tộc, tôn giáo (n=155)
Đặc điểm Lựa chọn Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới Nam 74 47,7
Nữ 81 52,3
Dân tộc Kinh 155 100
Khác 0 0
Tôn giáo Không 138 87,7
Phật giáo 17 11 Thiên chúa giáo 2 1,3
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 < 45 45-54 55-64 > 64 3.9 21.3 47.1 27,7 T uổi Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới chiếm 47,7%, nữ giới cao hơn nam giới chiếm 52,3%. Toàn bộ người bệnh tham gia nghiên cứu đều thuộc dân tộc Kinh (100%). Đa số người bệnh không theo tôn giáo nào (87,7%). Chỉ có 11% người bệnh theo đạo Phật và 1,3% theo đạo Thiên chúa.
Bảng 3.2 Các thông tin khác của người bệnh (n=155)
Đặc điểm Lựa chọn Số lượng Tỷ lệ (%) Tình trạng hôn nhân Độc thân 3 1,9 Đã kết hôn 152 98,1 Ly thân, ly dị 0 0 Hoàn cảnh sống Sống một mình 5 3,2 Sống cùng người thân 150 96,8 Nơi sống hiện tại Nông thôn 5 3,2
Thành thị 150 96,8 Trình độ học vấn Mù chữ 1 0,6
Tiểu học 19 12,3 Trung học cơ sở 28 18,1 Trung học phổ thông 44 28,4 Trường dạy nghề/trung
cấp/cao đẳng
31 20,0
Đại học/ Sau đại học 32 20,6 Nghề nghiệp Nông dân 1 0,6
Công nhân viên chức 25 16,1 Buôn bán/Nghề tự do 21 13,5
Nội trợ 12 7,7
Hưu trí 54 34,8
Không làm gì 32 20,6
Khác 10 6,5
Khối lượng công việc hiện tại Nhẹ 31 20,0 Bình thường 121 78,1 Nặng 3 1,9 Trung bình thu nhập cá nhân ≤ 1,000,000VND 53 34,2 1,100,000-≤1,700,000 VND 7 4,5 1,700,000 -<5,000,000VND 52 33,5 5,000,000-<10,000,000VND 33 21,3
Nhận xét: Hầu hết người bệnh đã kết hôn chiếm 98,1%, chỉ có 1,9 % đang độc thân. Phần lớn người bệnh sống cùng người thân chiếm 96,8% và sống ở vùng thành thị chiếm 96,8%. Trình độ học vấn của người bệnh khá cao, có 70% người bệnh có trình độ học vấn từ Trung học phổ thông trở lên và chỉ có 0,6% là mù chữ. Về nghề nghiệp, chủ yếu người bệnh là hưu trí chiếm 34,8%. Ngoài ra, hơn một nữa số người bệnh không còn làm việc chiếm 63,2%. Tỷ lệ cao người bệnh đánh giá khối lượng công việc hiện tại của họ ở mức bình thường và nhẹ chiếm 80,1%. Trung bình thu nhập cá nhân là 2.610.000 VNĐ. Vẫn còn một tỷ lệ khá lớn người bệnh có mức thu nhập cá nhân thấp < 1.700.000 VNĐ chiếm 38,7%.
3.2. Các đặc điểm bệnh lý và các yếu tố liên quan 3.2.1. Các đặc điểm về bệnh lý
Biểu đồ 3.2 Đặc điểm chỉ số cận lâm sàng (n=155)
Phân loại mức độ dựa vào tiêu chuẩn mục tiêu điều trị của Bộ Y tế 2011
Nhận xét: Đối với chỉ số HbA1c, có 123 người không có chỉ định kiểm tra chỉ số này chiếm 79,4% và chỉ có 32 người bệnh được chỉ định kiểm tra chiếm 20,6%. Trong số những người kiểm tra, có 71,9% người bệnh đạt mức tốt và chấp nhận
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
HbA1c Glucose huyết lúc đói
50 36.1 21.9 27.8 28.1 36.1 Tốt Chấp nhận Kém
Đối với chỉ số Glucose huyết lúc đói, tất cả người bệnh đến khám đều được chỉ định kiểm tra chỉ số này. Trong đó, tỷ lệ người bệnh đạt mức độ tốt và chấp nhận khá cao chiếm 63,9%, tuy nhiên vẫn có một số lượng đáng kể người bệnh có chỉ số Glucose huyết lúc đói chưa đạt được mức mục tiêu chiếm 36,1%.
Bảng 3.3 Đặc điểm bệnh lý khác (n=155)
Đặc điểm Lựa chọn Số lượng Tỷ lệ (%) Thời gian mắc bệnh 1 năm- 5 năm 83 53,5 5 năm-10 năm 34 22,0 >10 năm 38 24,5 Cảm nhận của bản thân về tình trạng sức khỏe 6 tháng gần đây Rất khỏe mạnh 0 0 Khỏe mạnh 9 5,8 Bình thường 119 76,8 Yếu 26 16,8 Rất yếu 1 0,6
Tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ
Không 107 69
Có 48 31
Sử dụng thuốc chống ĐTĐ Tiêm insulin 18 11,6 Thuốc uống 124 80,0 Cả hai thuốc tiêm và uống 10 6,5
Không 3 1,9 Biến chứng ĐTĐ Không có 109 70,3 Có biến chứng 46 29,7 Mắt 18 29,5 Thận 11 18,0 Bàn chân 12 19,7 Tim mạch 20 32,8
Nhận xét: Thời gian mắc bệnh ĐTĐ của người bệnh chủ yếu dưới 5 năm chiếm 53,5% và vẫn có số lượng đáng kể người bệnh mắc trên 10 năm chiếm 24,5%, thời gian mắc bệnh sớm nhất là 1 năm và lâu nhất là 30 năm. Đa số người bệnh cảm nhận về tình trạng sức khỏe 6 tháng gần đây là khỏe mạnh và bình thường chiếm 82,6%, tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ đáng kể người bệnh cảm thấy sức khỏe yếu và rất yếu chiếm 17,4% . Trong số những người tham gia nghiên cứu có 31% có người trong gia đình mắc bệnh Đái tháo đường. Phần lớn người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc uống chiếm 80% và chỉ có 1,9% không có chỉ định dùng thuốc. Phần lớn người bệnh không có biến chứng của Đái tháo đường chiếm 70,3%. Song vẫn có 46 người bệnh chiếm 29,7% có một hoặc nhiều biến chứng của bệnh ĐTĐ, các biến chứng thường gặp là mắt, thận, bàn chân, tim mạch. Trong đó người bệnh có biến chứng tim mạch và mắt chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng là 32,8% và 29,5%. 3.2.2. Các yếu tố liên quan đến sức khỏe
Bảng 3.4 Các yếu tố liên quan đến sức khỏe (n=155)
Yếu tố liên quan Lựa chọn Số lượng Tỷ lệ (%)
BMI * BMI <18,5 0 0
18,5 ≤ BMI <23 75 48,5 BMI ≥ 23 80 51,6 Hút thuốc Không 132 85,2
Có 23 14,8
Uống rượu bia Không 122 78,7
Có 33 21,3
* Phân loại chỉ số BMI dựa vào hướng dẫn của WHO năm 2004 áp dụng đối với người Châu Á
Nhận xét: Hơn một nữa số người tham gia nghiên cứu có chỉ số BMI ở mức thừa cân chiếm 51,6% và không có người nào có chỉ số BMI ở mức nhẹ cân. Phần lớn hiện tại người bệnh không hút thuốc hay uống rượu bia. Bên cạnh đó, vẫn còn một số người bệnh duy trì thói quen hút thuốc và uống rượu bia chiếm tỷ lệ đáng quan tâm tương ứng là 14,8% và 21,3%.
3.3. Kết quả khảo sát kiến thức về bệnh Đái tháo đường
Bảng 3.5 Mức độ kiến thức về bệnh Đái tháo đường (n=155)
Khoảng điểm Trung
bình SD Thực tế Tiêu chuẩn
Kiến thức về bệnh ĐTĐ 2-21 0 – 21 15,2 3,7
Kiến thức chung liên quan đến bệnh ĐTĐ (câu 1-5)
0-5 0-5 3,1 1,4
Nguy cơ bị biến chứng (câu 6-10) 0-5 0-5 4,1 1,3 Chăm sóc cơ bản hàng ngày và
khi đau ốm (câu 11-16)
0-6 0-6 4,3 1,0
Sử dụng thuốc (câu 17-21) 0-5 0-5 3,7 1,2
Nhận xét: Kết quả cho thấy khoảng điểm đánh giá kiến thức về bệnh Đái tháo đường từ 2-21 điểm. Hầu hết người bệnh có kiến thức khá tốt về bệnh Đái tháo đường (Mean=15,2). Trong 4 lĩnh vực về kiến thức thì người bệnh có kiến thức tốt nhất về lĩnh vực chăm sóc cơ bản hàng ngày và khi đau ốm, thiếu kiến thức nhất về lĩnh vực kiến thức chung liên quan đến bệnh Đái tháo đường.
Biểu đồ 3.3 Người bệnh trả lời đúng câu hỏi (n=155)
Nhận xét: Có 129 người bệnh chiếm 83,3% trả lời đúng trên 50% số câu
16,7% 83,3% Trả lời đúng < 50% Trả lời đúng > 50%
Bảng 3.6 Mô tả chi tiết kiến thức về bệnh Đái tháo đường (n=155)
Nội dung Tần số trả lời đúng
Tỷ lệ (%) 1. Bệnh ĐTĐ có thể được chữa khỏi bằng điều trị 135 87,1 2. Insulin được sản xuất bởi thận 47 30,3 3. Mức đường huyết bình thường là 90-130 mg/dL
(3,9- 6,7 mmol/l)
109 69,0
4. Căng thẳng gây tăng đường huyết 98 63,2 5. Di truyền là một trong những nguyên nhân mắc
ĐTĐ
96 61,9
6. Nếu bắt đầu có dấu hiệu của hạ đường huyết (ĐH) thì có thể bị toát mồ hôi, run tay chân, ngất
128 82,6
7. Người bệnh ĐTĐ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người không bị ĐTĐ
124 80,0
8. Kiểm soát đường huyết kém có thể gây tê tay chân 120 77,4 9. Kiểm soát ĐH kém có thể dẫn đến suy thận 113 72,9 10. Kiểm soát đường huyết tốt thường làm giảm hoặc
làm chậm xuất hiện các biến chứng bệnh ĐTĐ
151 97,4
11. Uống rượu bia có thể ảnh hưởng đến mức ĐH 145 93,5 12. Nên tiếp tục tập thể dục khi có triệu chứng đau