Đối tượng nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tự quản lý bệnh của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đà nẵng năm 2016 (Trang 33)

 Đối tượng nghiên cứu: tất cả những người bệnh Đái tháo đường type 2 đến khám tại Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Đà Nẵng.

 Tiêu chuẩn lựa chọn:

 Đã được chẩn đoán mắc ĐTĐ type 2 ít nhất 6 tháng.

 Có thể giao tiếp bình thường.

 Tự nguyện và xác nhận tham gia vào nghiên cứu.

 Tiêu chuẩn loại trừ:

 Được chẩn đoán Đái tháo đường type 2 dưới 6 tháng.

 Không thể giao tiếp bình thường.

 Người bệnh từ chối tham gia vào nghiên cứu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

 Thời gian: Từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016.

 Địa điểm: Phòng Khám Nội tiết- Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đà Nẵng, 124 Hải Phòng, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

2.3. Thiết kế:

Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu:

 Cỡ mẫu là 155 người bệnh khám tại Phòng Khám Nội tiết- Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đà Nẵng.

 Phương pháp chọn mẫu: + Chọn mẫu thuận tiện.

+ Cách thức chọn mẫu : Các điều tra viên lựa chọn tất cả người bệnh Đái tháo đường đến khám tại Phòng Khám Nội tiết- khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đà Nẵng thỏa mãn những tiêu chí chọn mẫu và mời tham gia vào nghiên cứu. Việc tiến hành phỏng vấn được diễn ra trong vòng 1 tháng, lấy mẫu toàn bộ trong thời gian từ

2.5. Phương pháp thu thập số liệu:

Việc tổ chức thu thập số liệu được thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu

 Thiết kế bộ câu hỏi: Bộ câu hỏi nghiên cứu được tác giả dịch sang Tiếng Việt từ bộ câu hỏi có sẵn bằng Tiếng Anh (mô tả cụ thể ở phần công cụ nghiên cứu), tiếp theo 2 bác sĩ y khoa có chuyên môn về bệnh Đái tháo đường kiểm tra sự chính xác về ngôn ngữ và sự phù hợp về văn hóa của bộ công cụ. Bộ công cụ sau khi hoàn thành được sử dụng để điều tra thử trên 15 người bệnh đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu để xác định độ tin cậy (cỡ mẫu pilot bằng 10% mẫu nghiên cứu) và những người này không được chọn lại vào mẫu nghiên cứu. Các câu hỏi được điều chỉnh lại để phù hợp với đối tượng nghiên cứu, sau đó in ấn phục vụ cho điều tra.

Bước 2: Tập huấn công cụ nghiên cứu

 Đối tượng: 02 giảng viên trường Đại học Duy Tân.

 Nội dung tập huấn: mục đích của cuộc điều tra, nội dung các câu hỏi, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng tiếp xúc với người bệnh.

 Thời gian, địa điểm: 01 buổi tại Trường Đại học Duy Tân.

 Giảng viên tập huấn: tác giả Bước 3: Tiến hành điều tra

 03 Điều tra viên đến tại phòng khám nội tiết mời người bệnh tham gia nghiên cứu và tiến hành phỏng vấn trong khi người bệnh chờ đến lượt khám hoặc chờ kết quả xét nghiệm hay sau khi Bác sĩ khám bệnh.

 Người bệnh mất 20-25 phút để trả lời toàn bộ câu hỏi trong phiếu điều tra.

 Điều tra viên giải đáp những thắc mắc của người bệnh trong phiếu điều tra.

 Sau khi người bệnh hoàn thành, phiếu điều tra được kiểm tra lại để tránh bỏ sót các thông tin. Phiếu điều tra được kiểm tra một lần nữa trước khi phân tích thống kê, nếu vẫn bỏ sót số liệu thì bổ sung hoặc loại bỏ phiếu.

 Tự quản lý bệnh Đái tháo đường: chế độ ăn chung, chế độ ăn cụ thể, hoạt động thể chất, kiểm tra đường huyết, chăm sóc bàn chân, sử dụng thuốc

 Biến độc lập:

 Kiến thức về bệnh ĐTĐ: kiến thức chung về bệnh ĐTĐ, nguy cơ bị biến chứng, chăm sóc cơ bản hàng ngày và khi đau ốm, sử dụng thuốc.

 Niềm tin vào bản thân.

 Niềm tin vào hiệu quả điều trị: niềm tin tự quản lý rất quan trọng đối với kiểm soát mức đường huyết, niềm tin tự quản lý rất quan trọng đối với ngăn ngừa biến chứng ĐTĐ

 Hỗ trợ xã hội: nhân viên y tế, gia đình và bạn bè, bản thân, hàng xóm/cộng đồng, chính sách và phương tiện truyền thông, các tổ chức, công việc.

2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

2.7.1. Khái niệm về các biến và bộ công cụ nghiên cứu:

Tự quản lý bệnh ĐTĐ (Diabetes self management): biến này được đánh giá bằng công cụ tóm tắt các hoạt động tự chăm sóc ĐTĐ (the Summary of Diabetes Self-Care Activities) của Toobert, Hampson, & Glasgow năm 2000 [77] .Bộ công cụ có 16 câu hỏi, tính theo thang điểm 7, khoảng điểm tính từ 0 đến 105 điểm (độ tin cậy 0,863). Tổng số điểm bằng tổng số ngày. Điểm cao hơn thì mức độ thực hiện tự quản lý cao hơn. Câu số 3, 4, 5, 6, 7, 9 tác giả có đưa thêm ví dụ để người bệnh dễ hiểu hơn về câu hỏi. Bộ công cụ đánh giá về việc thực hiện tự quản lý của người bệnh ĐTĐ về chế độ ăn, chăm sóc bàn chân, hoạt động thể chất, sử dụng thuốc, kiểm tra đường huyết, hút thuốc.

Kiến thức về bệnh ĐTĐ (Diabetes knowledge) có thể được hiểu là sự hiểu biết chung về bệnh ĐTĐ và quản lý bệnh bao gồm kiến thức chung về bệnh ĐTĐ, nguy cơ của biến chứng ĐTĐ, tự chăm sóc lúc bình thường và lúc ốm đau. Biến này được đánh giá bằng thang đánh giá kiến thức chung ĐTĐ (General Diabetes Knowledge) của Wongwiwatthananukit, 2004 [79]. Bộ công cụ có 21 câu hỏi, lựa chọn đúng hoặc không đúng, với toàn bộ câu trả lời đúng thì tổng điểm là 21 (độ tin

cậy 0,858). Điểm càng cao thì kiến thức về bệnh ĐTĐ càng cao. Bộ câu hỏi chỉ đánh giá kiến thức chung về ĐTĐ.

Hỗ trợ xã hội (Social support): Biến này được đánh giá bằng công cụ khảo sát các nguồn lực bệnh mạn tính (Brief Chronic Illness Resources Survey) của Glasgow năm 2005 [29]. Bộ công cụ có 22 câu hỏi, tính theo thang điểm 5, khoảng điểm tính từ 19 đến 110 điểm (độ tin cậy 0,903). Điểm càng cao thì hỗ trợ càng cao. Bộ công cụ dùng để đánh giá những hỗ trợ từ xã hội đối với việc tự quản lý các bệnh mạn tính bao gồm 7 nguồn hỗ trợ từcá nhân, đội ngũ y tế, gia đình và bạn bè, tổ chức trong cộng đồng, chính sách và phương tiện truyền thông, công việc.

Niềm tin vào bản thân (self efficacy) được hiểu là sự tự tin của bản thân khi thực hiện những hành vi liên quan đến sức khỏe. Biến này được đánh giá bằng công cụ Diabetes Self-Efficacy Scale của Stanford Patient Education Center [73]. Bộ công cụ gồm 8 câu hỏi, tính theo thang điểm 10, khoảng điểm tính từ 8 đến 80 điểm (độ tin cậy 0,756).Điểm cho mỗi câu là số mà người bệnh chọn, điểm càng cao thì niềm tin vào bản thân càng cao. Câu 3, 5 tác giả có đưa thêm ví dụ để người bệnh dễ hiểu hơn về câu hỏi. Bộ công cụ đo lường mức độ tự tin để quản lý hành vi chăm sóc hàng ngày liên quan đến ĐTĐ bao gồm chế độ ăn, hoạt động thể chất, theo dõi đường huyết, chăm sóc cơ bản về ĐTĐ.

Niềm tin vào hiệu quả điều trị (belief in treatment effectiveness)được hiểu là những niềm tin về tầm quan trọng của các hoạt động tự quản lý bệnh ĐTĐ đối với kiểm soát và dự phòng biến chứng lâu dài của ĐTĐ. Biến này được đánh giá bằng công cụ đánh giá niềm tin vào hiệu quả điều trị của Xu năm 2008 [83]. Bộ công cụ gồm 9 câu hỏi, tính theo thang điểm 5, khoảng điểm tính từ 9 đến 45 điểm (độ tin cậy 0,861). Bộ công cụ đánh giá niềm tin về tầm quan trọng của hành vi tự quản lý đối với việc kiểm soát mức đường huyết (4 câu) và dự phòng các biến chứng của ĐTĐ (5 câu).Tổng số điểm của niềm tin vào điều trị là mức quan trọng của thực hiện quản lý được tin tưởng bởi người bệnh, điểm càng cao thì niềm tin về hiệu quả của thực hiện hoạt động quản lý bệnh càng cao.

2.7.2. Cách tính điểm và đánh giá bộ công cụ nghiên cứu

 Bộ câu hỏi niềm tin vào bản thân:

 Cách tính điểm: Có 8 câu hỏi, tính theo thang điểm 10, khoảng điểm tính từ 8 đến 80 điểm.Điểm cho mỗi câu là số mà người bệnh chọn. Nếu hai số liên tiếp được chọn thì lấy điểm số thấp hơn. Điểm của công cụ được tính tổng của 8 câu. Nếu nhiều hơn 2 câu không được trả lời thì không tính điểm của bộ công cụ.

 Đánh giá: điểm càng cao thì niềm tin vào bản thân càng cao. Điểm trung bình được phân thành 3 mức độ với khoảng điểm bằng (80-8)/3=24. Từ 8-32: mức độ thấp, từ 32,1-56: mức độ trung bình, từ 56,1-80: mức độ cao.

 Bộ câu hỏi tự quản lý bệnh ĐTĐ

 Cách tính điểm: 16 câu, điểm mỗi câu tính là số ngày, ngoại trừ câu 15

 Chế độ ăn chung = Trung bình của câu 1 và câu 2.

 Chế độ ăn cụ thể = Trung bình của câu 3, câu 4 và câu 5. Câu 4 tính điểm ngược lại (0=7, 1=6, 2=5, 3=4, 4=3, 5=2, 6=1,7=0).

 Hoạt động thể chất =Trung bình của câu 6 và 7.

 Kiểm tra đường huyết =Trung bình của câu 8 và 9.

 Chăm sóc bàn chân = Trung bình của câu 10, 11, 12, 13 và 14. Trong đó câu 13 tính điểm ngược lại (0=7, 1=6, 2=5, 3=4, 4=3, 5=2, 6=1,7=0).

 Sử dụng thuốc = Điểm câu 16

 Tình trạng hút thuốc lá = Điểm câu 15 (0 =không hút, 1 =hút thuốc) + số điếu thuốc / ngày

 Đánh giá: điểm tự quản lý tính bằng tổng các lĩnh vực ngoại trừ hút thuốc lá. Điểm cao hơn thì mức độ thực hiện tự quản lý cao hơn. Điểm trung bình được phân thành 3 mức độ với khoảng điểm bằng (105-0)/3=35. Từ 0-35: mức độ thấp, từ 35,1-70: mức độ trung bình, từ 70,1-105: mức độ cao.

 Bộ câu hỏi hỗ trợ xã hội

 Cách tính điểm: có 22 câu hỏi, tính theo thang điểm 5, khoảng điểm tính từ 19 đến 110 điểm. Điểm cho mỗi câu là số mà người bệnh chọn. Điểm của bộ công

 Hỗ trợ từ nhân viên y tế: câu 1, 2, 3.

 Hỗ trợ từ bạn bè, gia đình: câu 4, 5, 6.

 Hỗ trợ từ bản thân: câu 7, 8, 9.

 Hỗ trợ từ hàng xóm/cộng đồng: câu 10, 11, 12, 13.

 Hỗ trợ từ phương tiện truyền thông và chính sách: câu 14, 15, 16.

 Hỗ trợ từ các tổ chức: câu 17, 18, 19.

 Hỗ trợ từ nơi làm việc: câu 20, 21, 22.

 Đánh giá: điểm càng cao thì hỗ trợ càng cao. Điểm trung bình được phân thành 3 mức độ với khoảng điểm bằng (110-8)/3=34. Từ 8-42: mức độ thấp, từ 42,1- 77: mức độ trung bình, từ 77,1-110: mức độ cao.

 Bộ câu hỏi về kiến thức về bệnh ĐTĐ

 Cách tính điểm: 1 điểm cho 1 câu trả lời đúng, 21 câu đúng là tổng số điểm của bộ công cụ. Tất cả các câu đều có đáp án là ĐÚNG, ngoại trừ các câu 1, 2, 12, 16 có đáp án là SAI.

 Đánh giá: điểm càng cao kiến thức càng tốt. Điểm trung bình được phân thành 3 mức độ với khoảng điểm bằng (21-0)/3=7. Từ 0-7: mức độ thấp, từ 7,1 -15: mức độ trung bình, từ 15,1-21: mức độ cao.

 Bộ câu hỏi niềm tin vào hiệu quả điều trị

 Cách tính điểm: có 9 câu hỏi, tính theo thang điểm 5, khoảng điểm tính từ 9 đến 45 điểm. Điểm cho mỗi câu là số mà người bệnh chọn. Điểm của bộ công cụ là tổng điểm của các câu. Tổng số điểm của niềm tin vào điều trị là mức quan trọng của thực hiện tự quản lý được người bệnh tin tưởng .

 Đánh giá: điểm càng cao thì niềm tin về hiệu quả của thực hiện hoạt động quản lý bệnh càng cao. Điểm trung bình được phân thành 3 mức độ với khoảng điểm bằng (45-9)/3=12. Từ 9-21: mức độ thấp, từ 21,1 -33: mức độ trung bình, từ 33,1-45: mức độ cao.

Bảng 2.1 Kiểm tra độ tin cậy của bộ công cụ (Pilot test)

Biến Công cụ Độ tin cậy

(Cronbach's Alpha)

Kiến thức về bệnh Đái tháo đường

Kiến thức chung Đái tháo đường (General Diabetes Knowledge) của

Wongwiwatthananukit, 2004

0,858

Hỗ trợ xã hội Khảo sát các nguồn lực bệnh mạn tính (Brief Chronic Illness Resources Survey) của Glasgow, 2005

0,903

Niềm tin vào bản thân

Niềm tin vào bản thân (Diabetes Self- Efficacy Scale) của Stanford Patient Education Center

0,756

Niềm tin vào hiệu quả điều trị

Niềm tin vào hiệu quả điều trị (Belief in treatment effectiveness) của Xu , 2008

0,861 Tự quản lý bệnh

Đái tháo đường

Tóm tắt các hoạt động tự chăm sóc Đái tháo đường (the Summary of Diabetes Self-Care Activities) của Toobert, Hampson, &

Glasgow, 2000

0,863

Sau khi tiến hành làm pilot, kết quả cho thấy hệ số độ tin cậy α Cronbach của tất cả các bộ công cụ đều >0,7 vì vậy tất cả bộ công cụ này được sử dụng vào nghiên cứu. 2.8. Phương pháp phân tích số liệu:

 Nhập liệu : toàn bộ số liệu thu thập được nhập liệu bằng phần mềm EPIDATA 3.1

 Làm sạch số liệu: sau khi hoàn tất nhập liệu, các số liệu được làm sạch bằng cách dùng bảng tần số để phát hiện số liệu lạ, dùng lệnh lọc và tìm kiếm để điều chỉnh.

 Phân tích số liệu: Các số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0

 Kỹ thuật thống kê:

 Thống kê mô tả: lập bảng phân bố tần số của các biến số.

 Thống kê phân tích: xác định mối tương quan giữa một số yếu tố và việc tự quản lý bệnh ĐTĐ bằng cách sử dụng phương pháp phân tích tương quan Pearson sau khi kiểm tra biến có phân phối chuẩn.

2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

Nghiên cứu đã được sự đồng ý của ban lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng. Nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích của nghiên cứu cho người tham gia và mời họ tham gia vào nghiên cứu. Nghiên cứu viên chuẩn bị sẵn một mẫu đồng ý tham gia nghiên cứu để người bệnh ký xác nhận tham gia vào nghiên cứu. Nghiên cứu viên cam kết về việc giữ bị mật thông tin và danh tín của người tham gia, tên của người tham gia được mã hóa bằng số. Nghiên cứu không gây hại cho người tham gia. Người tham gia không nhận được tiền khi tham gia nghiên cứu và được cung cấp thông tin về quyền được dừng lại khi tham gia nghiên cứu và quyết định của họ không ảnh hưởng đến việc chăm sóc hay điều trị cho họ. Nghiên cứu viên giải thích cho người tham gia để hoàn thành bộ câu hỏi này cần khoảng 25 đến 30 phút. Kết quả chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh ĐTĐ type 2.

2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số Sai số: Sai số:

 Sai số nhớ lại: không nhớ chính xác số ngày đã thực hiện một hoạt động nào đó như tuân thủ chế độ ăn, tập luyện hay sử dụng thuốc, theo dõi đường huyết.

 Sai số ngẫu nhiên: do người được phỏng vấn không hiểu câu hỏi Biện pháp khắc phục:

 Bộ công cụ sử dụng phỏng vấn được điều tra thử để kiểm tra độ tin cậy trước khi tiến hành nghiên cứu.

 Nghiên cứu viên tiến hành tập huấn kỹ cho 2 điều tra viên khác.

 Nghiên cứu viên giải thích những thông tin trong phiếu điều tra nếu người bệnh không hiểu rõ.

 Toàn bộ phiếu điều tra được kiểm tra trong ngày, những phiếu thiếu thông tin được bổ sung hoặc loại bỏ.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Các đặc điểm chung của người bệnh

Biểu đồ 3.1 Phân nhóm tuổi của người bệnh (n=155)

Nhận xét: Người bệnh Đái tháo đường có đội tuổi từ 20 đến 86 tuổi và trung bình là 60 tuổi. Đa số người bệnh nằm trong độ tuổi từ 55-64 chiếm tỷ lệ 47,1%. Bên cạnh đó có 71,6% người bệnh nằm trong độ tuổi từ 30-64 và có 27,7% người bệnh trong độ tuổi trên 65 tuổi.

Bảng 3.1 Đặc điểm giới, dân tộc, tôn giáo (n=155)

Đặc điểm Lựa chọn Số lượng Tỷ lệ (%)

Giới Nam 74 47,7

Nữ 81 52,3

Dân tộc Kinh 155 100

Khác 0 0

Tôn giáo Không 138 87,7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tự quản lý bệnh của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đà nẵng năm 2016 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)