Một số đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tự quản lý bệnh của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đà nẵng năm 2016 (Trang 32 - 33)

Thành phố Đà Nẵng: là một thành phố thuộc trung ương, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là thành phố lớn thứ 3 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tổng diện tích là 1285,4 km². Theo kết quả nghiên cứu năm 2013, dân số thành phố là 992800 người.Tốc độ tăng trưởng đô thị là 3,5% với tỷ lệ đô thị hóa cao nhất (87%) trong số các thành phố và các tỉnh của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP thành phố Đà Nẵng trung bình 11% trong giai đoạn 2006-2010, gấp 1,5 lần mức trung bình của quốc gia. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam vào năm 2011, thành phố Đà Nẵng có 69 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 12 Bệnh viện, 1 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng và 56 trạm y tế.

Bệnh viện Đà Nẵng: được nâng lên là Bệnh viện hạng 1 vào năm 2003 trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh của khu vực miền Trung. Với chỉ tiêu 1010 giường bệnh, hơn 1200 cán bộ nhân viên bao gồm 31 tiến sĩ và bác sĩ chuyên khoa 2 và 204 Thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa 1, thu dung khoảng 2000 người bệnh mỗi ngày.

Khoa khám bệnh Bệnh viện Đà Nẵng: Khám bệnh từ 7:00-17:00 từ thứ 2 đến thứ 6. Phòng khám nội tiết gồm 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng, mỗi ngày có khoảng 30-50 người bệnh Đái tháo đường type 2 đến khám.

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tự quản lý bệnh của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đà nẵng năm 2016 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)