Tính tất yếu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện ninh hải, tỉnh ninh thuận (Trang 32 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Tính tất yếu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong

trong giai đoạn hiện nay

1.3.1. Tính tất yếu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay đoạn hiện nay

Khi bàn về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng, C.Mác đã khẳng định: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn"[32, tr.181]. Theo quan điểm của C.Mác và

Ph. Ăngghen, cán bộ là những người tiêu biểu cho phong trào cách mạng; có tri thức và trình độ nhận thức cao, biết kết hợp vận dụng lý luận cách mạng với thực tiễn để tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng. Họ phải là những người tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, có trách nhiệm cao và được quần chúng noi theo.

Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của Mác và Ăngghen, V.I. Lênin đã đề ra những quan điểm quan trọng về cán bộ trong quá trình xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Theo V.I. Lênin, vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trước hết là ở chỗ đảm bảo tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính trị của Đảng. Vì thế, Người coi việc lựa chọn, bố trí và bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ là những vấn đề mấu chốt trong toàn bộ công tác cán bộ của Đảng Cộng sản cầm quyền và ông cũng khẳng định "trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được, trong hàng ngũ của mình, những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào"[31, tr.473]. Khi giành được chính quyền, nhiệm vụ mới vô cùng khó khăn của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân là QLNN, quản lý KT - XH nhằm xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa, vì vậy vấn đề cán bộ cần phải được chú trọng hơn, yêu cầu đội ngũ cán bộ phải nỗ lực cao hơn để hoàn thành sứ mệnh mới. Người khẳng định: "Nghiên cứu con người, tìm ra cán bộ có bản lĩnh; hiện nay đó là then chốt, nếu không thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn"[31, tr.449]. Để có được đội ngũ cán bộ am hiểu trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu xây dựng CNXH, V.I. Lênin đã coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, đề bạt cán bộ, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của họ, tăng cường giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng và năng lực công tác cho cán bộ, chống bệnh quan liêu, xa dân, kiêu ngạo, thoái hóa biến chất.

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên CNXH. Người coi: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"[33, tr.269]. Vì vậy công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là vấn đề tất yếu, tính tất yếu đó xuất phát từ vai trò hết sức quan trọng của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Vai trò của người cán bộ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, được thể hiện trong bốn mối quan hệ chủ yếu: cán bộ với đường lối chính sách, cán bộ với tổ chức bộ máy, cán bộ với công việc và cán bộ với quần chúng. Trong quan niệm của Người, cán bộ không chỉ là người vạch ra đường lối mà còn có vai trò quyết định trong việc tổ chức thực hiện đường lối. Người nói: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”[33, tr.269]. Nếu có cán bộ tốt, đủ tư chất, tài năng và đạo đức thì việc xây dựng đường lối sẽ đúng đắn, là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi. Ngược lại, nếu không có đội ngũ cán bộ tốt thì dù có đường lối, chính sách đúng thì cũng khó biến thành hiện thực. Người cán bộ là “cầu nối” giữa Đảng, Chính phủ với quần chúng, đem chính sách của Đảng và Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, vì vậy đòi hỏi người cán bộ phải có đủ trình độ, trí tuệ nhất định, nắm chắc tình hình, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, cũng như phản ánh đúng tình hình để làm căn cứ đề ra các chủ trương, chính sách cho phù hợp. Từ đó, Người kết luận: "Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém"[33, tr.273].

Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò cán bộ và công tác cán bộ, trong suốt hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng

Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng và đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với đòi hỏi của từng thời kỳ cách mạng, đó chính là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng ta xác định phải "có một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền"[4, tr.27]; đồng thời nhấn mạnh vai trò của cán bộ trong chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng"[4, tr.66]. Theo quan điểm của Đảng, trong xây dựng đội ngũ cán bộ một cách đồng bộ, đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, cần đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, đây là vấn đề cấp bách và mang tính tất yếu của mọi giai đoạn cách mạng. Bởi vì, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, của cấp ủy cấp trên và chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ vai trò quyết định trong việc hiện thực hoá sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt của đời sống KT - XH ở cơ sở; là người gần dân, hiểu dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân để đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước nghiên cứu, sửa đổi bổ sung chủ trương, chính sách ngày càng đúng đắn, hoàn thiện hơn; là lực lượng quan trọng để quy hoạch, bổ sung vào các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cấp cao hơn.

Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết cán bộ các cấp được rèn luyện, trưởng thành qua thực tiễn, có lập trường tư tưởng kiên định vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, gắn bó với Nhân dân. Tuy nhiên, có một bộ phận cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác - Lênin và xã hội chủ nghĩa, suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý

tưởng cách mạng; có biểu hiện thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, quan liêu; ý thức học tập, rèn luyện chưa cao; tác phong công tác, lề lối làm việc chưa khoa học; những biểu hiện tiêu cực này đã làm suy giảm niềm tin của Nhân dân đối với chế độ, đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và các cấp chính quyền. Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ sở có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tư duy, năng lực thực tiễn, năng lực tham mưu và tổ chức thực hiện, kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với nền KTTT, hội nhập quốc tế còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, chưa thật sự là trung tâm đoàn kết nội bộ, chưa quy tụ được sự đồng thuận của tập thể cán bộ và Nhân dân, thiếu năng động, sáng tạo trong vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay, xét về chất lượng và cơ cấu còn nhiều mặt chưa ngang tầm với thời đại.

Chính vì vai trò, vị trí quan trọng và thực trạng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hiện nay, nên việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao là nhiệm vụ tất yếu, hiển nhiên và là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng và quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng. Đây là nhân tố then chốt để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện thành công chương trình cải cách nền hành chính Nhà nước và xây dựng nông thôn mới, góp phần ổn định HTCT và chất lượng bộ máy Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện ninh hải, tỉnh ninh thuận (Trang 32 - 37)