Những thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng đội ngũ cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện ninh hải, tỉnh ninh thuận (Trang 47 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng đội ngũ cán

bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

- Về thuận lợi

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn xem việc xây dựng đội ngũ CBCC nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng là việc làm thường xuyên và là nhân tố then chốt, quyết định đến sự thành công hay thất bại khi thực hiện các mục tiêu phát triển nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tham gia có hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; thực hiện thành công chương trình CCHC Nhà nước và từng bước xây dựng HTCT từ Trung ương đến cơ sở tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, nghị quyết đúng đắn, kịp thời và toàn diện trên tất cả các mặt về công tác tổ chức cán bộ.

Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính Nhà nước đến năm 2020 cũng xác định, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC là một trong những chương trình hành động chiến lược góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy Nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, đặt ra yêu cầu xây dựng được đội ngũ cán bộ cấp cơ sở vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng

lực, trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nhiều chủ trương, quan điểm, giải pháp lớn của Đảng về công tác cán bộ được thể chế hóa, cụ thể hóa thành các quy chế, quy định. Đại hội XII của Đảng và các Hội nghị Trung ương (khóa XII) đã đề ra nhiều chủ trương đổi mới về công tác cán bộ và những quy định mới trong các khâu của công tác cán bộ; tăng cường phân công, phân cấp trong công tác cán bộ; có cơ chế để Nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ CBCC.

Những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn xem việc đào tạo nâng cao trình độ cho CBCC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm; UBND tỉnh ban hành Quyết định 40/2019/QĐ-UBND ngày 09/8/2019 về việc ban hành Quy định một số nội dung và mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng trong nước đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên liên kết với các Trường Đại học mở các lớp Đại học, sau Đại học tại địa phương với các ngành: Quản lý đất đai, tài nguyên, Luật kinh tế, Quản trị kinh doanh, Hành chính công, Ngoại ngữ… tạo điều kiện thuận lợi cho CBCC, viên chức tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có đủ kiến thức phục vụ tốt cho quá trình phát triển của địa phương. Hàng năm, cử cán bộ trong nguồn quy hoạch tham gia học các lớp Cao cấp, Trung cấp LLCT tổ chức tại Trường Chính trị tỉnh Ninh Thuận, Học viện chính trị khu vực II nhằm nâng cao trình độ LLCT.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ninh Hải nhiệm kỳ 2015 - 2020, BCH Đảng bộ huyện đã xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình đào tạo và phát huy nguồn nhân lực trong HTCT, nhất là có nhiều giải pháp nhằm nâng cao trình độ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở; chú trọng công tác cán bộ từ khâu tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển,

điều động cán bộ; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành và từng cơ sở nhằm từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hầu hết đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đã giữ vững bản lĩnh chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống, tích cực học tập, công tác, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, thị trấn ngày càng phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân các địa phương ngày càng được cải thiện, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

- Về khó khăn

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt có nhiều thay đổi theo hướng hợp lý và từng bước hoàn thiện nhưng việc quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đến nay còn nhiều bất cập.

Về tiền lương và thu nhập của cán bộ cấp cơ sở thời gian qua đã được cải cách, điều chỉnh nhưng vẫn chưa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức trung bình. Vì thế phần nào ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ cũng như mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở một số nơi chưa được cấp ủy quan tâm đúng mức. Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ cấp cơ sở còn bất cập, còn bị ảnh hưởng tác phong tùy tiện, ý thức kỷ luật kém của nông dân xưa.

UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành chính sách thu hút nguồn sinh viên giỏi mới tốt nghiệp được đào tạo bài bản ở một số trường Đại học về địa phương làm việc. Nhưng nguồn ưu đãi thấp nên việc thu hút còn gặp khó khăn. Mặt khác, sinh viên tốt nghiệp đại học thường ở lại thành phố Hồ Chí Minh để làm việc với mức thu nhập cao và có cơ hội tiếp tục học tập nâng cao trình độ.

trong toàn huyện không đồng đều; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc còn hạn chế, hiệu quả công tác thấp. Mặt trái của cơ chế KTTT tác động xấu đến tư tưởng của đội ngũ cán bộ, kích động tư tưởng thực dụng, đề cao lợi ích vật chất, thờ ơ về chính trị...

Đa số cán bộ cấp cơ sở khả năng tư duy, dự báo tình hình còn yếu, thiếu khả năng hoạch định, tổng hợp tình hình, tổng kết thực tiễn; tinh thần hợp tác, phối hợp xử lý công việc còn nhiều hạn chế nên hiệu quả công tác chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện ninh hải, tỉnh ninh thuận (Trang 47 - 50)