Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện ninh hải, tỉnh ninh thuận (Trang 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong

hiện nay

Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “xây dựng” được hiểu là: “làm cho hình thành một tổ chức hay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướng nhất định” [38, tr.1145].

Theo quan niệm trên thì xây dựng là sự tác động của chủ thể đến đối tượng nhằm định hướng cho chiến lược lâu dài và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Kết quả của sự tác động đó làm cho đối tượng phát triển theo đúng mục đích và yêu cầu mà chủ thể đã xác định.

Từ luận giải trên, “xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở” có thể hiểu: là tổng thể các chủ trương, giải pháp, cách thức mà HTCT các cấp thực thi, tác động đồng bộ lên đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, để tạo ra một đội ngũ ngày càng trưởng thành, vững mạnh đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, củng cố AN - QP ở cơ sở.

Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được tiến hành trên tất cả các khâu nhận xét, đánh giá; quy hoạch; tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng;chế độ, chính sách; quản lý, kiểm tra, giám sát.

- Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Công tác đánh giá, nhận xét cán bộ chủ chốt cấp cơ sở giữ vai trò hết sức quan trọng trong công tác cán bộ, có tác dụng phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế, thiếu sót của mỗi cán bộ để xem xét bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên, đánh giá cán bộ là công việc rất khó, đòi hỏi phải công tâm khách quan, căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ và việc hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ để đánh giá, trọng dụng những người có đức, có tài. Để đánh giá, nhận xét đúng cán bộ thì từng đảng bộ, chi bộ cơ sở cần nắm vững và thực hiện những

quy trình sau: Cần có phương pháp đánh giá, phân tích, nhận xét cán bộ một cách khách quan, khoa học, công tâm theo một quy trình chặt chẽ đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ. Phải kết hợp theo dõi thường xuyên với đánh giá theo định kỳ. Đánh giá phải kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau để phân tích, chọn lọc; nhận xét, đánh giá công khai và trực tiếp, để làm sao đánh giá được cái “tâm”, cái “tầm” và bản lĩnh chính trị của cán bộ, lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá cán bộ; khắc phục tình trạng cảm tính, hình thức, xề xòa, chiếu lệ; phải thể hiện rõ tính chiến đấu, tính xây dựng trong đánh giá cán bộ, có như thế mới phản ánh, đánh giá đúng thực chất cán bộ.

- Công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Quy hoạch cán bộ là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của đất nước.

Quy hoạch cán bộ cơ sở là một nội dung trọng yếu trong công tác cán bộ của các chi bộ, đảng bộ cơ sở, đảm bảo cho công tác cán bộ có kế hoạch, chủ động đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của tổ chức cơ sở đảng đáp ứng nhiệm vụ chính trị của địa phương. Có quy hoạch cán bộ mới xây dựng được kế hoạch cán bộ. Kế hoạch cán bộ đều phụ thuộc vào chất lượng quy hoạch cán bộ. Trên cơ sở cơ sở chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nông thôn mới và quy hoạch cán bộ của cấp uỷ cấp trên, các tổ chức cơ sở đảng xây dựng quy hoạch cán bộ cần tập trung vào những điểm sau: sớm lập các dự án xây dựng tổng thể đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, nhất là cán bộ chủ chốt cơ sở để xác định mục tiêu quy hoạch; quán triệt cơ cấu trong quy hoạch;

đường hình thành nguồn cán bộ trong quy hoạch; dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ cơ sở theo kế hoạch, trình tự hợp lý, thời gian nhất định, nhằm tổ chức đào tạo đội ngũ CBCC kế cận đáp ứng được ngay số lượng cán bộ, công chức cấp xã thiếu hụt do nghỉ hưu, do thay đổi sau mỗi nhiệm kỳ, hay CBCC bị buộc thôi việc.

- Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm là cách thức, phương pháp để lựa chọn và bố trí cán bộ cho đúng người, đúng việc nhằm phát huy năng lực và sở trường của họ để đạt kết quả cao trong công tác. Tuyển dụng, bổ nhiệm là hai khâu công việc của quá trình sử dụng cán bộ nhằm đạt mục đích chung, nó vừa là những điều kiện cần thiết vừa là yêu cầu của khoa học quản lý con người. Tính khoa học thể hiện ở chỗ nó phải dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn của quy luật phát triển xã hội, đường lối, nguyên tắc, phương pháp và những yếu tố tâm lý học để đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm. Nếu làm tốt công tác tuyển dụng, Đảng và Nhà nước ta sẽ lựa chọn được những người có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ, năng lực, là nguồn nhân lực kế thừa tốt, bổ sung vào quy hoạch và bổ nhiệm vào đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Việc sắp xếp đúng chỗ, đúng việc sẽ tạo điều kiện phát huy tinh thần hăng say làm việc, khuyến khích tinh thần học tập và rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn. Chính vì vậy công tác tuyển chọn, bố trí có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng công tác của cán bộ cấp cơ sở.

- Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở:

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một khoa học, hơn nữa là một khoa học về con người, do đó cần được hiểu sâu sắc. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sẽ tạo tiền đề cho quá trình tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Đào tạo cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là làm cho đội ngũ này có được những năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Năng lực ở đây bao gồm trình độ về kiến thức, năng lực về hiểu biết, nhận thức về sự việc, năng lực điều hành, tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất giải pháp để thực hiện đạt mục tiêu…

Để học tập có hiệu quả, từng cá nhân luôn phải thay đổi cách tiếp cận trong quá trình học tập. Người giảng dạy cũng cần phải là người quan sát xem học viên học tập như thế nào, hoặc trực tiếp tham gia vào phân tích một vấn đề một cách có chủ định. Việc quan sát và phản ánh sẽ giúp hình thành những quan điểm từ thực tiễn và tiếp theo là quá trình thử nghiệm chủ động, là đưa vào thí điểm các quan điểm, ý tưởng mới trong những tình huống mới.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải toàn diện, cả đào tạo cơ bản và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; cả về chuyên môn, LLCT, kiến thức QLNN, hiểu biết thực tiễn, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải là những người hiểu sâu sắc đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn, có tầm nhìn xa, biết quyết đoán công việc để phục vụ công tác lãnh đạo, có khả năng vận động và thuyết phục Nhân dân. Trong quá trình hội nhập quốc tế và thực hiện CNH, HĐH đòi hỏi cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải tự phấn đấu học tập, rèn luyện bản thân mình một cách hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các cấp từ Trung ương đến địa phương cần coi trọng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở dài hạn, trung hạn và ngắn hạn sát với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho từng thời kỳ, đáp ứng nhu cầu trước mắt, nhu cầu lâu dài; đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng và phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm đạt những mục tiêu đề ra.

- Về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quyết sách hướng về cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ và nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt ở cơ sở để có thể đảm đương được nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Chế độ, chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong quản lý xã hội. Chế độ, chính sách tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chế độ, chính sách có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người, nhưng có thể kìm hãm hoạt động của con người, làm thui chột tài năng, sáng tạo, nhiệt tình trách nhiệm của mỗi con người. Vì vậy, chế độ chính sách là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cán bộ. Có thể nói trong tình hình hiện nay việc đổi mới cơ chế sử dụng và chính sách đối với cán bộ là khâu có tính đột phá.

Tuy nhiên, hệ thống chính sách đối với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hiện nay vẫn còn một số bất cập. Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở chưa trở thành động lực kích thích đội ngũ này làm việc với sự nhiệt tình hăng say. Hệ thống chính sách vẫn mang tính chắp vá, không đồng bộ; cơ chế quản lý, việc xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện chính sách còn chồng chéo, thiếu nhất quán từ quy hoạch đến đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đến cơ chế kiểm tra, giám sát….

Tất cả những bất hợp lý về chính sách cán bộ như trên dẫn đến kết quả nhiều cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có năng lực thực sự không muốn tham gia công tác hoặc nếu có tham gia thì tư tưởng không ổn định, làm việc cầm chừng, có tư tưởng muốn chuyển đến nơi làm việc có điều kiện tốt hơn, thu nhập cao hơn, thậm chí sẽ có những cán bộ phạm một số sai lầm, khiếm khuyết như tham ô, tham nhũng, hạch sách Nhân dân, vòi vĩnh Nhân dân để kiếm chác…. Vì vậy, cần thực hiện nghiêm, chính xác kịp thời các chế độ,

chính sách để động viên cán bộ chủ chốt cấp cơ sở yên tâm công tác, ngăn chặn những tiêu cực.

- Về quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát là tất yếu khách quan giúp cho Ðảng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu góp phần hoàn thành vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Kiểm tra, giám sát, đánh giá và quản lý là hoạt động nhằm nắm chắc thông tin, diễn biến về tư tưởng, hoạt động của cán bộ, giúp cho cấp ủy và thủ trưởng phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động, làm cho đội ngũ cán bộ luôn hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc, sử dụng đúng người, đúng việc. Qua đó, lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thưởng, phạt nghiêm minh, ngăn chặn cái xấu, cái tiêu cực, phát huy những nhân tố tích cực; đồng thời nắm vững thực trạng của đội ngũ cán bộ và là cơ sở để làm tốt công tác cán bộ từ quy hoạch cho đến đào tạo và sử dụng, bố trí cán bộ. Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý và bảo vệ cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

Hiện nay, một số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở mặc dù có năng lực, tuy nhiên họ lại chưa tận tâm với công việc, họ ngại làm nên khi được cấp trên giao nhiệm vụ họ thường lơ là, không tập trung giải quyết công việc, lại không được giám sát, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên dẫn đến công việc không hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng chất lượng không cao. Điều này cũng do một phần thiếu sót trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ.

Tiểu kết chƣơng 1

Đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư trên địa bàn; là chỗ dựa, công cụ sắc bén để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân; là người trực tiếp tuyên truyền và vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; là người gần dân, sát dân, trực tiếp nắm bất tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, giải quyết các yêu cầu, thắc mắc về lợi ích chính đáng của Nhân dân; đồng thời, là người quy tụ khối đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thời gian qua, phần lớn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đã phát huy tốt vị trí, vai trò, góp phần phát triển KT - XH, ổn định ANCT, TTATXH của đất nước nói chung và huyện Ninh Hải nói riêng.

Chương 1 đã hệ thống hóa các khái niệm, phân tích các nội dung, yêu cầu nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống tốt, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền CNXH; có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yều cầu sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN

2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Huyện Ninh Hải nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Ninh Thuận, toàn huyện có 08 xã và 01 thị trấn, tổng diện tích tự nhiên 25.358,09 ha, chiếm 7,56 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số trung bình toàn huyện khoảng 94.424 người, trong đó dân số nông thôn chiếm 82,50%; mật độ dân số bình quân toàn huyện 372 người/km2. Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 8 km, ranh giới hành chính huyện tiếp giáp với các địa phương như sau: Phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông; phía Tây giáp huyện Bác Ái và huyện Thuận Bắc; phía Tây Nam giáp thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; phía Bắc giáp huyện Thuận Bắc. Về giao thông tương đối thuận lợi, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nối liền với các huyện Thuận Bắc, Bác Ái; có 58 km chiều dài bờ biển với các vịnh, vũng, bãi biển đẹp; có cảng cá, khu sản xuất muối công nghiệp, khu bảo tồn Vườn quốc gia Núi Chúa,... Vì vậy, Ninh Hải có vị trí quan trọng trong bảo vệ môi trường và AN - QP đối với tỉnh Ninh Thuận, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tổng hợp: Thương mại - dịch vụ, Công nghiệp - xây dựng, Nông nghiệp - Thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện ninh hải, tỉnh ninh thuận (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)