Kinh nghiệm từ Ban quản lý dự án đầutư xây dựng huyện Tiên Lãng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng tại BQL dự án ĐTXD huyện Thủy Nguyên (Trang 32 - 63)

Tiên Lãng

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tiên Lãng đã thực hiện tốt các văn bản pháp lý về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng đến nay đã cơ bản hoàn thiện, đầy đủ để tổ chức quản lý, kiểm soát xây dựng, đã tách bạch, phân định rõ trách nhiệm đối với việc đảm bảo chất lượng dự án giữa cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, Ban quản lý dự án và các nhà thầu tham gia. Nội dung, trình tự, trong công tác quản lý chất lượng cũng được quy định cụ thể, làm cơ sở cho công tác kiểm tra của cơ quan quản lý ở các cấp, tạo hành lang pháp lý tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư xây dựng.

Ứng dụng khoa học công nghệ thiết bị hiện đại, vật liệu mới có chất lượng cao đa dạng được áp dụng mạnh mẽ giúp nâng cao chất lượng dự án, giảm giá thành sản phẩm;

Với công tác thiết kế: Các cán bộ này đang được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Huyện Tiên Lãng chú ý đặc biệt, đó có thể thể hiện bằng cơ chế khuyến khích, thi tuyển, hoặc bằng cách tăng định mức chi phí cho công tác lập dự án... Công tác thi tuyển phương án thiết kế cơ sở đã góp phần phát huy tính sáng tạo của các đơn vị tư vấn, cho phép chủ đầu tư lựa chọn phương án tối ưu về kinh tế và kỹ thuật, nâng cao chất lượng và hiệu quả dự án cũng như chọn được tư vấn thiết kế có đủ năng lực trong quá trình thực hiện;

Ngoài việc tự giám sát chất lượng công trình của Ban quản lý dự án, của nhà thầu và tư vấn giám sát, ở hầu hết dự án còn có giám sát của nhân dân về chất lượng dự án đầu tư xây dựng. Qua đó có thể thấy rõ là công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình được xã hội coi trọng, quan tâm và dần mang tính xã hội hóa.

1.3.2. Kinh nghiệm từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Vĩnh Bảo

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Vĩnh Bảo đã tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng, trọng tâm là quản lý chất lượng công trình và quản lý chi phí xây dựng theo quy định hiện hành. Theo báo cáo trong năm 2019, tỷ lệ cắt giảm chi phí sau thẩm tra, thẩm định vào khoảng 4,02%; tỷ lệ hồ sơ phải sửa đổi, thiết kế bổ sung chiếm khoảng 18,7% (Theo báo cáo tổng kết năm 2019 của Ban quản lý dự án).

Thông qua việc kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng, cơ quan chuyên môn về xây dựng đã phát hiện một số tồn tại, sai sót trong công tác khảo sát, thiết kế, quản lý chất lượng, giám sát thi công xây dựng và yêu cầu của chủ đầu tư, các nhà thầu chấn chỉnh kịp thời.

Việc thực hiện phối hợp thanh toán, quyết toán các gói thầu được triển khai đồng bộ, kịp thời giữa các đơn vị do đó công tác giải ngân vốn đạt 100% kế hoạch vốn được giao trong năm 2019.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thủy Nguyên

Từ một số kinh nghiệm QLNN đối với các dự án ĐTXD tại các Ban quản lý dự án nêu trên, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, thực hiện đúng quy trình theo các văn bản quy pháp pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Hai là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, đối tượng đền bù giải phóng mặt bằng kịp thời nắm bắt tình hình báo cáo cấp có thẩm quyền để tháo gỡ các vướng mắc trong công tác đề bù giải phóng mặt bằng đảm bảo kế hoạch khởi công theo yêu cầu dự án.

Ba là, Tổ chức sắp xếp các đơn vị chức năng phù hợp đảm bảo công tác thanh toán quyết toán dự án được chặt chẽ, kịp thời, hoàn thành kế hoạch vốn được giao.

Bốn là, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào công tác điều hành, giám sát các giai đoạn thực hiện dự án gồm chuẩn bị, thi công, bàn giao các dự án.

Năm là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thực hiện dự án ĐTXD. Luôn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý thực hiện dự án ĐTXD phù hợp xu thế phát triển của kinh tế - xã nội. Rà soát, sắp xếp, hoạt thiện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện có, bổ sung các cán bộ đủ tiêu chuẩn, đủ triển vọng phát triển, đồng thời thay những cán bộ không đủ năng lực điều hành, quản lý, vi phạm đạo đức, lối sống.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

ĐTXD HUYỆN THỦY NGUYÊN TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020 2.1. Tổng quan về Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Thủy Nguyên

2.1.1. Giới thiệu về Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Thủy Nguyên

BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN THỦY NGUYÊN

Mã số thuế: 0201061080

Địa chỉ: đường Đà Nẵng, Thị trấn Núi Đèo, Huyện Thuỷ Nguyên, Thành phố Hải Phòng

Đại diện pháp luật: Tô Huy Lương

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án

2.1.2.1. Chức năng

Làm chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi được giao;

Tổ chức quản lý các dự án do Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư; tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;

Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác theo hợp đồng ủy thác quản lý dự án được ký kết, phù hợp với năng lực hoạt động;

Tư vấn quản lý dự án cho các chủ đầu tư khác theo hợp đồng được ký kết; Tham gia đấu thầu cung ứng các dịch vụ tư vấn, đầu tư, xây dựng, dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng;

Giám sát thi công xây dựng công trình;

Nghiên cứu, đề xuất các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học và triển khai theo đề cương được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư: Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, giám sát đánh giá đầu tư và kết thúc đầu tư theo quy định pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án: Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo Luật xây dựng và quy định của pháp luật.

Tổ chức, phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án đáp ứng các yêu cầu về tiến độ, chất lượng, hiệu quả và an toàn.

Thực hiện các nhiệm vụ do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.

Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.

2.1.2.3. Về cơ cấu tổ chức Các đơn vị trực thuộc gồm Phòng Tổ chức – Hành chính; Phòng Tài chính – Kế toán; Phòng Quản lý Hợp đồng; Phòng Quản lý Thiết kế; Phòng Quản lý Thi công;

Các phòng trực thuộc Ban Quản lý dự án có cấp trưởng, một số cấp phó và các viên chức, người lao động, cán bộ chuyên môn.

Các phòng trực thuộc Ban Quản lý dự án có thể thay đổi cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng trực thuộc Ban Quản lý dự án

(Nguồn: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Thủy Nguyên)

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án

2.1.3. Công tác quản lý các dự án của Ban Quản lý dự án từ năm 2016 đến năm 2020.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, Ban Quản lý dự án đã được giao thực hiện quản lý dự án một số các dự án được tổng hợp tại phụ lục1 kèm theo luận văn này.

2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án

2.2.1. Hướng dẫn thực thi chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.

Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay có rất nhiều loại và thường xuyên thay đổi. Chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện đầu tư các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. Do đặc điểm này nên việc áp

dụng, triển khai các cơ chế chính sách và các loại văn bản không có sự thống nhất và đồng bộ giữa các địa phương trên cả nước.

Việc chuyển tiếp thực hiện giữa các văn bản đang là một khó khăn do các quy định mới hơn thường đặt ra những yêu cầu nhất định trong chuyển đổi. Do vậy ở một số trường hợp thường tạo ra sự bất công với cùng một đối tượng, công việc tương đương lại thực hiện 2 văn bản khác nhau gây ra sự chồng chéo, bất cập.

Cơ chế chính sách, chế độ đã tác động trực tiếp đến quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước từ phân bổ, kiểm soát thanh toán và quyết toán, tất toán các dự án công trình. Các chế độ rõ ràng, đơn giản, thuận tiện, minh bạch phù hợp với thực tế và bộ máy quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của quá trình quản lý vốn, và ngược lại sẽ chồng chéo, ách tắc gây tiêu cực kém hiệu lực và cản trở sự phát triển (cụ thể tác động của cơ chế chính sách thời gian qua với quá trình quản lý vốn trên một số giác độ). Tuy vậy, các cơ quan chức năng của huyện đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện tốt cơ chế, chính sách của tỉnh, của Trung ương. Cụ thể:

Một là, triển khai thực hiện Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm

pháp luật kèm theo.

Trong lĩnh vực này, huyện đã triển khai thực hiện Luật Đấu thầu năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014. Nhờ đó hạn chế các tiêu cực của chỉ định thầu; tạo điều kiện cho các nhà thầu có năng lực hoạt động cạnh tranh phát triển. Các quy định mới như các gói thầu trên 1 tỷ đồng phải đấu thầu đã giúp quá trình quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản minh bạch hơn.

Hai là, việc thực hiện, chuyển tiếp văn bản quy phạm pháp luật còn

chưa thật sự phù hợp với thực tế ví dụ như Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng còn một số vướng mắc, cụ thể như sau:

Nghị định số 68/2019/NĐ-CP quy định bắt bược sử dụng định mức xây dựng để lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt hoặc đã phê duyệt nhưng chưa triển khai sau ngày 01/10/2019 (không được tham khảo, vận dụng định mức đã ban hành để lập dự toán xây dựng như quy định tại khoản 3 Điều 136 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 trước đây) trong khi hệ thống định mức chưa được ban hành đầy đủ cho các công việc đặc thù, chuyên ngành giao thông (cầu dây văng, hầm, đường sắt, đường sắt đô thị).

Việc sử dụng đơn giá nhân công xây dựng, đơn giá ca máy và thiết bị xây dựng do các địa phương xác định, công bố (Thông tư 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng, Thông tư 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng) để lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Thực tế đến nay, một số địa phương chưa công bố hoặc chưa hướng dẫn việc áp dụng đơn giá nhân công và thiết bị xây dựng nên một số Bộ chuyên ngành như Bộ GTVT; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa có cơ sở lập, quản lý chi phí, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Điều khoản chuyển tiếp tại các Thông tư của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng, định mức tư vấn xây dựng yêu cầu phải cập nhật, điều chỉnh giá gói thầu theo định mức mới do Bộ Xây dựng ban hành đối với các gói thầu chưa ký hợp đồng trước ngày 15/02/2020.

Ban Quản lý dự án đã phát hành HSMT một số gói thầu trước ngày 15/02/2020, đang đánh giá HSDT và chưa ký kết hợp đồng; việc phải cập nhật, điều chỉnh dự toán gói thầu đang gặp vướng mắc nêu trên (hệ thống định mức mới chưa đầy đủ; nhiều địa phương chưa công bố và hướng dẫn đơn giá nhân công, ca máy) làm kéo dài thời gian thực hiện dự án và việc cập nhật, điều chỉnh dự toán sẽ không đảm bảo cùng một mặt bằng với giá dự thầu của nhà thầu đã nộp HSDT (theo định mức, đơn giá nhân công và ca máy cũ).

Ba là, triển khai thực hiện phân cấp, phân quyền trong quản lý, phê duyệt dự án. Giai đoạn này TP Hải Phòng đã ban hành nhiều văn bản để phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý dự án, cụ thể:

HĐND TP Hải Phòng đã thông qua nghị quyết số 09/2015/NQ-HĐND ngày 15/7/2015 về việc ban hành tiêu chí xác định dự án đầu tư công trọng điểm nhóm C trên địa bàn TP Hải Phòng; Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2016 của UBND TP Hải Phòng về việc ban hành quy định trách nhiệm quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn TP Hải Phòng.

Bốn là, thực hiện các quy định về chi phí đầu tư xây dựng công trình và

hệ thống định mức đơn giá trong XDCB.

Giai đoạn từ năm 2016 đến 2020, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được quy định bởi Nghị định 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Việc quản lý và phương pháp tính toán được hướng dẫn theo các thông tư của Bộ Xây dựng. Trong phạm vi được phân cấp, TP đã ban hành một số định mức xây dựng, đơn giá xây dựng... hướng dẫn và quy định áp dụng đối với các công trình sử dụng NSNN địa phương (suất đầu tư, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng). Giao chủ đầu tư xây dựng và quyết định áp dụng đơn giá xây dựng, ca máy, thiết bị thi công, giá vật liệu do địa phương công bố hoặc thuê tư vấn gúp đỡ.

2.2.2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên.

- Về quy hoạch nông thôn mới:

Xác định công tác lập quy hoạch có tầm quan trọng khởi điểm định hướng cho việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, năm 2015 công tác quy hoạch ở các xã mới có quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất. 3 quy hoạch trên về công tác phối hợp chưa thật sự hài hòa đồng nhất. Đến năm 2016, dưới sự chỉ đạo của cấp thẩm quyền, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương tổ chức lập quy

hoạch xây dựng nông thôn mới (lồng ghép 3 quy hoạch) và định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Để việc sử dụng đất tại nông thôn đạt hiệu quả cao, tránh việc mất cân bằng tỷ lệ giữa các loại đất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định hiện hành đặc biệt là quỹ đất công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đất ở nông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng tại BQL dự án ĐTXD huyện Thủy Nguyên (Trang 32 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)