Hoàn thiện quy trình quản lý nhà nước đối với các dự án đầutư xây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng tại BQL dự án ĐTXD huyện Thủy Nguyên (Trang 65 - 70)

tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

3.2.4.1. Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu

Một là, quán triệt và chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước trong công tác lựa chọn nhà thầu:

Quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu của các dự án cần phải đảm bảo yêu cầu hiểu và chấp hành nghiêm hệ thống pháp luật liên quan như luật đấu thầu, luật xây dựng, luật đầu tư công… trong đó Luật đấu thầu là bộ luật cơ bản.

Để hiểu và chấp hành nghiêm các hệ thông pháp luật trên thì việc quán triệt, giải thích làm rõ các hệ thống pháp luật trên là cần thiết. Việc quán triệt các hệ pháp luật này cần quán triệt đến mọi cán bộ trong toàn hệ thống tổ chức thực hiện dự án từ cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan thẩm định, cán bộ tham gia công tác lựa chọn nhà thầu và toàn bộ các phòng chức năng trong toàn Ban quản lý dự án. Qua theo dõi công tác tổ chức đấu thầu tại Ban quản lý dự án, môt số dự án về ĐTXD cải tạo sửa chữa, nâng cấp trụ sở do nguồn vốn bố trí không kịp thời, thường 2 - 3 năm mới tổ chức lựa chọn nhà thầu một lần nên hiện trượng có nhiều văn bản hướng dẫn liên quan đến luật đấu thầu được bổ sung nhưng chủ đầu tư không biết không phải không có; hoặc hiện tượng nhiều văn bản sửa đổi điều chỉnh nhưng một số Chủ đầu tư vẫn áp dụng theo văn bản cũ dẫn đến vi phạm luật đấu thầu cũng đã xảy ra. Những tồn tại này là do thiếu thông tin, không cập nhật kịp thời, không được tổ chức đào tạo thường xuyên, liên tục. Để khắc phục tình trạng trên, Ban quản lý dự án phải giao cho cán bộ phụ trách công tác đấu thầu nắm bắt và tư vấn cho các Chủ đầu tư cập nhật những quy định mới nhất của nhà nước về Luật đấu thầu và các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý dự án để kịp thời điều chỉnh tránh các hiện tượng vi phạm pháp luật.

Thực tế hiện nay cùng một hệ thống văn bản pháp luật nhưng mỗi chủ đầu tư áp dụng một kiểu, có nhiều gói thầu có tính chất tương đồng nhau nhưng hồ sơ mời thầu, các tiêu chuẩn đánh giá, cách thức tổ chức thực hiện mỗi chủ đầu tư một khác. Nguyên nhân một phần do mỗi Chủ đầu tư hiểu luật một cách khác nhau, mức độ chuyên sâu mỗi chủ đầu tư khác nhau nên vận dụng khác nhau, hiện tượng này làm suy giảm các quy định của pháp luật. Vì vậy yêu cầu Chủ đầu tư phải nắm vững luật đấu thầu, vận dụng một cách khoa

học, giải quyết các tình huống đấu thầu một cách thấu đáo, đảm bảo theo đúng tinh thần quy định của pháp luật.

Đến nay, qua nhiều lần điều chỉnh hệ thống pháp luật liên quan đến đấu thầu đã cơ bản hoàn thiện và vận hành ổn định. Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn luật đấu thầu đã hướng dẫn cụ thể và chi tiết. Vì vậy quá trình tổ chức đấu thầu các gói thầu thiếp theo từ bước lập kế hoạch tổ chức đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, chấm thầu, trình phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cần tuân thủ nghiêm Nghị định và các thông tư hướng dẫn để hạn chế tối đa các sai sót không đáng có;

Việc quán triệt và chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước không chỉ mỗi Bên mời thầu mà các nhà thầu tham gia cũng phải tổ chức thực hiện. Các nhà thầu hiểu biết và chấp hành nghiêm pháp luật sẽ đánh giá được Bên mời thầu tổ chức lựa chon nhà thầu có đúng quy trình không, hồ sơ mời thầu có tuân thủ theo hướng dẫn của Nhà nước không, chấm thầu của Bên mời thầu có khách quan trung thực không, các thông tin về đấu thầu có được công khai theo đúng quy định không, tư đó sẽ làm nâng cao chất lượng các cuộc đấu thầu, sẽ góp phần giúp công tác lựa chọn nhà thầu đảm bảo được các mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả. Nếu các nhà thầu không hiểu biết sâu về pháp luật sẽ làm giảm quyền hạn của mình và tự đánh mất quyền lợi của chính mình.

Ngoài ra, Ban quản lý dự án phải đi đầu, khuyến kích động viên các Chủ đầu tư thực hiện đấu thầu qua mạng để minh bạch thông tin, đơn giản hóa thủ tục và tiết kiệm cho NSNN.

Hai là, đảm bảo tổ chức lựa chọn Nhà thầu theo đúng kế hoạch đấu thầu được duyệt.

Để đảm bảo công tác lựa chọn nhà thầu đúng theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt đối với các dự án ĐTXD cần phải tham mưu, kiểm soát cho các Chủ đầu tư thực hiện các yêu cầu sau:

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu hợp lý, có tính khả thi cao, phù hợp với nguồn vốn được bố trí theo từ giai đoạn và từng thời kỳ;

- Hồ sơ mời thầu tuân thủ theo đúng các thông tư hướng dẫn của Nhà nước. Các yêu cầu, tiêu chí đánh giá đối với hồ sơ dự thầu rõ ràng, rành mạch, phù hợp với quy mô tính chất gói thầu, không yêu cầu quá cao làm mất cơ hội của những nhà thầu có tiềm năng thực sự hoặc yêu cầu quá thấp làm giảm chất lượng các nhà thầu tham gia;

- Công tác đăng tải các thông tin liên quan đến đấu thầu phải kịp thời, đảm bảo tính minh bạch, thu hút được sự quan tâm của tất cả các nhà thầu có tiềm năng;

- Công tác chấm thầu phải đảm bảo công bằng, tuân thủ theo đúng các tiêu chí trong hồ sơ mời thầu đã ban hành, phải gắn với tình hình thực tế của Nhà thầu để lựa chọn được các nhà thầu có năng lực thực sự để thi công gói thầu đúng chất lượng, tiến độ theo như hợp đồng đã ký, tránh tình trạng chọn phải các nhà thầu năng lực không đạt yêu cầu;

- Công tác lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, phấn đấu mức tiết kiệm trong đấu thầu của các gói thầu còn lại tương đương hoặc cao hơn so với mức tiết kiệm bình quân của cả nước để tiết kiệm kinh phí, đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt;

Ba là, lựa chọn các biện pháp có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu các dự án

Biện pháp nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu hiện nay có thể có nhiều, tuy nhiên đối với một số dự án đặc thù cần lựa chọn những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của dự án, đẩy nhanh được tiến độ lựa chọn nhà thầu mặt khác vẫn phù hợp với các quy định hiện hành là một vấn đề khó.

Để công khai, minh bạch và thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách nhà nước, cần thực hiện việc đấu thầu rộng rãi, đấu thầu qua mạng để công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thực sự có năng lực, tạo sự công bằng, bình đẳng, công

khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đấu thầu qua mạng chính thức được triển khai trên phạm vi cả nước từ ngày 1/1/2016 theo lộ trình quy định tại Thông tư liên tịch Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, số 01/2015/TTLT- BKHĐT- BTC và Quyết định số 1402/QĐ - TTg ngày 13/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016 - 2025. Theo thống kê, năm 2019 đã có hơn 10.000 gói thầu được đấu thầu qua mạng. Đấu thầu qua mạng đã chứng minh là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo các mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong quá trình tổ chức, lựa chọn nhà thầu. Đặc biệt, áp dụng đấu thầu qua mạng đã góp phần chấm dứt vấn nạn “quân xanh, quân đỏ” hoặc việc cài cắm các điều khoản hạn chế sự minh bạch trong đấu thầu. còn tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp như: giảm thủ tục hành chính, văn bản giấy tờ, tự động hóa các thao tác trong đấu thầu nên về cơ bản đã khắc phục được nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu qua mạng thời gian qua. Bên cạnh đó, đấu thầu qua mạng còn số hóa tối đa các mẫu hồ sơ lĩnh vực mua sắm hàng hóa, xây lắp, tư vấn, phi tư vấn trên hệ thống; mở rộng phạm vi áp dụng đối với cả phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư, bên mời thầu và nhà thầu trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng. Nhà thầu có thể nhập lần lượt các biểu mẫu dự thầu dưới dạng web form theo từng bước, từng giai đoạn. Hệ thống sẽ tự lưu lại thông tin nhà thầu khai báo, không cần phải mất công khai lại khi có sự cố xảy ra. Sau khi điền đầy đủ thông tin, hệ thống sẽ tự động tính toán để ra giá bỏ thầu căn cứ vào đơn giá chào thầu, số lượng hàng hóa/dịch vụ của gói thầu; loại bỏ lỗi số học và sai lệch trong quá trình đấu thầu, tự động kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ dự thầu ngay khi nộp.

3.2.4.2. Hoàn thiện công tác quản lý thi công và nghiệm thu công trình

Quản lý thi công xây dựng công trình phải thật sự chặt chẽ, nghiêm minh. Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý khối lượng xây

dựng, chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng và quản lý môi trường xây dựng. Khối lượng thi công phải được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm các hành vi thông đồng giữa các bên, khai khống, khai tăng khối lượng nghiệm thu để chạy vốn hoặc nghiệm thu trùng khối lượng vì mục đích vụ lợi... Quản lý chất lượng thi công thông qua công tác giám sát chất lượng xây dựng và nghiệm thu công trình theo đúng quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ và quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Quản lý nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Công trình sau khi xây dựng hoàn thành, phải được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Công trình chỉ được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi bảo đảm đúng yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lượng và đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. Việc bàn giao công trình phải bảo đảm các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao theo quy định của pháp luật về xây dựng, đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác khi công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng tại BQL dự án ĐTXD huyện Thủy Nguyên (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)