tại Ban quản lý dự án
Đây là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả của các bộ phận Ban quản lý dự án trong công tác QLNN về các dự án ĐTXD. Để thực hiện biện pháp này, Ban quản lý dự án cần tiến hành các nội dung chủ yếu sau:
Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong công tác cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng.
Phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong công tác là một trong những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực tại Ban quản lý dự án. Đặc biệt, để ngăn chặn tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, bảo đảm cho công chức, viên chức ở Ban quản lý dự án có phẩm chất chính trị, đạo đức theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức còn đòi hỏi phải chú trọng đến nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong công tác.
Biện pháp để thực hiện vấn đề này là thông qua công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện của tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể; đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị nhằm nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ công chức, viên chức ở Ban quản lý dự án. Đồng thời, làm tốt công tác đánh giá chất lượng đảng viên, đoàn viên thanh niên, hội phụ nữ, đoàn viên công đoàn; chú trọng công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật, kịp thời biểu dương người tốt, việc tốt, phê phán, xử lý nghiêm minh những hành vi, cá nhân vi phạm pháp luật.
Thứ nhất, xác định đúng nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng. Trước hết cần phải xác định được những năng lực đã có, năng lực cần có để từ đó xác định được những năng lực cần phải đào tạo, bồi dưỡng.
Nội dung bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ viên chức tại Ban quản lý dự án theo đó cần tập trung:
- Bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách nhằm bảo đảm cho nguồn nhân lực chất lượng cao tại Ban quản lý dự án nắm vững và am hiểu sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước; định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành, lĩnh vực đang làm việc; có chứng chỉ, bằng tốt nghiệp lý luận chính trị quy định cho từng chức danh.
- Bồi dưỡng, đào tạo về các chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và Thông tư số 17/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng; chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Bồi dưỡng, đào tạo về trình độ học vấn phù với với chuyên môn công tác, nâng cao trình độ ngoại ngữ đạt các tiêu chuẩn quy định Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam cho từng chức danh chuyên môn; bồi dưỡng, đào tạo về công nghệ thông tin, bảo đảm đạt tiêu chuẩn về chứng chỉ tin học theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT, ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho từng chức danh chuyên môn.
Thứ hai, đổi mới triệt để nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện các khóa nghiệp vụ ngắn hạn; đào tạo bồi dưỡng ban đầu và đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho viên chức đương nhiệm. Lưu ý đào tạo theo vị trí việc làm và theo chức danh để khắc phục tình trạng đào tạo hình thức, cốt để đủ chứng chỉ bằng cấp, phục vụ nâng ngạch lên ngạch như hiện nay.
Kết hợp các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng; tổ chức các khóa bồi dưỡng xen kẽ với các đợt tập huấn, trao đổi kinh nghiệm quản lý.
Cần mở rộng phương pháp giảng dạy, trao đổi theo tình huống. Ví dụ lấy một tình huống trong quá trình thực hiện dự án vướng mắc cùng đưa ra để các viên chức Ban quản lý dự án nghiên cứu đưa ra các biện pháp khác nhau trên cơ sở đó trao đổi, phản biện các biện pháp, học hỏi kinh nghiệm của nhau. Phương pháp này đã được áp dụng thành công và mang lại nhiều hiệu quả tại các nước trên thế giới.
Thứ ba, nâng cao năng lực cho viên chức tại chính Ban quản lý dự án. Cần nhận thức rằng, nâng cao năng lực của viên chức Ban quản lý dự án không phải chỉ thông đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo. Trong nhiều trường hợp, áp dụng các biện pháp phát triển năng lực của viên chức tại nơi làm việc, gắn liên với công việc lại phát huy tác dụng như kèm cặp, huấn luyện các cán bộ trẻ, trao quyền ra quyết định cho cấp dưới; giao thêm các nhiệm vụ mới cho cấp dưới.
Thứ tư, nâng cao chất lượng tuyển dụng nguồn nhân lực QLNN về ĐTXD. Biện pháp này nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực Ban quản lý dự án thông qua việc thu hút, nâng cao chất lượng tuyển dụng lao động mới. Theo đó Ban quản lý dự án cần tiến hành một số nội dung, biện pháp: Xác định tiêu chí tuyển dụng nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu về thể lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệp và trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Thực hiện quy trình tuyển chọn nguồn nhân lực chặt chẽ nhằm đánh giá đúng chất lượng các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào yêu cầu của công việc để tìm ra những người phù hợp với những tiêu chí đặt ra trong số những ứng viên tham gia tuyển chọn. Nâng cao năng lực, đề cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận, lực lượng tham gia tuyển chọn nguồn nhân lực.