3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên có rất nhiều quan điểm và cách đánh giá khác nhau về tình hình quản lý sử dụng đất. Trong những năm gần đây các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tình hình quản lý sử dụng đất ở Việt Nam. Đó là các nghiên cứu chủ yếu về đánh giá hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa, môi trường đối với việc quản lý sử dụng đất.
Vấn đề phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu về nhà ở, đất ở, đất sản xuất tạo áp lực đối với việc sử dụng và biến động đất nông nghiệp, đây là một vấn đề nóng bỏng được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đã có nhiều công trình được công bố. Trong những năm qua, đã có rất nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu như:
- Vũ Tuấn Anh (2011), “Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên”, Tạp chí khoa học Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, số 3. Kết quả nghiên cứu đã xác định và đánh giá những đặc điểm và các yếu tố tác động tới vấn đề quản lý và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên trong thời kỳ hiện đại, phân tích và đánh giá tiến trình lịch sử thay đổi thể chế quản lý đất đai. Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất theo quan điểm phát triển bền vững. Rút ra những bài học kinh nghiệm về quản lý, sử dụng đất đai ở Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất một số giải
23 pháp về thể chế quản lý đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo vệ và phát triển
nguồn tài nguyên đất đai ở Việt Nam nói chung và đặc biệt ở Tây Nguyên [2].
- Huỳnh Văn Chương, Trương Văn Quyết (2012): Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 21. Tác giả đã phản ánh việc chuyển đất đai trong quá trình đô thị hóa đặc biệt là chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp có nhiều tác động tích cực, tuy nhiên vẫn còn ảnh hưởng tiêu cực trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Từ đó tác giả đã đưa ra các giải pháp sử dụng đất hợp lý, giải quyết việc làm cho người lao động mất đất sản xuất [13].
- Nguyễn Văn Toàn (2008) “Tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2007”, Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 47. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều kết quả khả quan trong việc quản lý sử dụng đất của huyện như tình hình quản lý đất đai ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả sử dụng đất cao hơn thể hiện ở diện tích, năng suất của hầu hết cây trồng gia tăng đặc biệt là lúa, ngô và các cây trồng hàng hoá như rau, sắn. Hệ số sử dụng ruộng đất đều tăng nhanh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tại A Lưới việc cấp thẻ giao đất cho các hộ dân vẫn còn rất hạn chế. Cơ cấu cây trồng vẫn nặng về sản xuất tự cấp, tự túc, chưa phát triển mạnh sản xuất hàng hoá. Năng suất cây trồng vẫn chưa ổn định… Từ kết quả nghiên cứu các giải pháp cũng đã được đề xuất [24].
- Phan Đình Binh, Nguyễn Ngọc Anh (2009), “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được triển khai tại thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, số 123. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện tại có 6 kiểu sử dụng đất khác nhau, trong đó 2 loại hình sử dụng đất 1 lúa - 2 màu và loại hình sử dụng đất 3 màu đạt hiệu quả cao nhất. Cây thuốc lá là cây trồng đem lại hiệu quả cao nhất về 3 mặt kinh tế - xã hội và môi trường. Do đó cần có các chính sách hỗ trợ người dân về vốn đầu tư để phát triển cây thuốc lá trên địa bàn thị trấn. Cây lúa là cây trồng chính nhưng hiệu quả lại không cao, cần có chính sách đầu tư hợp lý về giống để nâng cao năng suất sản xuất. Các loại hình sử dụng đất này phù hợp với cơ sở hạ tầng và yếu tố khí hậu thời tiết của địa phương và có vai trò quan trọng trong cải tạo đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Từ kết quả nghiên cứu, các đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho từng loại hình sử dụng đất cũng đã được đề xuất [5].
24
CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU