3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI THỊ XÃ AN NHƠN
Như chúng ta đã biết, quản lý và sử dụng đất là hai mặt của một vấn đề mà chúng luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động với nhau để tạo ra hiệu quả tích cực hoặc tiêu cực. Công tác quản lý tốt thì việc sử dụng đất cũng sẽ tốt hơn. Để việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã An Nhơn được tốt hơn, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:
3.4.1. Giải pháp chung
Các cấp chính quyền, địa phương cần tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trình độ dân trí trong việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định rõ trong Luật Đất đai 2013, thực hiện kê khai, đăng ký biến động về quyền sử dụng đất kịp thời, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã.
Rà soát, bổ sung và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất. Cần nghiên cứu đề xuất ban hành các chính sách đặc thù để quản lý sử dụng đất và phát triển thị xã.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch sử dụng đất đảm bảo phù hợp quy hoạch tổng thể và yêu cầu về sử dụng đất tại đia phương. Tăng cường công tác quản lý đất đai theo quy hoạch được duyệt, hạn chế điều chỉnh quy hoạch. Tăng cường thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh
73 các trường hợp vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai.
3.4.2. Một số giải pháp cụ thể
3.4.2.1.Giải pháp vềtổ chức bộ máy quản lý đất đai
UBND tỉnh và thị xã nên có kế hoạch chung về đào tạo, nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức ở Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất nhằm trang bị kiến thức đầy đủ, kịp thời đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay.
Tăng cường phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng đất tại các địa phương trong thị xã nhằm tăng cường pháp chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng đất đai.
Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai ở thị xã và các xã, phường.
3.4.2.2. Giải pháp về công tác quản lý
Tăng cường thực hiện 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Phối hợp cùng Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường để chính lý hệ thống bản đồ địa chính. Kế hoạch tập huấn cho cán bộ xã, phường về việc hoàn thiện hồ sơ địa chính, trong đó đặc biệt lưu ý đến việc lập hồ sơ biến động và chỉnh lý trên sổ địa chính. Rà soát lại chính xác số lượng, diện tích, chủ sử dụng của từng thửa đất.
Tiến hành lập quy hoạch đất đai cấp xã nhằm tránh tình trạng sử dụng đất tùy tiện, trái pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và các thủ tục hành chính về đất đai để thực hiện và khắc phục kịp thời các sai phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc quản lý và sử dụng đất.
Những quy định, thủ tục hành chính của cơ quan quản lý đất đai cần phải tiếp tục công khai, minh bạch, cụ thể và giảm thiểu tối đa về thời gian giải quyết để nhân dân biết và tạo điều kiện thuận lợi trong thực việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh sử dụng các thiết bị kỹ thuật tiên tiến, phần mềm để quản lý và lưu trữ thông tin về đất đai theo hướng sử dụng các thông tin được số hóa, giúp cập nhật thông tin nhanh, công tác lưu trữ thuận lợi và đồng bộ hơn về những biến động đất đai hay tình trạng pháp lý của từng trường hợp sử dụng đất.
74
3.4.2.3. Giải pháp về sử dụng đất
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thật hợp lý, hiệu quả trên cơ sở thực tế và yêu cầu sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất của các dự án trên địa bàn thị xã cần phải có danh mục công trình cụ thể, đưa vào thực hiện đúng tiến độ và thời hạn quy hoạch ngay sau khi được phê duyệt, tránh tình trạng quy hoạch treo, thực hiện kéo dài gây lãng phí quỹ đất.
Đối với diện tích đất nông nghiệp còn lại cần có kế hoạch sử dụng để đầu tư, khai thác hiệu quả. Chuyển đổi mô hình theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp kết hợp khai thác dịch vụ, sinh thái. Các diện tích đất phi nông nghiệp phải được kiểm tra, rà soát thường xuyên, đảm bảo tận dụng tối đa diện tích đất tránh hiện tượng để đất hoang hóa, không đưa vào sử dụng.
Xây dựng kế hoạch đưa phần diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng đảm bảo hợp lý, hiệu quả, tăng tỷ lệ sử dụng đất, khai thác tối đa tiềm năng của đất đai.
Sử dụng đất phải tiết kiệm và gắn hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người sử dụng đất, phát triển thị trường quyền sử dụng đất hợp lý và không gây nên những cơn sốt ảo.
3.4.2.4. Giải pháp về cơ chế chính sách về quản lý sử dụng đất
Rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, bổ sung những văn bản không phù hợp với quy định của pháp luật, những văn bản đã hết thời hạn. Cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước về đất đai.
Đề xuất chính sách về quản lý đất đô thị mang tính đặc thù về đất đai như chính sách tài chính, quy định xử lý các vi phạm trong quản lý sử dụng đất tại thị xã.
75
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2015”, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1.1. Thị xã An nhơn có vị trí địa lý kinh tế khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn tài nguyên đất đai khá phong phú, tài nguyên nước dồi dào, địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp. Thị xã An Nhơn là đô thị loại IV thuộc tỉnh đang được tỉnh quan tâm đẩy mạnh đầu tư, trong tương lai gần thị xã An Nhơn sẽ được nâng lên thành đô thị loại III, đây là điều kiện để An Nhơn phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội.
1.2. Công tác quản lý đất đai theo nội dung quy định của Luật Đất đai đã được thị xã tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần nội dung quy định. Hệ thống hồ sơ địa chính của thị xã được lưu trữ tốt. Tuy nhiên, một số trường công tác ban hành văn bản quản lý chưa khoa học, thiếu kịp thời chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn chậm do về giá đền bù thiệt hại khi thu hồi đất chưa phù hợp với thực tế. Nguồn thu ngân sách từ đất đai của thị xã chiếm tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên, vấn đề phụ thuộc nhiều về tài chính từ quỹ đất gây nên sự phát triển không bền vững. Vấn đề gây lãng phí, bỏ hoang hóa đất trong quá trình quản lý sử dụng đất còn nhiều, hàng hóa đất đai chưa trở thành nguồn lực tạo ra vốn đầu tư cho phát triển.
1.3. Bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập đầy đủ. Công tác theo dõi chỉnh lý biến động đất đai và cập nhật số liệu thống kê chỉnh lý trên bản đồ chưa được kịp thời. Ứng dụng công nghệ trong quản lý đất đai chưa đáp ứng yêu cầu, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa đầy đủ. Thủ tục hành chính về đất đai còn quá rườm rà, phức tạp gây cản trở các quan hệ đất đai trong xã hội, cản trở người sử dụng đất trong đăng ký, giao dịch và khai thác sử dụng đất có hiệu quả để phát triển kinh tế.
1.4. Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp cao nhưng hiệu quả chưa cao. Tỷ lệ sử dụng đất đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại - xây dựng, giá trị sản xuất các ngành phi nông nghiệp mang lại cho kinh tế thị xã cao, điều này chứng tỏ việc sử đất cho các ngành này ngày càng có hiệu quả. Đây là điều kiện để thị xã An Nhơn phấn đấu trở thành đô thị loại III vào năm 2020.
1.5. Sự phân bổ diện tích các loại đất tương đối phù hợp với mục tiêu phát triền kinh tế của thị xã. Đó là phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương
76 mại - dịch vụ và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nhưng cũng cần
chú ý trong việc chuyển mục đích sử đất phi nông nghiệp sao cho có hiệu quả và cần đầu tư để phát huy hiệu quả hơn trong việc sử dụng đất nông nghiệp. Từ đó, tạo nền tảng để phát triển nền kinh tế vững chắc và lâu dài.
1.6. Quỹ đất sử dụng cho xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp ngày càng tăng vừa đấy mạnh phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng. Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hóa, thể thao, y tế chưa được bố trí thỏa đáng và hợp lý, nhiều nơi đất đai thu hẹp do bị lấn chiếm để sử dụng vào các mục đích khác. Tuy nhiên, vốn đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội còn hạn chê nên phải kéo dài thời gian triển khai thực hiện xây dựng các khu đô thị mở rộng, các KCN, CCN - TTCN, các tuyến đường giao thông chính,... đã làm tăng chi phí đầu tư, làm cho hiệu quả đầu tư thấp.
2. ĐỀ NGHỊ
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và đưa việc sử dụng đất đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất đai, chúng tôi đề nghị một số vấn đề như sau:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai rộng rãi đến người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Có kế hoạch đưa đưa quỹ đất chưa sử dụng vào sử dụng, nhằm phát huy tối đa tiềm năng đất đai, tăng tỷ lệ sử dụng đất trên địa bàn thị xã.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý và sử dụng đất để tránh tình trạng quy hoạch treo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Kiểm tra, xử lý kịp thời, triệt để các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai, sử dụng công nghệ hiện đại trong việc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đảm bảo độ chính xác. Thực hiện tốt công tác theo dõi và chỉnh lý biến động đất đai, cập nhật số liệu thống kê chỉnh lý trên bản đồ kịp thời.
- Tiếp tục phát huy và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, khuyến khích và có hỗ trợ phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Công tác này cần thực hiện đồng thời với kiểm soát quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội thị xã theo hướng bền vững.
- Cơ cấu sử dụng đất hiện nay là phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh và thị xã với mục tiêu đưa thị xã An Nhơn trở thành đô thị loại III vào năm 2020 thì cơ cấu sử dụng đất cần chuyển dịch sang phi nông nghiệp nhưng phải chú ý giảm
77 thiểu diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích đất lúa và chú ý giải
quyết công ăn việc làm cho người dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp
- Rà soát bộ thủ tục hành chính nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng thuộc thẩm quyền giải quyết của thị xã để kiến nghị UBND tỉnh loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết hoặc không phù hợp, giảm thiểu tối đa thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong đăng ký và giao dịch về đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
[1] Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Phúc Khoa, Trần Ngọc Quang (2012), “Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Huế, giai đoạn 2006 - 2010”, Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 71.
[2] Vũ Tuấn Anh (2011), “Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên”, Tạp chí khoa học Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, số 3.
[3] Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Nhơn (2015), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Nhơn khóa XXII trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2015-2020.
[4] Ban biên tập Bách khoa tri thức phổ thông (2000), Bách khoa tri thức phổ thông, Nhà Xuất bản Văn hoá thông tin.
[5] Phan Đình Binh, Nguyễn Ngọc Anh (2009), “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được triển khai tại thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, số 123.
[6] Vũ Thị Bình, Nguyễn Nhật Tân (2001), Bài giảng về Quy hoạch tổng thể vùng lãnh thổ (dùng cho học viên cao học), Hà Nội.
[7] Nguyễn Đình Bồng (2001), “Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam năm 2000 và vấn đề quản lý, sử dụng tài nguyên đất quốc gia trong 10 năm 2001 - 2010”, Tạp chí của Tổng cục Địa Chính.
[8] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo tình hình quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
[9] Chi Cục thống kê thị xã An Nhơn, Niên giám thống kê 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.
[10] Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ xung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
[11] Huỳnh Văn Chương (2013), Bài giảng Quản lý tài nguyên đất, Trường Đại học Nông lâm Huế.
[12] Huỳnh Văn Chương (2010), “Bàn luận về khái niệm đất và quản lý đất đai”,
79 [13] Huỳnh Văn Chương, Trương Văn Quyết (2012), “Nghiên cứu thực trạng chuyển
đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 21.
[14] Vương Cường (2008), Đô thị hoá - một số quan niệm, Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình nghiên cứu khoa học, tổng kết cấp thực tiễn cấp bộ.
[15] Đảng cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, Nhà