Đánh giá chung về công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị xã An Nhơn gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2015 (Trang 67 - 68)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.2.6. Đánh giá chung về công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị xã An Nhơn gia

giai đoạn 2011 - 2015

Trong thời gian qua thị xã An Nhơn được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp Đảng ủy, của các ban, ngành, đặc biệt là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể thi hành Luật Đất đai từ Trung ương đến địa phương. Qua phân tích tình hình công tác quản lý nhà nước đất đai trên địa bàn thị xã, chúng tôi đua ra những nhận đinh chung về kết quả cũng như những tồn tại về công tác này trong giai đoạn từ năm 2011- 2015 như sau:

Việc chấp hành các văn bản pháp luật của Nhà nước được thực hiện nghiêm túc, hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện từ Trung ương đến cơ sở nhưng vẫn còn tồn tại những khó khăn như văn bản nhiều, chưa nhất quán, gây lúng túng trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước ở địa phương. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai trong nhân dân chưa được thường xuyên, nên còn nhiều trường hợp xảy ra trình trạng vi phạm, lấn chiếm đất xây nhà, lập vườn trái phép và chưa có biện pháp xử lý hiệu quả, kịp thời.

Hệ thống bản đồ địa chính được xây dựng từ thị xã đến các xã, phường, công tác chỉnh lý biến động đất đai chưa được cập nhật thường xuyên nên ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đai .

Công tác giao đất, thuê đất đã thực hiện tương đối tốt, đạt hiệu quả và tạo nguồn thu tương đối lớn cho ngân sách nhà nước. Công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đấu giá đất đã được tiến hành tốt và đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác chuyển mục đích sử dụng đất chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Công tác cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đạt kết quả khá cao nhưng so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra thì vẫn còn chậm, nhất là việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất ở nông thôn.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thị xã và kế hoạch sử dụng đất cấp xã hàng năm được thục hiện đầy đủ nhưng còn chắp vá điều chỉnh nhiều. Kết quả thực hiện

59 quy hoạch sử dụng đất ở một số KCN, CCN còn chậm, tình trạng “quy hoạch treo” hoặc

tiến độ thực hiện chậm đã diễn ra không phải là không phổ biến trên địa bàn thị xã.

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong những công tác quan trọng của UBND các cấp nói chung và ngành Tài nguyên và Môi trường riêng, đã được triển khai thực hiện tốt, đảm bảo thời gian, chất lượng và đảm bảo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai thực hiện đảm bảo phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đất đai được chú trọng thực hiện một cách thường xuyên, số trường hợp vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng đất đai đã được giải quyết với số lượng tương đối lớn. Tuy nhiên tỷ lệ giải quyết so với yêu cầu vẫn còn thấp, 22,9% trường hợp giao đất trái thẩm quyền và 47,1% trường hợp lấn, chiếm, vi phạm trong sử dụng đất chưa được giải quyết, nhiều tình trạng vi phạm hết sức phức tạp và chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Một số trường hợp vi phạm tồn đọng trong thời gian dài đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý, hiệu quả sử dụng đất thấp. Đây là một thực trạng đòi hỏi các cấp, các ngành cần phải có sự quan tâm phối hợp chặt chẽ với nhau và sự chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo thì mới có thể giải quyết dứt điểm tình trạng trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2015 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)