3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ AN NHƠN
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã An Nhơn nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Định và cách trung tâm thành phố Quy Nhơn về hướng Đông khoảng 20km, có tổng diện tích đất tự nhiên 244,494km2, dân số 182.066 người.
- Về tọa độ địa lý:
+ Kinh độ Đông: 109000’ - 109011’. + Vĩ độ Bắc: 13042’ - 13049’.
- Về ranh giới địa lý hành chính: + Phía Bắc giáp huyện Phù Cát. + Phía Đông giáp huyện Tuy Phước.
+ Phía Tây giáp huyện Tây Sơn và huyện Vân Canh. + Phía Nam giáp huyện Vân Canh và huyện Tuy Phước.
Thị xã An Nhơn được chia thành 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 5 phường: Bình Định, Đập Đá, Nhơn Hòa, Nhơn Hưng, Nhơn Thành và 10 xã: Nhơn An, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh, Nhơn Mỹ, Nhơn Hậu, Nhơn Khánh, Nhơn Phúc, Nhơn Thọ, Nhơn Lộc, Nhơn Tân.
Phường Bình Định là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của thị xã An Nhơn cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km về phía Tây Bắc.
Lợi thế quan trọng của thị xã An Nhơn là nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có tuyến giao thông Quốc lộ 1A Bắc Nam, tuyến đường sắt Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh chạy qua, là đầu mối phía Đông của đường Quốc lộ 19, đầu mối phía Tây của đường Quốc lộ 19B nối giữa duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi để thị xã An Nhơn khai thác các thế mạnh về tiềm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên trên địa bàn, phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm, giao lưu thông thương với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và với cả nước, đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.
28
29
3.1.1.2. Điều kiện địa hình
Địa hình của thị xã An Nhơn tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây sang Đông, hướng nghiêng ra biển, cao độ trung bình khoảng 20 mét so với mực nước biển, gồm hai dạng chính:
Địa hình vùng đồng bằng có diện tích 17.067ha, chủ yếu phân bố ở các phường: Bình Định, Đập Đá, Nhơn Hưng, Nhơn Thành và các xã: Nhơn Hạnh, Nhơn Phong, Nhơn An, Nhơn Khánh, Nhơn Phúc.
Địa hình vùng đồi núi có diện tích 7.150ha phân bố ở các xã, phường còn lại thuộc khu vực phía Nam của thị xã, ven Quốc lộ 19 và ở khu vực phía Tây giáp huyện Tây Sơn.
Nhìn chung địa hình của thị xã An Nhơn thuận lợi cho cơ giới hóa đồng ruộng, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá với các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến và thuận lợi cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển mạng lưới giao thông trong tỉnh và giao thông liên vùng, thuận lợi cho quy hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp, đô thị và thương mại dịch vụ, du lịch.
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của thị xã An Nhơn giống như khí hậu chung toàn tỉnh là nhiệt đới ẩm, gió mùa. Các đặc trưng khí hậu thị xã được thể hiện qua Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Một số đặc trưng khí hậu thị xã An Nhơn
Các đặc trưng Tháng Cả năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (0C) 20,9 22 24,5 27,3 29,3 30,1 29,3 28,9 28,4 26,3 26 23,2 27,3 Lượng mưa (mm) 20 1 18 7 15 4 47 157 148 433 243 268 113,4 Độ ẩm (%) 82 86 88 84 79 72 75 77 81 88 86 87 82,1 Số giờ nắng (giờ) 158 198 246 264 307 222 218 246 229 173 179 46 207,6 (Nguồn: [8])
30 Qua Bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ trung bình năm 26 - 27,70C. Lượng mưa trung
bình năm 1.000 - 1.300mm, phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 12) tập trung 65 - 85% lượng mưa cả năm, nhiệt độ thấp bốc hơi nhỏ, số giờ nắng ít và đôi khi cũng có bão. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7: lượng mưa ít, nhiệt độ cao, bốc hơi lớn, nắng nhiều, ít có gió bão. Tổng lượng mưa chỉ chiếm từ 15 - 35% tổng lượng mưa cả năm, thường dẫn đến hạn hán trong vụ hè thu và đầu vụ mùa.
Bức xạ: Số giờ nắng tập trung từ tháng 3 đến tháng 9 trung bình mỗi tháng 247,4 giờ nắng (tức là trung bình hơn 8 giờ/ngày) tháng 12 ít nắng nhất 46 giờ/ tháng tương đương với 1,53 giờ/ngày.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 82,1%. Vào mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, độ ẩm được nâng cao hơn 81 - 87%, độ ẩm trung bình thấp nhất 72% vào tháng 6.
Bốc hơi: lượng bốc hơi nước phụ thuộc vào chế độ mưa, nhiệt độ, chế độ gió ... lượng bốc hơi cả năm trung bình 68,2mm. Vào tháng 5 có lượng bốc hơi cao nhất (trung bình 90,3mm). Tháng 12 có lượng bốc hơi thấp (trung bình 42,1mm).
Với nền nhiệt độ cao đều trong năm và lượng mưa tương đối lớn thuận lợi cho đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên với lượng mưa phân bổ không đều và hay có bão hàng năm nên có ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông, lâm nghiệp.
Như vậy, với điều kiện khí hậu như Bảng 3.1 là thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng công trình vật kiến trúc. Tuy nhiên, lượng mưa tương đối lớn nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm làm hạn chế một phần đến quá trình sản xuất nông nghiệp.
3.1.1.4. Thủy văn
Thị xã An Nhơn có hệ thống sông ngòi khá dày chảy trên địa bàn và phân bố tương đối đồng đều. Trong đó quan trọng nhất là sông Kôn với 3 nhánh sông chính: sông Đập Đá, sông Gò Chàm và sông Tân An. Hệ thống sông ngòi của An Nhơn đều chảy theo hướng từ Tây sang Đông, lưu vực nhỏ ngắn. Đa số các nhánh sông đều bắt nguồn từ vùng miền núi phía Tây có độ dốc lớn, lòng sông hẹp, ít có bãi bồi, về phía hạ lưu lòng sông mở rộng. Chế độ nước của các sông phụ thuộc vào chế độ mưa. Vào mùa mưa lượng nước sông dâng cao gây hiện tượng lụt lội khu vực ven sông, mùa khô lượng nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Do ở gần các cửa biển nên chế độ nước của các sông trên địa bàn thị xã chịu ảnh hưởng của thuỷ triều biển Đông, đặc biệt là vào mùa khô nước các sông cạn kiệt nguồn nước mặn xâm nhập gây nhiễm mặn, phèn đất khu vực ven sông, cùng với Hồ
31 Núi Một và mạng lưới kênh mương nhân tạo đã tạo nên cảnh quan đa dạng, thuận lợi
cho quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường
a. Tài nguyên đất:
Đất đai trên địa bàn thị xã An Nhơn được hình thành từ 2 nguồn gốc: Do phong hoá tại chỗ đá mẹ và đất thủy thành. Cụ thể gồm 5 nhóm với các loại đất chính sau:
- Nhóm đất cát có diện tích 160ha, chiếm 0,66% diện tích tự nhiên, phân bố thành những dải hẹp hoặc bãi rộng ven sông Kôn thuộc xã Nhơn Phúc, Nhơn Mỹ. Đất cát thường có màu trắng hoặc vàng nhạt, kích thước hạt rất thô.
- Nhóm đất phù sa có diện tích khoảng 7.641ha, chiếm 31,55% diện tích tự nhiên của thị xã. Đất được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa của sông Kôn và các sông, suối nhỏ khác trên địa bàn. Do phần lớn các sông đều bắt nguồn và chảy qua vùng đồi núi cấu tạo bởi đá cát, đá granít hoặc phù sa cổ nên phần lớn đất phù sa đều có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, có phản ứng chua. Nhóm đất phù sa có 2 loại đất chính là đất phù sa chua và đất phù sa đốm gỉ.
Đất phù sa chua có diện tích 7.279ha phân bố ở các xã khu vực ven sông Kôn thuộc các xã Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn Thọ, phường Nhơn Hoà và phường Bình Định, thường ở các khu vực có địa hình cao. Đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, có màu vàng đậm, khá xốp, chuyển lớp từ từ. Đất chua vừa, độ chua giảm dần theo độ sâu tầng đất. Hàm lượng mùn, đạm trung bình, Lân tổng số và lân dễ tiêu khá, kali tổng số và dễ tiêu trung bình và nghèo. Đất nhẹ dễ thấm nước nhưng đã hình thành tầng đế cày. Đất phù sa chua thuận lợi cho phát triển hoa màu và các cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất phù sa đốm gỉ có diện tích 362ha, phân bố ở các xã Nhơn Thọ, Nhơn Lộc và Nhơn Tân gồm đất phù sa đốm gỉ glây sâu và đất phù sa đốm gỉ kết von sâu. Loại đất này phân bố ở khu vực có địa hình cao. Lớp đất tầng mặt và tầng kế tiếp chua vừa, các tầng dưới ít chua. Hàm lượng mùn, đạm, lân dễ tiêu và lân tổng số trung bình, kali tổng số và kali dễ tiêu nghèo, lượng can xi và magiê trao đổi thấp, nhất là ở tầng mặt. Hàm lượng sắt, nhôm di động rất cao ngay ở tầng mặt gây độc hại cho cây trồng. Đất phù sa đốm gỉ hiện chủ yếu là đất trồng lúa.
- Nhóm đất Glây có diện tích khoảng 3.044ha, chiếm 12,57% diện tích tự nhiên của thị xã gồm đất glây chua điển hình, đất glây chua thành phần cơ giới nhẹ, đất glây chua kết von sâu, đất glây chua kết von yếu. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở khu vực phía Đông của thị xã, chia ra: phường Bình Định 276ha, phường Đập Đá 90ha và ở các xã, phường: Nhơn Thành 419ha, Nhơn Mỹ 685ha, Nhơn An 90ha, Nhơn Hưng 350ha, Nhơn Hoà 312ha, Nhơn Hạnh 504ha, và Nhơn Phong 318ha. Đất có nguồn gốc
32 phù sa do quá trình canh tác lúa nước lâu đời, thường xuyên bị ngập nước, yếm khí
nên bị glây mạnh hoặc trung bình. Đất thường chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số khá hoặc giàu, các chất dễ tiêu nghèo, nhất là lân.
- Nhóm đất xám có 8 loại đất gồm đất xám điển hình, đất xám feralit điển hình, đất xám feralit glây sâu, đất xám feralit glây, kết von sâu, đất xám feralit đá nông, đất xám feralit đá sâu, đất xám glây kết von sâu, đất xám glây cơ giới nhẹ đá sâu, đất xám kết von sâu cơ giới nhẹ. Nhóm đất xám có diện tích 7.150ha, chiếm 29,52% diện tích tự nhiên, phân bố ở thị trấn Đập Đá và ở các xã, phường: Nhơn Tân 4.070ha, Nhơn Thọ 1.662ha, Nhơn Mỹ 357ha, Nhơn Lộc 338ha, Nhơn Hậu 239ha, Nhơn Hòa 191ha, Nhơn Phúc 125ha, Nhơn Thành 101ha. Hầu hết các loại đất xám trên địa bàn thị xã An Nhơn đều phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá granít, gơnai và trên trầm tích phù sa cổ vì vậy phần lớn đất có thành phần cơ giới cát pha hoặc thịt nhẹ, thường tầng dưới có tích sét, giữ nước kém; đất có phản ứng chua vừa toàn phẫu diện. Hàm lượng mùn nghèo, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số nghèo, kali dễ tiêu ở tầng mặt giàu. Lượng can xi và Magiê trao đổi thấp. Sắt và nhôm di động có có xu hướng tăng từ tầng mặt xuống tầng sâu. Đất xám bạc màu có sự chuyển lớp khá rõ, lớp bề mặt có màu xám bạc hơi vàng, ở độ sâu từ 14 - 52cm có màu vàng xám, ở độ sâu từ 52 - 84cm đất có màu nâu vàng, lớp thứ 3 ở độ sâu từ 84 - 125cm có màu vàng sẫm.
- Nhóm đất tầng mỏng có diện tích khoảng 1.292ha, chiếm 5,34% diện tích tự nhiên phân bố ở Nhơn Hoà, Nhơn Mỹ, Nhơn Thọ, Nhơn Thành, Nhơn Hậu và Nhơn Phong. Phần lớn loại đất này phân bố ở những nơi có độ dốc cao >250. Độ sâu tầng đất thường dưới 30cm xuất hiện đá lộ đầu. Đất có màu vàng da cam ở tầng mặt. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha sét cấu trúc cục nhỏ không rõ góc cạnh, nhiều rễ cây, đá mảnh lẫn khoảng 10% chuyển lớp rõ. Đất có phản ứng chua nghèo các chất hữu cơ, hàm lượng Ca2+, Mg2+ rất thấp. Phần lớn đất tầng mỏng là đất đồi núi chưa sử dụng không có lớp phủ thực vật do vậy bị rửa trôi lớp đất bề mặt, cần được trồng rừng phủ xanh để giảm thiểu tình trạng trơ sỏi đá [20].
Nhìn chung, thị xã An Nhơn có lớp phủ thổ nhưỡng khá đa dạng đã và đang được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp (khoảng 62% diện tích tự nhiên).
b. Tài nguyên nước:
Nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thị xã là nước mưa tại chỗ, nguồn bổ sung từ sông Kôn và nguồn nước ngầm. Trữ lượng nước có khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dân sinh.
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước từ sông Kôn và hồ Núi Một được dẫn qua hệ thống kênh, rạch là nguồn nước mặt chủ yếu, quan trọng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, tuy nhiên do lưu vực các sông trên địa bàn thị xã An Nhơn hẹp do vậy vào mùa khô lượng nước các sông xuống thấp gây thiếu nước cho sản xuất và sinh
33 hoạt của người dân. Chất lượng nước mặt (sông, rạch, ao, hồ) cũng diễn biến theo
mùa. Ngoài ra lượng mưa hàng năm cũng là nguồn nước ngọt chính, quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống.
- Nguồn nước ngầm: Chưa có số liệu đánh giá cụ thể trữ lượng nguồn nước ngầm trên địa bàn thị xã An Nhơn tuy nhiên theo khảo sát sơ bộ của tỉnh Bình Định, thị xã An Nhơn nằm trong khu vực triển vọng có trữ lượng nước ngầm khá dồi dào, chất lượng tốt, có thể khai thác cho sản xuất và sinh hoạt ở độ sâu trung bình 20m. Hiện tại đã có 9 giếng dọc sông Tân An cung cấp nước cho thành phố Quy Nhơn, về lâu dài có khả năng cung cấp nước cho An Nhơn và các vùng lân cận khác.
Nhìn chung, thị xã An Nhơn có trữ lượng nước dồi dào, tuy nhiên phân bố không đều theo mùa, mùa mưa lượng nước các sông lớn gây hiện tượng lũ lụt, mùa khô nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
Về chất lượng nguồn nước: Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch phân bố đều khắp trên địa bàn thị xã, cho nên nguồn nước mặt và nước ngầm ở thị xã rất dồi dào, nếu khai thác tốt sẽ đảm bảo phần nào về số lượng và chất lượng phục vụ nhu cầu cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên nguồn nước mặt có thể bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân như: Ô nhiễm môi trường do sinh hoạt, do các chất thải từ các cơ sở kinh doanh, sản xuất chế biến và do phát triển mạnh công nghiệp. Ngoài ra môi trường nước còn bị ô nhiễm bởi tác động do hoạt động nông nghiệp (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) gây nên.
c. Tài nguyên rừng:
Theo số liệu phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất Lâm nghiệp tỉnh Bình Định năm 2011, thị xã An Nhơn có 5.721,81ha đất rừng, trong đó rừng sản xuất có 4.311,22ha (phần lớn là rừng trồng sản xuất: 1.924,67ha, chiếm 80,01%), rừng phòng hộ 1.040,9ha (chủ yếu là đất có rừng tự nhiên phòng hộ: 837,29ha, chiếm 80,44%). Tài nguyên rừng của thị xã An Nhơn không phong phú, chất lượng rừng kém nên khó có thể bảo vệ nguồn nước vào mùa khô gây nên tình trạng khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
d. Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của thị xã An Nhơn không đa dạng về chủng loại, nhưng có một số loại khoáng sản có trữ lượng khá lớn, có giá trị trong ngành công nghiệp. Cụ thể đá xây dựng có trữ lượng ước tính hàng trăm triệu m3, bao gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu xây dựng cao cấp. Riêng các loại đá granite như granosinite màu đỏ, biotite hạt thể màu vàng là những loại được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Ngoài ra còn có một số loại khoáng sản khác tuy nhiên trữ lượng không lớn và chưa có những đánh giá đầy đủ về trữ lượng cũng như