CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà tĩnh (Trang 35 - 37)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.4. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Cường (2013) về thuận lợi và khó khăn trong việc lập quy hoạch sử dụng đất trong nông thôn mới tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà nẵng như sau.

- Về thuận lợi:

+ Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tuân thủ các nguyên tắc, căn cứ, trình tự, nội dung, phương án theo quy định của Luật Đất đai. Việc giao đất, cho thuê đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi cơ bản đã bám sát và tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

+ Qua thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cơ cấu lại việc sử dụng đất phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp nông thôn phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hạn chế hiệu quả việc chuyển đất lúa nước sang mục đích khác.

+ Đất dành cho công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển khu dân cư nông thôn được mở rộng cơ bản đáp ứng nhu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của xã.

- Khó khăn, tồn tại

+ Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn, chưa dự báo chính xác về nhu cầu quỹ đất cho các mục đích sử dụng, dẫn đến tình trạng vừa dự báo thiếu, vừa thừa quỹ đất, dẫn đến thường phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Công tác quy hoạch sử dụng đất thiên về sắp xếp các loại đất theo mục tiêu quản lý hành chính, chưa tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường nhằm bảo đảm phát triển bề vững trong sử dụng đất, chưa phát huy cao tiềm năng đất đai.

+ Việc bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa nước và dành quỹ đất cho các lĩnh vực xã hội như y tế, văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo chưa được đề cập đúng mức trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

+ Sự phối hợp với các Phòng, Ban ngành trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhìn chung chưa tốt, chưa thực sự thống nhất, cần phải chấn chỉnh,

xã còn lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn.

+ Việc chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong nhiều trường hợp chưa nghiêm. Tình trạng sử dụng đất vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thường xảy ra.

+ Việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết và quy hoạch chi tiết xây dựng chưa được thực hiện hoặc thực hiện còn hình thức, ít hiệu quả, nhiều nơi chưa được coi trọng; việc xây dựng các phương án quy hoạch để lựa chọn chưa thật khách quan [14].

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà tĩnh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)