Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà tĩnh (Trang 80 - 82)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Công tác quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch nông thôn mới của thành phố hà Tỉnh trong thời gian qua còng đã đối mặt với những khó khăn, vướng mắc, trước hết đó là tiến độ, quá trình triển khai thực hiện quy hoạch mà nguyên nhân chủ yếu là:

- Hệ thống các văn bản về quy hoạch xây dựng nông thôn chưa đồng bộ; sự chồng chéo, xung đột nội dung, phương pháp giữa các qui hoạch trên địa bàn nông thôn, giữa qui hoạch sử dụng đất với qui hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị... chưa phù hợp thực tế cả về nội dung chuyên môn đến điều kiện nhân lực và kinh phí thực hiện mà cụ thể là Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT - BNN&PTNT - BKHÐT - BTC, đề cập đến Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã với những thuật ngữ, nội dung khác với quy định trong thông tư của Bộ Xây dựng như gọi "quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết cho khu dân cư và hạ tầng công cộng" trong khi Thông tư của Bộ Xây dựng gọi là "quy hoạch chung lưới điểm dân cư, quy hoạch chi tiết trung tâm xã và các điểm dân cư".

- Theo Quyết định số 800/QÐ-TTg ngày 4-6-2010 Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hướng dẫn "Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa công nghiệp, trung tâm công nghệ và dịch vụ. Bộ Xây dựng chủ trì hướng dẫn "Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật xã hội, môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có". Cho đến nay, hai Bộ vẫn không thống nhất hướng dẫn các quy định này.

- Do việc tổ chức thực hiện công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới được tiến hành trong khi quy hoạch sử dụng đất chưa được xét duyệt, do đó một số chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch nông thôn mới và quy hoạch sử dụng đất không thống nhất, vì chỉ tiêu sử dụng đất được cấp trên phân bổ còn thiếu so với nhu cầu sử dụng đất trong quy hoạch nông thôn mới.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Tĩnh còn thiếu và hạn chế, nhất là trình độ quy hoạch, chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng quy hoạch nông thôn mới, chưa thể đáp ứng được những đòi hỏi hết sức khoa học của công tác lập quy hoạch nông thôn mới.

- Kinh phí cho công tác quy hoạch xây dựng nông thôn là rất lớn, từ giai đoạn khảo sát, thu thập số liệu, đến giai đoạn lập nhiệm vụ, lập quy hoạch, duyệt quy hoạch, do đó cần khoản kinh phí thực hiện khá lớn: nhưng trong thực tế định mức chi phí thực hiện lại rất thấp nên việc tổ chức thực hiện gặp khó khăn.

- Các tiêu chí về kiến trúc nhà ở nông thôn, công trình công cộng, bảo tồn di tích, văn hóa, dân tộc phù hợp với đặc điểm của từng vùng còn thiếu cụ thể, gây khó cho công tác lập quy hoạch, nhất là đối với các xã có đặc điểm khác nhau như: xã ven đô thậm chí trong nội đô, xã thuần nông... Từ đó đặt ra các yêu cầu quy hoạch rất khác nhau, cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng quy hoạch nông thôn còn nhiều hạn chế.

- Môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại bởi nhiều lý do trong đó việc công nghiệp nông thôn, làng nghề mới phát triển thiếu khả năng cạnh tranh; điểm dân cư với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quá tải về điều kiện hạ tầng và xuống cấp về môi trường, các làng nghề truyền thống bị ô nhiễm; mật độ dân cư đông; nhiều vùng dân cư bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai không đảm bảo an toàn cho cuộc sống người dân... dẫn đến quá trình phát triển điểm dân cư thiếu tính bền vững;

Tóm lại: Quy hoạch sử dụng đất giữ một vai trò quan trọng trong công tác quy hoạch, xây dựng nông thôn mới, bởi trong 19 tiêu chí có đến 8 tiêu chí liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, công tác lập quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố trong thời gian qua còn chậm, không kịp thời, không đáp ứng các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch nông thôn mới; bên cạnh đó vấn đề quản lý, sử dụng đất hiện nay trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều bất cập, vì vậy, trong thời gian tới cần có chiến lược quy hoạch, sử dụng đất hợp lý hơn nhằm góp phần rút ngắn lộ trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà tĩnh (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)