ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ THẠCH HẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà tĩnh (Trang 61)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ THẠCH HẠ

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Thạch Hạ.

a, Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý

Thạch Hạ là xã nằm trong khu vực bằng phẳng, không có núi đồi, cao độ tự nhiên chỉ dao động từ cao độ -1,69 m đến +2,5 m với vị trí như sau:

+ Phía Bắc giáp Sông Hộ Độ;

+ Phía Nam giáp nội thành TP. Hà Tĩnh; + Phía Đông giáp xã Thạch Môn;

+ Phía Tây giáp xã Thạch Trung.

- Địa hình

Khu vực đất canh tác nông nghiệp có độ cao: từ -0,15 m - 2,30 m. Khu vực ao hồ, ngập nước trong đê: từ -1,69 m - 0,43 m.

Khu vực ao hồ, thềm sông Rào Cái (ngoài Đê): từ -0,82 m - 0,5 m.

- Đất đai, thổ nhưỡng

Bảng 3.13. Hiện trạng sử dụng đất xã Thạch Hạ

TT Tên loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp 509,40 66,23

2 Đất phi nông nghiệp 196,87 25,60

3 Đất chưa sử dụng 62,88 8,17

Tổng 769,15 100

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Hà Tĩnh)

Qua Bảng 3.13 cho thấy, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Thạch Hạ là rất lớn, chiếm 66,23% diện tích tự nhiên của xã. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển các ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều, cần nghiên cứu đưa vào sử dụng trong các kỳ quy hoạch cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp, nhằm hạn chế việc sử dụng quỹ đất nông nghệp vào mục đích phi nông nghiệp

66,23% 25,6%

8,17% Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 3.6. Hiện trạng sử dụng đất xã Thạch Hạ

Qua Hình 3.6 trên ta thấy diện tích đất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn, diện tích đất phi nông nghiệp so với mặt bằng chung của thành phố Hà Tĩnh còn thấp, diện tích đất chưa sử dụng tỷ lệ khá cao so với thành phố.

b, Hiện trạng kinh tế - Kinh tế

Xã Thạch Hạ trước đây là một xã độc canh về nông nghiệp, trong những năm trở lại đây đã có sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp, các Hợp tác xã dần hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả. Tuy vậy, việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã vẫn còn ít, do đó cần phải tập trung đầu tư kinh phí để đưa công nghiệp hóa vào ruộng đồng; khẳng định vai trò Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của xã.

- Hoạt động sản xuất

Bảng 3.14. Hoạt động sản xuất trồng trọt của xã Thạch Hạ

TT Hoạt động sản xuất Loại hình sản xuất Diện tích (ha) Tổng sản lượng (tấn)

1 Nông nghiệp Cây lúa 276,68 2500

Cây ngô 20 100

2 Công nghiệp ngắn ngày Cây lạc 90,53 198

Đậu hè thu 40 48

3 Lâm nghiệp Rừng phòng

hộ ven sông 26,42

20,42 130,53 296,68 0 100 200 300 400

Nông nghiệp Công nghiệp ngắn ngày Lâm nghiệp

Nông nghiệp Công nghiệp ngắn ngày Lâm nghiệp

Hình 3.7. Hoạt động sản xuất trồng trọt của xã Thạch Hạ

Dựa vào Hình 3.7 trên ta thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu là trồng lúa, ngoài ra còn có 20 ha trồng ngô làm lương thực. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày cũng chiếm diện tích lớn (130,53 ha) nhưng sản lượng hằng năm không cao, ngược lại những cây công nghiệp ngắn ngày đó có giá trị cao nhưng còn phụ thuộc lớn vào giá của thì trường.

Bảng 3.15. Hoạt động sản xuất chăn nuôi của xã Thạch Hạ

TT Loại hình nuôi trồng Tổng sản lượng

1 Gia cầm 26900 (con)

2 Trâu bò 705 (con)

3 Lợn 2500 (con)

4 Thủy sản nước ngọt 12 (tấn)

5 Thủy sản nước lợ 26 (tấn)

Từ Bảng 3.15 cho thấy hoạt đông chăn nuôi của xã khá đa dạng và phát triển, đặc biệt là nuôi trồng thuy sản. Hoạt động chăn nuôi của xã chủ yếu dựa vào 3 trang trại, ngoài ra còn có chăn nuôi theo hộ gia đình với số lượng nhỏ lẻ. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là nuôi heo và gia cầm phục vụ nhu cầu sử dụng tại địa phương và các vùng lân cận. Loại hình nuôi trồng thủy sản nước lợ phổ biến hơn nước ngọt do xã thuộc vùng ven biển, với sản phẩm chủ yếu là tôm, cua, cá, tuy sản lượng của sản phẩm nước lợ thấp hơn nước ngọt nhưng giá trị sản phẩm cao hơn và đầu ra ổn định hơn.

Ngoài ra xã còn có sản lượng đánh bắt hải sản hàng năm 70 tấn các loại Tôm, Cua, cá, Hàu, Hến.

3.3.2. Quy hoạch Hình 3.8 Hình 3.8 . Sơ đ quy ho ạch nông thôn m ới xã Th ạch H

Quy hoạch NTM của xã đã được lập và phê duyệt, trong đó có 14 vùng và hệ thống QH chi tiết gồm : Khu chăn nuôi tập trung và khu xử lý rác thải. Vùng nuôi trồng thủy sản 150,83 ha; Chợ dân sinh 0,39 ha; Nghĩa trang Cồn Cao 5,77 ha; Vùng chuyên canh hoa, rau tập trung Thành Đồng 5,3 ha; Khu tiểu thủ công nghiệp Đập Bòng 4,87 ha; Vùng chuyên sản xuất rau màu Thôn Thượng 19,44 ha; Cảng Hộ Độ 25,31 ha; Trung tâm hành chính xã 0,6 ha; Khu thương mại (Chợ đầu mối) thuộc thôn Liên Hà 1,2 ha; Khu dịch vụ thương mại 1 ở thôn Liên Thanh 3,58 ha; Khu dịch vụ thương mại 2 ở thôn Tân Học 2,16 ha; Vùng chuyên hoa, cây cảnh Vườn Hè thôn Hạ 2,59 ha. Ngoài những vùng quy hoạch tổng thể trên còn có các quy hoạch nhỏ như: 03 nhà trường (Mầm non, Tiểu học, THCS ); Trạm y tế; Sân vận động; ;Vùng chuyên canh lúa cao sản; Hệ thống đường giao thông nông thôn; Giao thông nội đồng; Hệ thống thủy lợi.

Bảng 3.16. Hiện trạng sử dụng đất trước quy hoạch và quy hoạch xã Thạch Hạ

TT Loại đất

Hiện trạng Quy hoạch

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) A Nhóm đất nông nghiệp 509,40 66,23 368,31 47,89

I Đất sản xuất nông nghiệp 373,70 48,59 196,63 25,56

II Đất lâm nghiệp 26,42 3,43 22,85 2,97

III Đất nuôi trồng thuỷ sản 109,28 14,21 148,83 19,35 B Nhóm đất phi nông nghiệp 196,87 25,60 400,84 39,79

I Đất vườn hộ 37,49 4,87 125,72 16,35

II Đất chuyên dùng 110,41 14,35 137,05 17,82

III Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,25 0,16 1,25 0,16 IV Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,64 0,73 5,77 0,75 V Đất sông, suối, mặt nước 42,08 5,47 36,22 4,71

C Đất chưa sử dụng 62,88 8,18

D Đất QH Đường Nam Cầu Cày 94,83 12,33

Tổng diện tích quy hoạch 769,15 100,00 769,15 100,00

509,4 196,87 62,88 368,31 400,84 0 0 200 400 600

Đất hiện trạng Đất quy hoạch Diện tích (ha)

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 3.8. Hiện trạng sử dụng đất trước quy hoạch và quy hoạch xã Thạch Hạ

Dựa vào Hình 3.8 và Bảng 3.16 trên ta thấy: Nhóm đất nông nghiệp sau khi quy hoạch giảm 141,09 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp; tuy nhiên tỷ lệ đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thạch Hạ vẫn còn nhiều (368,31ha), là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực. Việc khai thác quỹ đất chưa sử dụng được địa phương thực hiện triệt để thông qua kết quả đưa 62,88 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng cho nhóm đất phi nông nghiệp.

3.3.3. Giao thông

Đường giao thông đối ngoại của xã Thạch Hạ theo quy hoạch của thành phố Hà Tĩnh có chiều rộng mặt đường lớn, kết cấu đường vững chắc, đảm bảo được nhu cầu đi lại, giao thương buôn bán của người dân với các vùng lân cận.

Đường giao thông các thôn trong xã Thạch Hạ trước khi quy hoạch nông thôn mới đã được cứng hóa phần lớn, các con đường được cứng hóa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân trong xã. Tuy nhiên tỷ lệ đường đất trong xã còn khá cao, cần được đầu tư về nguồn vốn để xây dựng các tuyến đường chưa đảm bảo.

Đối với các loại đường giao thông nội đồng thì để đạt tiêu chí giao thông cần được mở rộng và cứng hóa các đường trục chính nội đồng, đảm bảo cho việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp

Theo quy hoạch các tuyến đường trong xã sẽ được nâng cấp mở rộng và cứng hóa nhằm đạt tiêu chuẩn về giao thông nông thôn.

Hiện tại giao thông nông thôn tại xã Thạch Hạ đã hoàn thành chỉ tiêu thể hiện qua bảng sau.

Bảng 3.17. Đường giao thông được cứng hóa trước và sau khi thực hiện

quy hoạch xã Thạch Hạ

TT Loại đường

Chiều dài trước quy hoạch (m)

Chiều dài sau quy hoạch (m)

1 Đường liên xã 8.900 10.600

2 Đường liên thôn 6.058 15.970

3 Đường nội thôn 9.100 11.402

4 Đường trục chính nội đồng 5.725 13.897

(Nguồn: Báo cáo chi tiết nông thôn mới xã Thạch Hạ)

Dựa vào Bảng 3.17 cho thấy đường giao thông liên xã của Thạch Hạ trước khi quy hoạch được cứng hóa 8.900 m, sau khi quy hoạch thì được mở rộng và cứng hóa hoàn toàn 10.600 m bằng đường nhựa. Đường liên thôn được cứng hóa bằng bê tông nhựa sau khi quy hoạch là 9.912 m, đường nội thôn được cứng hóa bằng bê tông là 2.302 m, đường trục chính nội đồng được cứng hóa 8.172 m. Tổng vốn đầu tư cho đường giao thông của xã là 45.798 triệu đồng. Vậy đến năm 2013 đường giao thông của xã Thạch Hạ đã được cứng hóa đạt chuẩn 100%

3.3.4. Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi của xã có nguồn nước chủ yếu từ hồ Kẻ Gỗ, qua hệ thống kênh cấp I, II, III, IV cấp nước phục sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi của xã bao gồm các trạm bơm, hệ thống kênh, đập và các hồ chứa nước được thể hiện qua các bảng sau.

Hệ thống trạm bơm

Bảng 3.18. Hệ thống trạm bơm nước thủy lợi của xã Thạch Hạ

TT Tên trạm bơm Năm XD

Quy mô (m3/h)

D.tích tưới

(ha) Tình trạng

1 Trạm bơm Ủy ban 2002 320 70 Đang sử

dụng tốt 2 Trạm bơm Cồn cồ

(đất Thạch Trung) 2008 540 140

Đang sử dụng tốt

Từ Bảng 3.18 cho thấy các trạm bơm có công suất lớn, diện tích tưới rộng và đang sử dụng tốt nên không cần nâng cấp xây mới. Các trạm cần được quản lý bảo vệ tốt để có thể sử dụng lâu dài điều tiết nguồn nước tưới tiêu.

Hệ thống đê bao chống lũ dài 3,7 km (Đê Đồn Môn) trong hệ thống đê Quốc gia đã được kiên cố bằng kè đá và đổ bê tông phần mặt.

Hệ thống kênh mương của xã dài 26,671 km, đã được xây dựng 24,462 km đạt tỷ lệ 91,72% kênh mương được cứng hóa, còn lại 2,209 km kênh mương làm bằng đất.

Hồ chứa nước phục vụ nông nghiệp

Bảng 3.19. Hệ thống hồ chứa nước xã Thạch Hạ

Đặc điểm Hồ Ghè Hồ Đập Lộng

Dung tích trử nước (m3) 387.257 75.000

Diện tích (m2) 184.408 50.000

Nguồn nước Nguồn nước mưa,

hồ Kẻ Gỗ

Nguồn nước mưa, hồ Kẻ Gỗ

(Nguồn: Báo cáo chi tết nông thôn mới xã Thạch Hạ)

Hệ thống hồ chứa nước với trữ lượng lớn lấy nguồn nước từ nước mưa tại chỗ và nước nhàn rỗi từ hồ Kẻ Gỗ chảy về để dự trữ nước và điều tiết nước cho các mùa trong năm.

Hệ thống các hồ chứa nước, trạm bơm, hệ thống kênh đã đáp ứng được tiêu chí về thủy lợi, đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu sản xuất của xã.

3.3.5. Trường học

Bảng 3.20. Hệ thống trường học trên địa bàn xã Thạch Hạ

TT Tên trường Vị trí Tổng số học sinh Diện tích (m2) Tỷ lệ m2/học sinh 1 Mầm non Thạch Hạ Xóm Tân Học 270 5229,5 19,37 2 Tiểu học Thạch Hạ Xóm Liên Hà 472 8939,9 18,94 3 Trung học cơ sở Thạch Hạ Xóm Tân Học 565 15000 26,55

Về diện tích xây dựng trường mầm non với tỷ lệ 19,37 m2/học sinh đã đạt tiêu chuẩn diện tích trên số cháu (quy định tối thiểu 8m2/ cháu), dự báo năm 2030 số cháu là 329 cháu.

Trường tiểu học đạt chuẩn mức I vào năm 2008. Dự kiến số học sinh năm 2030 là 576 học sinh, khuôn viên trường sẽ được mở rộng 10.007 m2 (17,4 m2/học sinh). Trường sẽ mở rộng khuôn viên và giữ nguyên các công trình kiến trúc hiện có, mua sắm trang thiết bị dạy, học. Về diện tích xây dựng trường tiểu học đã đạt tiêu chuẩn diện tích trên số học sinh (tối thiểu 6 m2/ học sinh).

Trường trung học cơ sở cũng đạt tiêu chuẩn diện tích trường học (vì diện tích tiêu chuẩn cho trường trung học cơ sở tai đồng bằng là 6m2/ học sinh) giữ nguyên khuôn viên và các công trình kiến trúc hiện có, mua sắm trang thiết bị dạy, học.

3.3.6. Cơ sở vật chất văn hóa

Bảng 3.21. Hệ thống khu trung tâm xã Thạch Hạ

TT Tên Các hạng mục công trình Diện tích (m2)

1

Khu trung tâm hành chính

- Nhà làm việc 3 tầng, diện tích sàn: 1200 m2

- Nhà làm việc công an xã, nhà cấp 4, diện tích sàn: 150 m2

- Gara để xe có mái che bằng tôn 60 m2

- 01 sân bóng chuyền: 200 m2

- Sân đường, vườn hoa, cây xanh …

5469,4

2 Nhà văn hoá

trung tâm xã Quy mô chỗ: 250 chỗ 400

(Nguồn: Báo cáo chi tết nông thôn mới xã Thạch Hạ)

Khu trung tâm hành chính và nhà văn hóa xã Thạch Hạ có khuôn viên đạt tiêu chuẩn, cơ sở hạ tầng kiên cố, khang trang, đạt chuẩn về cơ sở vật chất văn hóa của nông thôn mới.

Bảng 3.22. Nhà hội quán thôn của xã Thạch Hạ sau khi thực hiện quy hoạch

TT Tên nhà văn hoá Diện tích khu đất (m2)

1 Minh Tân 583 2 Minh Tiến 426 3 Minh Lộc 507 4 Minh Yên 536 5 Đồng Đoài 692 6 Xóm Thượng 592 7 Xóm Trung 1.046 8 Xóm Hạ 896 9 Liên Hà 838 10 Liên Thanh 1.652 11 Liên Nhật 653 12 Tân Học 759

(Nguồn: Báo cáo chi tết nông thôn mới xã Thạch Hạ)

Từ Bảng 3.22 thì thôn có diện tích nhà hội quán lớn nhất là thôn Liên Thanh, thôn có diện tích nhà hội quán nhỏ nhất là thôn Minh Tiến. Theo thông tư số 13/2009/TT- BXD của Bộ Xây dựng thì nhà văn hóa thôn của vùng Bắc Trung Bộ phải đạt diện tích từ 500 m2 trở lên. Trong 12 nhà văn hóa thôn của xã sau khi xây dựng chỉ có nhà văn hóa thôn Minh Tiến chưa đạt diện tích tối thiểu. Tuy nhiên diện tích trung bình của nhà văn hóa thôn là 765 m2 đạt tiêu chuẩn về nông thôn mới.

Sân thể thao trung tâm xã : có 2 sân.

Vị trí 1 nằm ở Xóm Hạ, diện tích 11.081 m2. Trên cơ sở sân thể thao đã có nâng cấp, cải tạo sân thể thao.

Vị trí 2 nằm ở thôn Tân Học, diện tích 8.800 m2. Trên cơ sở sân thể thao đã có nâng cấp, cải tạo sân thể thao.

Các sân thể thao cấp thôn:

Bảng 3.23. Các sân thể thao cấp thôn của xã Thạch Hạ

TT Tên thôn Diện tích (m2)

1 Minh Tân 4460,4 2 Minh Tiến 3696 3 Minh Lộc 2070 4 Minh Yên 4881,2 5 Đồng Đoài 2964 6 Xóm Thượng 3305 7 Xóm Hạ 2400 8 Liên Hà 4292,3 9 Liên Thanh 5775,7 10 Liên Nhật 2070 11 Tân Học 9107

(Nguồn: Báo cáo chi tết nông thôn mới xã Thạch Hạ)

Qua Bảng 3.23 thì thôn Liên Thanh có diện tích sân thể thao lớn nhất, thôn Minh Lộc và thôn Liên Nhật có diện tích sân thể thao nhỏ nhất. Nhìn chug các sân thể thao cấp thôn đều có diện tích khá lớn, phân bố đều ở các thôn. Diện tích trung bình sân thể thao là 4.063 m2. Đạt theo quy định của Bộ văn hóa thể thao và du lịch tại Thông tư số 06/2011-TTBVHTTDL đã quy định.

Các hình thức, các môn hoạt động thể thao trong xã: cầu lông, bóng chuyền, bóng đá.

3.3.7. Chợ

Xã Thạch Hạ có chợ ở xóm Hạ với diện tích 0,17 ha, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Sau khi quy hoạch và xây dựng mở rộng khuôn viên đạt chuẩn chợ hạng 3 trên diện tích 2.570 m2. Có Ban quản lý chợ theo QĐ số 156/QĐUB ngày 04/9/2013 của Ủy ban nhân dân xã Thạch hạ; sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường, mẫu phân

hàng hóa. Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật; có hệ thống chữa cháy (bể chứa nước15 m3, có bình xịt chữa cháy); có hệ thống điện chiếu sáng và phục vụ sản xuất kinh doanh tại chợ; có nơi trông giữ xe cho người vào chợ; hệ thống cây xanh trồng ngoài hàng rào.

3.3.8. Bưu điện

Có 01 điểm bưu chính viễn thông cung cấp 02 dịch vụ Bưu chính và Viễn thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà tĩnh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)