Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà tĩnh (Trang 84)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.6.3. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ

- Các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn gồm: thủy lợi, giao thông, cấp nước sinh hoạt phục vụ xây dựng nông thôn mới; xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng, kết hợp giao thông nông thôn phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

- Các giải pháp khoa học công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp gồm: ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng; nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, chủ yếu tập trung vào chuyển đổi sang các giống lúa chất lượng có hiệu quả cao, liên kết sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn và liên kết doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; quy trình công nghệ canh tác lúa cải tiến nhằm tiết kiệm nước, tăng thu nhập cho nông dân và giảm phát thải khí nhà kính; xác định được các hệ thống cây trồng xen canh có hiệu quả và một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp phục vụ xây dựng nông thôn mới.

3.6.4. Tăng cường hiệu lực lãnh đạo, quản lý của các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, và các tổ chức đoàn thể nhân dân

- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ và các tổ chức cơ sở Đảng, thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn Đảng trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức là nhân tố quyết định, đảm bảo thực hiện thành công định hướng và mục tiêu của quy hoạch.

- Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong tuyền truyền, vận động quần chúng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp: kiện toàn, củng cố hệ thống chính quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của các tổ chức chính trị xã hội. Thường xuyên bổ xung, điều chỉnh, chuẩn hóa các văn bản pháp quy. Thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “1 cửa” để cung cấp dịch vụ hành chính công ngày 1 tốt hơn cho nhân dân.

- Tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện bộ máy, thi hành nghiêm luật công chức, tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước cấp thành phố và cấp xã để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà tĩnh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)