3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
a, Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế của huyện đã gặp nhiều khó khăn do bối cảnh kinh tế trong nước và của tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn khó khăn, biến động, thời tiết không thuận lợi, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng, đất đai có nhiều thay đổi. Tuy vậy, theo kết quả của bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 đến 2014 vẫn duy trì nhịp độ phát triển, với kết quả năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 3.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 đến 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số Tỷ.đồng 1.162,6 1.356,7 1.526 5.302 6.032
Nông lâm nghiệp Tỷ.đồng 79 76,4 77 199 211,1
CN-Xây dựng Tỷ.đồng 725,2 841,3 932 2.724 3.118,6
Dịch vụ Tỷ.đồng 358,4 439 517 2.379 2702,3
Cơ Cấu % 100 100 100 100 100
Nông lâm nghiệp % 6,8 7,6 5,0 3,8 3,5
CN-Xây dựng % 62,4 60,0 61,1 51,4 50,7
Dịch vụ % 30,8 32,4 33,9 44,8 45,8
(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2010 đến 2014)
Theo hình trên cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 và 2014 cao hơn rất nhiều so với 3 năm trước đó vì từ năm 2010 đến năm 2012 giá trị sản xuất các ngành được tính theo giá cố định năm 1994, từ năm 2013 giá trị sản xuất các ngành được tính theo giá cố định năm 2010. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm trên đà phát triển, cơ cấu kinh tế của thành phố đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tỷ trọng của các ngành liên tục thay đổi, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại - dịch vụ làm vai trò chủ đạo và có xu hướng dịch chuyển theo hướng thương mại - dịch vụ, ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Cụ thể:
Năm 2010: Công nghiệp - xây dựng chiếm 62,4%; thương mại - dịch vụ chiếm 30,8%; nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 6,8%
Năm 2011: Công nghiệp - xây dựng chiếm 60,0%; thương mại - dịch vụ chiếm 32,4%; nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,6%
Năm 2012: Công nghiệp - xây dựng chiếm 61,1%; thương mại - dịch vụ chiếm 33,9%; nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 5,0%
Năm 2013: Công nghiệp - xây dựng chiếm 51,4%; thương mại - dịch vụ chiếm 44,8%; nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,8%.
Năm 2014: Công nghiệp - xây dựng chiếm 50,7%; thương mại - dịch vụ chiếm 45,8%; nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,5%
b, Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế
- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:Phát triển về quy mô, chất lượng, sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các ngành: dược, cơ khí, nhôm kính, mộc gia dụng, may mặc... tiếp tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,2%, giá trị sản xuất CN-TTCN 3 năm (2011, 2012, 2013) qua đạt 1.265 tỷ đồng, tăng 3 lần so với giai đoạn 5 năm (2005 - 2010).
- Thương mại - dịch vụ: Phát triển mạnh và thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động. Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ tăng 2,4 lần, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 3,5 lần so với giai đoạn 5 năm trước (2000 - 2005). Các loại hình dịch vụ như vận tải, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, thông tin truyền thông... có bước phát triển vượt bậc; hệ thống bán buôn, bán lẻ được mở rộng.
- Lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản:Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt trên 4,7% trên năm, năng suất lúa bình quân đến năm 2013 đạt trên 48 tạ/ha.
được triển khai, phát huy hiệu quả. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng trên 20% (trong đó: thu từ thuế, phí, lệ phí ...tăng hàng năm trên 50%); tổng thu ngân sách thành phố năm 2013 đạt trên 830 tỷ đồng. Triển khai và thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về thuế, quản lý ngân sách nhà nước. Khai thác có hiệu quả nguồn thu từ quỹ đất, ban hành cơ chế quản lý, khai thác quỹ đất qua hình thức đấu giá, giao đất sát giá thị trường, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Quản lý tốt các khoản huy động đóng góp của nhân dân. Chi ngân sách đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
c, Hiện trạng dân số, lao động
Dân số: Đến năm 2013, thành phố Hà Tĩnh có dân số 96.996 người. Bao gồm 10 phường và 6 xã. Trong đó: nội thị: 69.944 người (gồm 10 phường), ngoại thị: 27.052 người (gồm 6 xã), mật độ dân cư đô thị là: 1.707 người/km2.
Mật độ dân số đô thị ở Thành phố Hà Tĩnh phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở 4 phường trung tâm (phường: Bắc Hà, Nam Hà, Tân Giang và Trần Phú), có mật độ dân số đô thị từ 6.773- 12.186 người/km2 đất xây dựng đô thị. Phường có mật độ dân số đô thị cao nhất là phường Bắc Hà: 12.186 người/km2; phường có có mật độ dân số đô thị thấp nhất là phường Thạch Linh: 1.027 người/km2.
Lao động: dân số trong độ tuổi lao động toàn thành phố là: 52.464 người, chiếm tỷ lệ khoảng 54,08% trong tổng dân số (tính theo dân số trung bình).