Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Thạch Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà tĩnh (Trang 45 - 48)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Thạch Trung

a, Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý

Thạch Trung có đặc trưng chung của địa hình thành phố Hà Tĩnh là nằm trên vùng đồng bằng ven biển miền Trung, có vị trí địa lý:

+ Phía Bắc giáp Thị trấn Thạch Hà; + Phía Nam giáp phường Nguyễn Du;

+ Phía Đông giáp Tỉnh Lộ 9 (Đường Quang Trung); + Phía Tây giáp Quốc Lộ 1A và phường Thạch Linh

- Địa hình

Xã Thạch Trung có địa hình thấp, bằng phẳng, đất đai được tạo thành do bồi tích sông, biển, độ cao từ 0,5 m-3,2 m. Trong ranh giới nghiên cứu gồm làng xóm hiện trạng, khu đất nông nghiệp và vùng ngập nước. Cao độ địa hình các khu vực như sau:

Khu vực làng xóm hiện trạng: Từ 1,60 m đến 2,80 m.

Khu vực dân cư hiện trạng dọc quốc lộ 1A: Từ 2,24 m đến 3,32 m. Khu vực đất canh tác nông nghiệp: Từ 0,03 m đến 2,53 m.

Khu vực ao hồ: Từ - 0,40 m đến - 0,90 m.

- Đất đai, thổ nhưỡng

Tổng diện tích tự nhiên: 613,61 ha, trong đó + Đất nông nghiệp: 380,05 ha chiếm 61,90% + Đất phi nông nghiệp: 210,06 ha chiếm 34,20% + Đất chưa sử dụng: 23,50 ha chiếm 3, 80%

34,3%

3,8%

61,9%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 3.3. Cơ cấu các loại đất của xã Thạch Trung

Dựa và Hình 3.3 ta thấy cơ cấu đất nông nghiệp của xã Thạch Trung chiếm tỷ lệ cao nhất 61,9%, tiếp theo là đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 34,3% trên toàn bộ diện tích, cuối cùng là đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ 3,8%.

Đất đai không màu mỡ, thiếu dinh dưỡng, đất phèn chua nhiễm mặn chiếm 1/5 diện tích.

b, Hiện trạng kinh tế - Kinh tế

Xã Thạch Trung trước đây là một xã có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong những năm trở lại đây đã có sự phát triển của TTCN, các hợp tác xã dần hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên cần có sự đầu tư nhiều

hơn để đưa công nghiệp hóa vào ruộng đồng, để khẳng định vai trò CN - TTCN trong cơ cấu kinh tế của xã.

Cơ cấu kinh tế của xã như sau:

Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế xã Thạch Trung

TT Chỉ tiêu kinh tế Cơ cấu (%)

1 Nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản 39,20

2 Tiểu thủ công nghiệp, nghành nghề khác 22,50

3 Thương mại dịch vụ - vận tải 38,30

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Thạch Trung năm 2014)

Nhìn vào Bảng 3.3 ta thấy cơ cấu kinh tế các ngành có tỷ lệ tương đương nhau trong cơ cấu kinh tế chung của xã, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn, tiếp đến là thương mại dịch vụ và vận tải và cuối cùng là tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác. Thu nhập bình quân đầu người của xã: 17,70 triệu đồng/người.năm

- Hoạt động sản xuất + Nông nghiệp

+ Cây lúa: Diện tích gieo trồng lúa 2 vụ /năm là 385,70 ha, năng suất bình quân 4,6 tấn/ha/năm, tổng sản lượng ước tính 1.774,20 tấn

+ Cây công nghiệp ngắn ngày:

Cây lạc: Vụ xuân diện tích 86,0 ha, cơ cấu giống lạc chủ yếu L14, L23, V79 năng suất bình quân 4,4 tấn/ ha, sản lượng 378 tấn.

+ Rau màu các loại và cây ớt cay: Diện tích 32,0 ha, sản lượng 48 tấn. - Chăn nuôi

+ Trâu Bò: tổng số trâu : 100 con, tổng số bò 495 con. Chăn nuôi theo hình thức từng hộ gia đình, không có trang trại chăn nuôi.

+ Lợn: tổng số lợn: 1.100 con chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình. Trong đó có một số hộ chăn nuôi lợn thịt với số lượng lớn, bình quân trong chuồng hiện có từ 20-30 con.

+ Gia cầm: tổng số gia cầm: 13000 con. Trong đó có 7.200 con vịt và 5.800 con gà - Nuôi trồng thuỷ sản

Diện tích nuôi nước ngọt 2,5 ha (trong đó ao hồ 2,5 ha), sản lượng đạt 7 tấn/ha, hình thức nuôi quảng canh, loài nuôi chủ yếu nuôi các loại cá chép, mè, cá trắm.

Diện tích nuôi nước mặn, lợ 23,45 ha, sản lượng đạt 58 tấn/ha, hình thức nuôi quảng canh, loài nuôi chủ yếu nuôi tôm, cua, cá các loại.

c. Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và các nghành nghề khác

Toàn xã có 2.414 người tham gia hoạt động ở các lĩnh vực TTCN, dịch vụ thương mại, xây dựng và các ngành nghề khác, chiếm 42,4% tổng số lao động trong độ tuổi. Thu nhập bình quân 1,8 triệu đồng/người/ tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà tĩnh (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)