SO SÁNH CÁC TIÊU CHÍ CỦA 2 XÃ THẠCH TRUNG VÀ THẠCH HẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà tĩnh (Trang 76)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4. SO SÁNH CÁC TIÊU CHÍ CỦA 2 XÃ THẠCH TRUNG VÀ THẠCH HẠ

3.4.1. So sánh các tiêu chí của 2 xã Thạch Trung và Thạch Hạ

Bảng 3.25. So sánh các tiêu chí đã đánh giá của 2 xã

TT Tên tiêu chí Xã Thạch Trung Xã Thạch Hạ

1 Quy hoạch Hoàn thành Hoàn thành

2 Giao thông Chưa hoàn thành Hoàn thành

3 Thủy lợi Hoàn thành Hoàn thành

4 Trường học Hoàn thành Hoàn thành

5 Cơ sở vật chất văn hóa Chưa hoàn thành Hoàn thành

6 Chợ Chưa hoàn thành Hoàn thành

7 Bưu điện Hoàn thành Hoàn thành

8 Cơ sở hạ tầng y tế Hoàn thành Hoàn thành

9 Môi trường Chưa hoàn thành Hoàn thành

Trong các tiêu chí của hai xã đã được đánh giá xã Thạch Hạ đã hoàn thành tất cả các tiêu chí liên quan đến nông thôn mới, xã Thạch Trung còn 4 tiêu chí chưa hoàn thành là giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, môi trường. Nguyên nhân xã Thạch Trung chưa hoàn thành các tiêu chí trong sử dụng đất là do khi quy hoạch sử dụng đất cơ sở hạ tầng của xã Thạch Trung còn nhiều hạn chế so với xã Thạch Hạ, nguồn vốn đầu tư xây dựng của xã Thạch Trung sau khi quy hoạch ít hơn rất nhiều so với xã Thạch Hạ.

3.4.2. So sánh ý kiến của người dân đối với các tiêu chí của 2 xã Thạch Trung và Thạch Hạ Thạch Hạ

Qua quá trình điều tra phỏng vấn người dân về các tiêu chí nông thôn mới liên quan đến quy hoạch sư dung đất thu được kết quả như sau.Kết quả điều tra phỏng vấn dựa trên các câu hỏi sau đây.

Bảng 3.26. Kết quả phỏng vấn người dân về nông thôn mới

Câu hỏi Thạch Trung Thạch Hạ A B C (không trả lời) A B C (không trả lời) Câu 1 20 8 2 29 1 0 Câu 2 15 3 12 20 1 9 Câu 3 18 5 7 22 6 2 Câu 4 25 3 2 26 2 2 Câu 5 12 16 2 17 8 5 Câu 6 10 14 6 16 13 1 Câu 7 25 5 0 22 4 4 Câu 8 28 2 0 23 7 0 Câu 9 0 4 26 0 25 5

Qua bảng phỏng vấn trên về người dân rút ra được những nhận xét sau:

Về đường giao thông mức độ hài lòng về chất lượng các đường giao thông của xã Thạch Trung thấp hơn xã Thạch Hạ, vì các đường giao thông của xã Thạch Trung chưa được cứng hóa hoàn toàn, một số đường đã bị xuống cấp trầm trọng nhưng chưa được sửa chữa, xã Thạch Trung cần đầu tư nguồn vốn để nâng cấp chất lượng đường giao thông.

Về các công trình thủy lợi chủ yếu ảnh hưởng đến những hộ nông dân gần đó và các hộ có sản xuất nông nghiệp nên tỷ lệ trả lời câu hỏi chưa cao nhưng đa số người dân trả lời đều hài lòng về các công trình thủy lợi.

Về nhà văn hóa hội quán và các sân thể thao, nhà hội quán đa số các thôn đều đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân, xã Thạch Trung hiện chưa có nhà văn hóa xã, các sân thể thao của 2 xã tuy đã được quy hoạch và xây dựng nhưng chưa được đầu tư nhiều.

Về các trường học trong xã, chất lượng dạy và học, khu vui chơi giải trí của các em đã đáp ứng được nhu cầu, tuy nhiên cơ sở vật chất của trường còn nhiều thiếu thốn (chủ yếu với các trường thuộc xã Thạch Trung), cần được đầu tư để nâng cấp mua sắm trang thiết bị.

Về cơ sở hạ tầng của chợ, chợ Thạch Trung cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn cần đầu tư xây mới khu chợ, chợ Thạch Hạ thì chỉ có chợ trung tâm có cơ sở hạn tầng tốt tuy nhiên còn cách xa so với nhiều thôn nên cần phải xây mới thêm chợ ở xóm.

Về vị trí và cơ sở vật chất hạ tầng của bưu điện ít được người dân sử dụng. Về vị trí và cơ sở hạ tầng của trạm y tế xã đa số người dân đề ài lòng về cơ sở vật chất và đội ngũ y tế tại mỗi xã.

Về nghĩa trang của xã Thạch Trung thì đa số người dân ở đây theo đạo Thiên chúa, họ tương đối hài lòng về quy hoạch nghĩa trang, xã Thạch Hạ thì hiện 2 nghĩa trang đã ngưng việc chôn cất nhưng vị trí nghĩa trang mới khá xa.

Về thu gom và xử lý chất thải nước thải sinh hoạt, ở xã Thạch Trung người dân chưa hài lòng vì xã chưa có điểm thu gom xử lý rác thải, nước thải được thoát ra theo cống nhưng chưa có xử lý; tại xã Thạch Hạ rác thải sinh hoạt của người dân được thu gom mỗi tuần 2 lần đưa đến bãi rác của xã, về nước thải sinh hoạt thì được thoát ra cống nước thải mà không có xử lý.

3.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

3.5.1. Đối với thành phố Hà Tĩnh

a, Thuận lợi

Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, có các tuyến đường giao thông huyết mạch của cả nước chạy qua như: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam. Đây là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Tỉnh đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, tỷ trọng của các ngành liên tục thay đổi, trong đó ngành Công nghiệp -Xây dựng và ngành Thương mại - Dịch vụ làm vai trò chủ đạo; cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tích cực, tăng nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Tốc độ

tăng trưởng ngành nông nghiệp khá cao, quy mô sản xuất từng bước chuyển dần từ quy mô nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung là điều kiện thuận lợi để thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

b, Khó khăn

Bên cạnh những mặt thuận lợi về vị trí địa lý và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như đã nêu trên, thì thành phố Hà Tỉnh còn có những khó khăn ảnh hưởng đến tình hình thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới đó là:

- Công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 của thành phố Hà Tỉnh còn chậm thực hiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (vì mới được phê duyệt trong năm 2015) đã ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu phân bổ quỹ đất để các xã, phường thực hiện nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Do nguồn lực tài chính của tỉnh đầu tư cho thành phố Hà Tỉnh còn hạn chế dẫn đến khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. - Vấn đề sử dụng đất manh mún gây khó khăn cho việc ứng dụng khoa học – công nghệ, cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất. Hoạt động sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát, khó thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa để phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của một số xã, phường trên địa bàn thành phố chưa đồng bộ, còn dàn trải, chưa được tập trung đầu tư.

3.5.2. Đối với xã Thạch Trung

a, Thuận lợi

Thạch Trung là 01 trong 06 xã ngoại thành của thành phố Hà Tĩnh, là cửa ngõ phía Bắc của TP Hà Tĩnh có vị trí thuận lợi về giao thương hàng hóa, cụ thể là:

- Có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như Quốc Lộ 1A, tuyến đường Tỉnh Lộ 9, nên thuận lợi trong xuất nhập hàng hóa giao thương với các vùng khác trong thành phố, tỉnh Hà Tỉnh và các tỉnh khác.

- Có Sông Cày đi qua với chiều dài 4,2km là ranh giới giữa Thạch Trung với Thị trấn Thạch Hà, tuyến sông bắt nguồn từ phường Thạch Linh chạy qua dịa bàn xã nối liền với Cảng Cửa Sót, đây là tuyến đường sông thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu buôn bán, nhằm phát triển kinh tế xã hội của xã.

- Có nguồn nhân nhân lực dồi dào, có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Bên cạnh đó có các chính sách đầu tư hỗ trợ của thành phố Hà Tĩnh về phát triển sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp hàng hoá theo hường công nghiệp.

b, Khó khăn

- Là một xã thuộc Thành phố Hà Tĩnh đang trong thời kỳ xây dựng và phát triển nên việc quy hoạch chưa ổn định, trong khi đất đai đang còn manh mún. Việc sản xuất và tiêu thị sản phẩm chưa đồng bộ, sản phẩm sản xuất tính cạnh tranh chưa cao.

- Là một xã nằm ở phái Bắc của Thành phố, nằm sát sông Cày nên đất đai nhiểm phèn chua, nước mặn, các thửa rộng còn manh mún nên ảnh hưởng đến công tác sản xuất nông nghiệp.

- Diện tích đất canh tác còn nhỏ lẻ; khí hậu thời tiết không thuận lợi, hạn hán lũ lụt thường xuyên dẫn đến việc sản xuất nông nghiệp chưa ổn định.

- Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức, hệ thống hạ tầng các cơ sở phục vụ sản xuất còn chưa được đầu tư quy mô lớn.

- Trung tâm xã hiện nay đang còn phân tán, trường Trung học cơ sở không thuộc khu trung tâm, chưa có cụm, điểm công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp; chưa có làng nghề được công nhận.

3.5.3. Đối với xã Thạch Hạ

a, Thuận lợi

Thạch Hạ là 01 trong 06 xã ngoại thành của thành phố Hà Tĩnh, là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Hà Tĩnh có vị trí thuận lợi về giao thương hàng hóa. Bên cạnh đó có các điều kiện tốt khác ảnh hưởng đến sự phát triển của xã như:

- Có Tỉnh lộ 9 chạy qua: Thuận lợi trong xuất nhập hàng hóa giao thương với các vùng khác trong huyện, tỉnh.

- Có sông Hộ Độ chảy phía Bắc xã thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản.

b, Khó khăn

- Tình hình phát triển kinh tế của xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức, hệ thống hạ tầng các cơ sở phục vụ sản xuất còn chưa được đầu tư quy mô lớn.

- Trung tâm xã hiện nay đang còn phân tán, trường Trung học cơ sở không thuộc khu trung tâm, chưa có cụm, điểm công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp; chưa có làng nghề được công nhận.

3.5.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Công tác quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch nông thôn mới của thành phố hà Tỉnh trong thời gian qua còng đã đối mặt với những khó khăn, vướng mắc, trước hết đó là tiến độ, quá trình triển khai thực hiện quy hoạch mà nguyên nhân chủ yếu là:

- Hệ thống các văn bản về quy hoạch xây dựng nông thôn chưa đồng bộ; sự chồng chéo, xung đột nội dung, phương pháp giữa các qui hoạch trên địa bàn nông thôn, giữa qui hoạch sử dụng đất với qui hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị... chưa phù hợp thực tế cả về nội dung chuyên môn đến điều kiện nhân lực và kinh phí thực hiện mà cụ thể là Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT - BNN&PTNT - BKHÐT - BTC, đề cập đến Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã với những thuật ngữ, nội dung khác với quy định trong thông tư của Bộ Xây dựng như gọi "quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết cho khu dân cư và hạ tầng công cộng" trong khi Thông tư của Bộ Xây dựng gọi là "quy hoạch chung lưới điểm dân cư, quy hoạch chi tiết trung tâm xã và các điểm dân cư".

- Theo Quyết định số 800/QÐ-TTg ngày 4-6-2010 Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hướng dẫn "Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa công nghiệp, trung tâm công nghệ và dịch vụ. Bộ Xây dựng chủ trì hướng dẫn "Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật xã hội, môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có". Cho đến nay, hai Bộ vẫn không thống nhất hướng dẫn các quy định này.

- Do việc tổ chức thực hiện công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới được tiến hành trong khi quy hoạch sử dụng đất chưa được xét duyệt, do đó một số chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch nông thôn mới và quy hoạch sử dụng đất không thống nhất, vì chỉ tiêu sử dụng đất được cấp trên phân bổ còn thiếu so với nhu cầu sử dụng đất trong quy hoạch nông thôn mới.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Tĩnh còn thiếu và hạn chế, nhất là trình độ quy hoạch, chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng quy hoạch nông thôn mới, chưa thể đáp ứng được những đòi hỏi hết sức khoa học của công tác lập quy hoạch nông thôn mới.

- Kinh phí cho công tác quy hoạch xây dựng nông thôn là rất lớn, từ giai đoạn khảo sát, thu thập số liệu, đến giai đoạn lập nhiệm vụ, lập quy hoạch, duyệt quy hoạch, do đó cần khoản kinh phí thực hiện khá lớn: nhưng trong thực tế định mức chi phí thực hiện lại rất thấp nên việc tổ chức thực hiện gặp khó khăn.

- Các tiêu chí về kiến trúc nhà ở nông thôn, công trình công cộng, bảo tồn di tích, văn hóa, dân tộc phù hợp với đặc điểm của từng vùng còn thiếu cụ thể, gây khó cho công tác lập quy hoạch, nhất là đối với các xã có đặc điểm khác nhau như: xã ven đô thậm chí trong nội đô, xã thuần nông... Từ đó đặt ra các yêu cầu quy hoạch rất khác nhau, cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng quy hoạch nông thôn còn nhiều hạn chế.

- Môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại bởi nhiều lý do trong đó việc công nghiệp nông thôn, làng nghề mới phát triển thiếu khả năng cạnh tranh; điểm dân cư với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quá tải về điều kiện hạ tầng và xuống cấp về môi trường, các làng nghề truyền thống bị ô nhiễm; mật độ dân cư đông; nhiều vùng dân cư bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai không đảm bảo an toàn cho cuộc sống người dân... dẫn đến quá trình phát triển điểm dân cư thiếu tính bền vững;

Tóm lại: Quy hoạch sử dụng đất giữ một vai trò quan trọng trong công tác quy hoạch, xây dựng nông thôn mới, bởi trong 19 tiêu chí có đến 8 tiêu chí liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, công tác lập quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố trong thời gian qua còn chậm, không kịp thời, không đáp ứng các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch nông thôn mới; bên cạnh đó vấn đề quản lý, sử dụng đất hiện nay trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều bất cập, vì vậy, trong thời gian tới cần có chiến lược quy hoạch, sử dụng đất hợp lý hơn nhằm góp phần rút ngắn lộ trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.

3.6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY HIỆU QUẢ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THÀNH PHỐ HÀ DỤNG ĐẤT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THÀNH PHỐ HÀ TĨNH TRONG THỜI GIAN TỚI

3.6.1. Giải pháp về công tác tuyên truyền

Cấp ủy, chính quyền thành phố và các xã thuộc thành phố Hà Tĩnh cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân về vấn đề xây dựng nông thôn mới. Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương chính sách của đảng, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh về xây dựng nông thôn mới; đồng thời, nêu định hướng phối hợp tuyên truyền đối với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Mô hình nông thôn mới phải mang tính tổng thể, hài hòa, có tính hệ thống, tính kế thừa và đổi mới theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà tĩnh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)