PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà tĩnh (Trang 37)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu cụ thể đối với 02 xã điển hình là xã Thạch Hạ (đại diện cho các xã đã hoàn thành 19 tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới) và xã Thạch Trung (đại diện cho các xã chưa hoàn thành 19 tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới). Trong đó nghiên cứu cụ thể về một số tiêu chí sau đây: số 1 (quy hoạch); số 2 (giao thông); số 3 (thủy lợi); số 5 (trường học); số 6 (cơ sở vật chất văn hóa); số 7 (chợ); số 15 (cơ sở hạ tầng y tế); số 17 (môi trường).

- Về thời gian: Nghiên cứu, đánh giá giai đoạn 4 năm từ năm 2011 đến năm 2014.

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình xây dựng nông thôn mới theo đồ án Quy hoạch nông thôn mới của các xã trong địa bàn thành phố Hà Tĩnh.

2.2.3. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Tĩnh. - Nghiên cứu, đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch nông thôn mới của 2 xã Thạch Trung và Thạch Hạ.

- Những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và đề xuất giải pháp điều chỉnh để phát huy hiệu quả quy hoạch sử dụng đất.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu

a, Phương pháp thu thập thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là nguồn thông tin cơ bản nhằm giúp cho việc tổng hợp, đánh giá và đưa ra những nhận định trên cơ sở những kết quả đã được công bố, công khai, Nguồn số liệu này được thu thập thông qua các kênh sau:

- Thu thập các văn bản liên quan đến đất đai, hệ thống các văn bản luật và dưới luật, các chương trình, nghị quyết, quyết định của Trung ương, tỉnh và huyện có liên quan.

- Bản đồ, các bảng biểu thống kế, kiểm kê đất đai.

- Các báo cáo, tài liệu liên quan của tỉnh và huyện giai đoạn 2010-2014. - Các công trình đã nghiên cứu.

- Các tài liệu, giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan.

b, Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Việc thu thập số liệu sơ cấp có ý nghĩa rất quan trọng, vì vậy, việc lựa chọn phương pháp thu thập phù hợp sẽ quyết định đến hiệu quả nghiên cứu, tính khả thi của kết quả nghiên cứu cũng như hạn chế thời gian, công sức và chi phí. Trong đề tài này, đã được sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi.

+ Đối tượng phỏng vấn: Một số hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn 2 xã nghiên cứu. + Nội dung phỏng vấn: Các vấn đề liên quan đến xây dựng nông thôn mới, việc thực hiện các tiêu chí trong nông thôn mới và mức độ hài lòng của người dân về các tiêu chí đó...

+ Địa điểm phỏng vấn: Tại hộ gia đình.

- Phương pháp thiết kế bảng câu hỏi: Gồm câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Số lượng bảng câu hỏi: Mỗi xã sẽ phỏng vấn 30 hộ gia đình và cá nhân. - Phương pháp chọn mẫu điều tra.

Việc chọn mẫu điều tra được thực hiện qua các bước như: Xác định tổng thể mẫu; danh sách chọn mẫu; phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu; nhận diện đơn vị mẫu và kiểm tra quá trình chọn mẫu.

Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành áp dụng các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.

- Phương pháp quan sát: Được áp dụng trong trong những trường hợp khảo sát tình hình về quy hoạch các tiêu chí, về xây dựng cơ sở vật chất của xã.

2.3.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra tiến hành tổng hợp, phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a, Vị trí địa lý

Hình 3.1. Vị trí địa lý thành phố Hà Tĩnh

Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung bộ có vị trí địa lý từ 18° - 18°24’ vĩ độ Bắc, 105053’-105056’ kinh độ Đông, nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 340 km, thành phố Vinh 50 km về phía Bắc; cách thành phố Huế 314 km về phía Nam và cách biển Đông 12,5 km.

- Phía Bắc giáp: Huyện Thạch Hà và huyện Lộc Hà.

- Phía Tây giáp: Xã Thạch Đài, xã Thạch Tân, sông Cày (huyện Thạch Hà). - Phía Nam giáp: Xã Cẩm Bình, xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên).

Tổng diện tích tự nhiên là 5.662,92 ha, dân số 97.719 người, có 16 đơn vị hành chính, gồm 10 phường (Bắc Hà, Nam Hà, Đại Nài, Hà Huy Tập, Tân Giang, Trần Phú, Nguyễn Du, Thạch Quý, Thạch Linh, Văn Yên) và 6 xã (Thạch Bình, Thạch Môn, Thạch Hạ, Thạch Trung, Thạch Hưng và Thạch Đồng)

b, Địa hình

Thành phố Hà Tĩnh nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung, địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ nền biến thiên từ +0,5m đến +3,0m.

Địa hình của các khu vực đã xây dựng trong nội thị có cao độ từ +2,0 đến +3,0m, các khu ruộng trũng có cao độ nền từ +1,0m đến +2,3m và khu vực dọc theo sông Rào Cái có cao độ nền từ + 0,7 đến + 1,1m.

c, Khí hậu

Thành phố Hà Tĩnh nói riêng nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có hai mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10.

Bảng 3.1. Đặc điểm khí hậu của thành phố Hà Tĩnh

TT Đặc điểm Nội dung

1 Nhiệt độ không khí (0C)

Nhiệt độ trung bình năm: 23,80C

Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 27,50C Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 21,30C Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 39,70C

Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 70C

2 Độ ẩm không khí (%) Độ ẩm tương đối bình quân năm: 86%

Độ ẩm tương đối bình quân tháng 85% - 93%

3 Nắng (giờ) Số giờ nắng trung bình trong các tháng mùa đông: 93 giờ Số giờ nắng trung bình trong các tháng mùa hè: 178 giờ 4 Lượng bốc hơi (mm)

Lượng bốc hơi trung bình tháng cao nhất: 131,18mm Lượng bốc hơi trung tháng thấp nhất: 24,97mm Lượng bốc hơi trung bình năm: 66,64mm

5 Lượng mưa (mm)

Lượng mưa trung bình năm: 2661mm Lượng mưa tháng lớn nhất: 1450mm Lượng mưa ngày lớn nhất: 657,2mm

Thành phố Hà Tĩnh chịu khí hậu khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình khá cao, lượng mưa trung bình hàng năm lớn. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8 làm cho nhiệt độ không khí càng cao, độ ẩm thấp. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 với lượng mưa nhiều, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao.

Thành phố thuộc dải đất miền Trung thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão, bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10 và thường kèm theo mưa lớn gây ra lụt, có năm địa phương phải chịu ảnh hưởng của 3 trận bão.

d, Thủy văn

Thành phố Hà Tĩnh có chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của hệ thống sông Rào Cái và sông Cầu Cày.

Sông Rào Cái: bắt nguồn từ sườn Đông của Trường Sơn Bắc, sau khi chảy qua vùng gò đồi Cẩm Xuyên được phân nhánh, một nhánh chảy về đồng bằng Cẩm Xuyên, một nhánh đổ về Thạch Hà. Đoạn chảy qua thành phố dài 9,8 km, lòng sông rộng từ 60 - 140m.

Sông Cầu Cày: Chảy qua phần phía Bắc của Thành phố, là ranh giới tự nhiên của thành phố Hà Tĩnh với huyện Thạch Hà, Lộc Hà. Sông Cầu Cày hợp với sông Rào Cái tại xã Thạch Hạ tạo thành sông Hạ Vàng đổ ra biển Đông tại Cửa Sót

Việc tiêu thoát của thành phố Hà Tĩnh phụ thuộc vào chế độ thủy văn của sông Rào Cái. Về mùa lũ thường có sự giao lưu giữa lũ và triều gây ra ngập úng cục bộ tại nội đồng trong thành phố.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.

a, Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế của huyện đã gặp nhiều khó khăn do bối cảnh kinh tế trong nước và của tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn khó khăn, biến động, thời tiết không thuận lợi, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng, đất đai có nhiều thay đổi. Tuy vậy, theo kết quả của bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 đến 2014 vẫn duy trì nhịp độ phát triển, với kết quả năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 3.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 đến 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số Tỷ.đồng 1.162,6 1.356,7 1.526 5.302 6.032

Nông lâm nghiệp Tỷ.đồng 79 76,4 77 199 211,1

CN-Xây dựng Tỷ.đồng 725,2 841,3 932 2.724 3.118,6

Dịch vụ Tỷ.đồng 358,4 439 517 2.379 2702,3

Cơ Cấu % 100 100 100 100 100

Nông lâm nghiệp % 6,8 7,6 5,0 3,8 3,5

CN-Xây dựng % 62,4 60,0 61,1 51,4 50,7

Dịch vụ % 30,8 32,4 33,9 44,8 45,8

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2010 đến 2014)

Theo hình trên cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 và 2014 cao hơn rất nhiều so với 3 năm trước đó vì từ năm 2010 đến năm 2012 giá trị sản xuất các ngành được tính theo giá cố định năm 1994, từ năm 2013 giá trị sản xuất các ngành được tính theo giá cố định năm 2010. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm trên đà phát triển, cơ cấu kinh tế của thành phố đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tỷ trọng của các ngành liên tục thay đổi, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại - dịch vụ làm vai trò chủ đạo và có xu hướng dịch chuyển theo hướng thương mại - dịch vụ, ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Cụ thể:

Năm 2010: Công nghiệp - xây dựng chiếm 62,4%; thương mại - dịch vụ chiếm 30,8%; nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 6,8%

Năm 2011: Công nghiệp - xây dựng chiếm 60,0%; thương mại - dịch vụ chiếm 32,4%; nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,6%

Năm 2012: Công nghiệp - xây dựng chiếm 61,1%; thương mại - dịch vụ chiếm 33,9%; nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 5,0%

Năm 2013: Công nghiệp - xây dựng chiếm 51,4%; thương mại - dịch vụ chiếm 44,8%; nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,8%.

Năm 2014: Công nghiệp - xây dựng chiếm 50,7%; thương mại - dịch vụ chiếm 45,8%; nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,5%

b, Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế

- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:Phát triển về quy mô, chất lượng, sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các ngành: dược, cơ khí, nhôm kính, mộc gia dụng, may mặc... tiếp tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,2%, giá trị sản xuất CN-TTCN 3 năm (2011, 2012, 2013) qua đạt 1.265 tỷ đồng, tăng 3 lần so với giai đoạn 5 năm (2005 - 2010).

- Thương mại - dịch vụ: Phát triển mạnh và thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động. Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ tăng 2,4 lần, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 3,5 lần so với giai đoạn 5 năm trước (2000 - 2005). Các loại hình dịch vụ như vận tải, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, thông tin truyền thông... có bước phát triển vượt bậc; hệ thống bán buôn, bán lẻ được mở rộng.

- Lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản:Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt trên 4,7% trên năm, năng suất lúa bình quân đến năm 2013 đạt trên 48 tạ/ha.

được triển khai, phát huy hiệu quả. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng trên 20% (trong đó: thu từ thuế, phí, lệ phí ...tăng hàng năm trên 50%); tổng thu ngân sách thành phố năm 2013 đạt trên 830 tỷ đồng. Triển khai và thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về thuế, quản lý ngân sách nhà nước. Khai thác có hiệu quả nguồn thu từ quỹ đất, ban hành cơ chế quản lý, khai thác quỹ đất qua hình thức đấu giá, giao đất sát giá thị trường, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Quản lý tốt các khoản huy động đóng góp của nhân dân. Chi ngân sách đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

c, Hiện trạng dân số, lao động

Dân số: Đến năm 2013, thành phố Hà Tĩnh có dân số 96.996 người. Bao gồm 10 phường và 6 xã. Trong đó: nội thị: 69.944 người (gồm 10 phường), ngoại thị: 27.052 người (gồm 6 xã), mật độ dân cư đô thị là: 1.707 người/km2.

Mật độ dân số đô thị ở Thành phố Hà Tĩnh phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở 4 phường trung tâm (phường: Bắc Hà, Nam Hà, Tân Giang và Trần Phú), có mật độ dân số đô thị từ 6.773- 12.186 người/km2 đất xây dựng đô thị. Phường có mật độ dân số đô thị cao nhất là phường Bắc Hà: 12.186 người/km2; phường có có mật độ dân số đô thị thấp nhất là phường Thạch Linh: 1.027 người/km2.

Lao động: dân số trong độ tuổi lao động toàn thành phố là: 52.464 người, chiếm tỷ lệ khoảng 54,08% trong tổng dân số (tính theo dân số trung bình).

3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ THẠCH TRUNG THẠCH TRUNG

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Thạch Trung

a, Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý

Thạch Trung có đặc trưng chung của địa hình thành phố Hà Tĩnh là nằm trên vùng đồng bằng ven biển miền Trung, có vị trí địa lý:

+ Phía Bắc giáp Thị trấn Thạch Hà; + Phía Nam giáp phường Nguyễn Du;

+ Phía Đông giáp Tỉnh Lộ 9 (Đường Quang Trung); + Phía Tây giáp Quốc Lộ 1A và phường Thạch Linh

- Địa hình

Xã Thạch Trung có địa hình thấp, bằng phẳng, đất đai được tạo thành do bồi tích sông, biển, độ cao từ 0,5 m-3,2 m. Trong ranh giới nghiên cứu gồm làng xóm hiện trạng, khu đất nông nghiệp và vùng ngập nước. Cao độ địa hình các khu vực như sau:

Khu vực làng xóm hiện trạng: Từ 1,60 m đến 2,80 m.

Khu vực dân cư hiện trạng dọc quốc lộ 1A: Từ 2,24 m đến 3,32 m. Khu vực đất canh tác nông nghiệp: Từ 0,03 m đến 2,53 m.

Khu vực ao hồ: Từ - 0,40 m đến - 0,90 m.

- Đất đai, thổ nhưỡng

Tổng diện tích tự nhiên: 613,61 ha, trong đó + Đất nông nghiệp: 380,05 ha chiếm 61,90% + Đất phi nông nghiệp: 210,06 ha chiếm 34,20% + Đất chưa sử dụng: 23,50 ha chiếm 3, 80%

34,3%

3,8%

61,9%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 3.3. Cơ cấu các loại đất của xã Thạch Trung

Dựa và Hình 3.3 ta thấy cơ cấu đất nông nghiệp của xã Thạch Trung chiếm tỷ lệ cao nhất 61,9%, tiếp theo là đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 34,3% trên toàn bộ diện tích, cuối cùng là đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ 3,8%.

Đất đai không màu mỡ, thiếu dinh dưỡng, đất phèn chua nhiễm mặn chiếm 1/5 diện tích.

b, Hiện trạng kinh tế - Kinh tế

Xã Thạch Trung trước đây là một xã có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong những năm trở lại đây đã có sự phát triển của TTCN, các hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà tĩnh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)