TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIN QUAN ĐẾN LÝ LUẬN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố biên hòa tỉnh đồng nai (Trang 33)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIN QUAN ĐẾN LÝ LUẬN ĐỀ TÀI

Tác giả Bùi Thị Thúy Hƣờng (2015) “đ nh gi thực trạng và đề xuất gi i ph p

nâng cao hiệu qu công t c đ ng ký cấp giấy chứng nh n quyền sử ụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài s n kh c gắn iền v i đất trên địa àn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội” [20].

Qua nghiên cứu tác giả đã phân tích đƣợc tình hình đăng ký và cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội và đã chỉ ra đƣợc những khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhƣ: huyện tồn tại nhiều dạng giao đất trái thẩm quyền do thôn, xóm, xã, hợp tác xã nông nghiệp, hội ngƣời cao tuổi thôn giao đất từ thời điểm 15/10/1993 đến trƣớc 01/7/2014, vấn đề khó khăn khi thực hiện công tác cấp giấy theo mô hình Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp…

Trên cơ sở những khó khăn vƣớng mắc tác giả đã nêu ra 3 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

- Tác giả Đinh Thị Ngọc Vĩnh “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất gi i ph p

nâng cao hiệu qu công t c cấp giấy chứng nh n quyền sử ụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài s n kh c gắn iền v iđất đối v i khu t i định c trên địa àn qu n ầu Giấy, thành phố Hà Nội” [35].

Qua nghiên cứu tác giả đã đƣa ra đƣợc đánh giá chung về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các khu tái định cƣ thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội trong đó có nêu rõ những thuận lợi nhƣ: sự phối hợp tốt giữa các đơn vị có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận, công tác tuyên truyền phổ biếm pháp luật về đất đai đƣợc quan tâm…và những tồn tại, khó khăn của công tác cấp giấy chứng nhận cho các khu tái định cƣ nhƣ: trên địa bàn Quận còn nhiều phƣờng chƣa có sổ địa chính, Chƣa có hƣớng dẫn bằng văn bản cụ thể đối với công tác cấp giấy chứng nhận cho nhà tái định cƣ, chƣa có sự thống nhất về quy định cho từng trƣờng hợp cấp giấy chứng nhận cụ thể giữa các quận khác nhau của thành phố Hà Nội…từ đó tác giả đã đƣa ra 4 nhòm giải pháp khá phù hợp để giải quyết những khó khăn vƣớng mắc nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận cho các khu tái định cƣ.

Tác giả Phạm Văn Tùng “Nghiên cứu, Đ nh gi tình hình đ ng ký cấp giấy chứng nh n quyền sử ụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài s n kh c gắn iền v i đất tại địa àn qu n 12 thành phố Hồ hí Minh” [26].

Qua nghiên cứu tác giả đã phân tích đánh giá đƣợc những thuận lợi cũng nhƣ những khó khăn vƣớng mắc trong công tác kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận tại quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, từ đó tác giả đã đƣa ra đƣợc 7 nhóm giải pháp nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên các nhóm giải pháp còn mang tính chung chung, chƣa có những giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn riêng trong công tác cấp giấy chứng nhận cho quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

Tóm lại, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một công tác đóng vai trò quan trọng trong quản lý nhà nƣớc về đất đai, đƣợc thực hiện nghiên cứu ở nhiều địa phƣơng, tuy nhiên công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận lần đầu chƣa đƣợc nghiên cứu riêng ở địa bàn thành phố Biên Hòa đó là cơ sở để tôi thực hiện đề tài của tôi.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHI N CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Hoạt động đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

- Các đối tƣợng sử dụng đất trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - Cơ quan, Văn phòng tham gia thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi đề tài nghiên cứu: trong nghiên cứu này đề tài chỉ tài tập trung đi vào nghiên cứu công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình cá nhân.

- Phạm vi thời gian thu thập số liệu: đề tài thu thập số liệu trong giai đoạn từ 2005 đến 2016.

- Phạm vi không gian: tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

2.2. NỘI DUNG NGHI N CỨU

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Đánh giá chung về thực trạng quản lý và sử dụng đất thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

- Đánh giá thực trạng công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận lần đầu đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ đăng ký, cấp giấy chứng nhận trong thời gian tới.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU

2.3.1. Phư ng pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu

2.3.1.1. Điều tra thu thập số li u, tài li u thứ cấp

Để thực hiện nghiên cứu này, tôi đã tiến hành thu thập tài liệu về kết quả công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận, kết quả công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính

tại Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Biên Hòa, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai - Chi nhánh Biên Hòa, số liệu về điều kiện tự nhiên, đất đai, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Biên Hòa tại UBND thành phố Biên Hòa, tình hình phân bổ dân số tại Phòng Thống kê thành phố Biên Hòa.

2.3.1.2. Điều tra thu thập tài li u, số li u s cấp

Tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp thông qua phƣơng pháp phỏng vấn, để đánh giá khách quan tình hình cấp giấy chứng nhận và xác định rõ hơn những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Đề tài tiến hành xây dựng phiếu điều tra nhanh trên địa bàn 30 phƣờng, xã (nội dung phiếu điều tra theo phụ lục đính kèm).

- Xác định kích cỡ mẫu điều tra:

Kích cỡ mẫu đƣợc xác định theo công thức của Cochran (1977): 2 2 (1 ) z p q n e  

Do tính chất p q 1, vì vậy p q. sẽ lớn nhất khi p q 0,5nên p q. 0, 25. Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép là e = 5%. Lúc đó mẫu cần chọn sẽ có kích cỡ lớn nhất tính đƣợc là 384,16 để an toàn đề tài lấy cỡ mẫu là 390.

Phát phiếu điều tra: tại thành phố Biên Hòa có 30 phƣờng xã, đƣợc chia thành 3 nhóm để phát phiếu điều tra:

Nhóm 1: gồm các phƣờng trung tâm: Thanh Bình, Hòa Bình, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tân Phong, Trung Dũng, Tân Tiến, Tân Hiệp, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tân Mai, Thống Nhất.

Nhóm 2: gồm các phƣờng ven trung tâm: Long Bình, Long Bình Tân, Tân Biên, Bửu Long, Tân Vạn, Bửu Hòa, Trảng Dài, Hố Nai, Tân Hòa, An Bình, Bình Đa. Nhóm 3: gồm các xã: Phƣớc Tân, Tam Phƣớc, An Hòa, Hóa An, Tân Hạnh, Hiệp Hòa, Long Hƣng.

M i nhóm phát 130 phiếu phỏng vấn cho ngƣời sử dụng đất liên hệ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận tại UBND phƣờng xã và tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND thành phố Biên Hòa.

Phỏng vấn trực tiếp 25 ngƣời (cán bộ lãnh đạo quản lý, công chức, viên chức chuyên môn phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai - Chi nhánh Biên Hòa: 15 ngƣời; công chức địa chính xã, phƣờng: 10 ngƣời)

Nội dung phỏng vấn

Tìm hiểu xem những ngƣời trực tiếp quản lý, điều hành, tham mƣu về lĩnh vực đất đai nhƣ:

+ Trình độ chuyên môn, việc thi hành pháp luật đất đai của cán bộ, công chức ở địa phƣơng.

+ Ý kiến gì về thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất đai trong thời gian qua.

+ Những tồn tại, hạn chế; những nhân tố nào ảnh hƣởng đến công tác quản lý: Do hệ thống pháp luật, do bộ máy hoạt động hay ngƣời quản lý trực tiếp.

+ Có những giải pháp nào góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai cho địa phƣơng.

2.3.2. Phư ng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và ử lý số liệu

- Kết hợp các yếu tố định tính với định lƣợng, các vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá tình hình, hiệu quả của công tác sử dụng đất.

- Thống kê qua tài liệu, báo cáo và sổ sách lƣu trữ; Các kết quả thu đƣợc của quá trình điều tra khảo sát thực địa và phỏng vấn các đối tƣợng; Các phiếu điều tra ngƣời sử dụng đất theo các chỉ tiêu cần thiết. Sau đó phân tích, xử lý số liệu và đánh giá, đảm bảo các số liệu thu thập có tính đồng bộ cao và tính chính xác của thông tin.

- Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, xử lý các nội dung của phiếu điều tra và xây dựng bảng số liệu liên quan để phân tích, chứng minh cho nội dung nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHI N CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA. 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Biên Hòa có diện tích tự nhiên là 26.361,7441 ha, là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai, nằm ở khu vực miền Đông Nam bộ. Thành phố Biên Hòa là đô thị loại 1, và là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất trên cả nƣớc với 1 triệu ngƣời. Thành phố Biên Hòa nằm trong vùng kinh tế tam giác vàng phía Nam, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30km, cách thành phố Vũng Tàu 90km.

Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai. Ranh giới hành chính tiếp giáp nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu - Phía Đông giáp huyện Trảng Bom - Phía Nam giáp huyện Long Thành

-Phía Tây giáp thị xã Tân Uyên, thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dƣơng và Quận 9 - Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Biên Hòa có dòng sông Đồng Nai hiền hòa chảy qua, đồng thời tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến giao thông lớn nhƣ đƣờng sắt, đƣờng quốc lộ, đƣờng thủy nối liền các tỉnh phía Tây và phía Nam. Những yếu tố trên là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các khu công nghiệp kỹ thuật cao trên địa bàn cũng nhƣ quá trình phát triển đô thị hóa, đồng thời tạo đƣợc sự giao lƣu trong hoạt động kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết giữa các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trƣờng, phát triển sản xuất kinh doanh.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình thành phố Biên Hòa phức tạp và đa dạng: đồng bằng, chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du. Địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông qua Tây. Khu vực phía Đông và Bắc thành phố, địa hình có dạng đồi nhỏ, dốc thoải không đều, nghiêng dần về phía sông Đồng Nai và các suối nhỏ. Cao độ lớn nhất là 75m, cao độ thấp nhất là 2m. Về mùa mƣa lũ tràn từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Nam. Khu vực phía Tây và Tây Nam chủ yếu là đồng bằng. Ven bờ phải sông Đồng Nai là vùng ruộng vƣờn xen lẫn nhiều ao hồ do lấy đất làm gạch, gốm.

Cao độ tự nhiên trung bình 1 - 2m. Khu vực cù lao có cao độ thấp từ 0,5 - 0,8m, hầu hết là ruộng vƣờn xen lẫn khu dân cƣ. Khu vực trung tâm Thành phố Biên Hòa có cao độ trung bình từ 2 - 10m, mật độ xây dựng dày đặc.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Biên Hòa nằm trong khu vực khí hậu tỉnh Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mƣa nhiều. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Hƣớng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam. Gió thịnh hành trong mùa khô là gió Đông Nam với tần suất 30-40%. Gió thịnh hành vào mùa mƣa là gió Tây Nam với tần suất 66%. Tốc độ gió trung bình là 3 m/s, gió mạnh nhất là 22,6 m/s, đổi chiều theo mùa.

Với đặc điểm khí hậu nêu trên là một lợi thế của Thành phố tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của ngƣời dân.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - ã hội

3.1.2.1. Dân số, nhân khẩu học và thành phần dân tộc

Theo thống kê năm 2016 (31/12/2016), dân số thành phố là 828.295ngƣời, mật độ dân số là 3.608 ngƣời/km². Nguyên nhân của sự gia tăng dân số thành phố là do số dân di cƣ rất lớn từ các nơi khác đến để làm tại các khu công nghiệp. Thành phần dân cƣ thành phố Biên Hòa gồm 23 dân tộc khác nhau có nguồn gốc từ 63 tỉnh thành trong cả nƣớc. Dân số phần lớn là ngƣời Kinh, ngoài ra còn có một bộ phận ngƣời gốc Hoa sinh sống chủ yếu ở xã Hiệp Hòa và phƣờng Thanh Bình. Có thể nói dân cƣ thành phố Biên Hòa quá đông từ các tỉnh phía Bắc đến tận miền Tây Nam Bộ tập trung ở đây rất đông và khó kiểm soát. Hiện nay, thành phố Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số cao nhất Việt Nam.

Bảng 3.1. B ng tổng hợp phân ố ân số trên địa àn thành phố Biên Hòa

STT Đ n vị hành chính Diện tích (ha) Dân Số (người)

1 Phƣờng An Bình 82,11 48.117 2 Phƣờng Bình Đa 3,08 19.000 3 Phƣờng Bửu Hòa 78,72 19.372 4 Phƣờng Bửu Long 575,58 24.889 5 Xã Hiệp Hòa 697,70 12.433 6 Phƣờng Hố Nai 388,52 31.586 7 Xã Hóa An 684,95 28.968 8 Phƣờng Hòa Bình 54,34 9.574 9 Phƣơng Long Bình 3.500,36 86.976 10 Phƣờng Long Bình Tân 1.144,39 45.222 11 Phƣờng Quang Vinh 109,84 17.218

STT Đ n vị hành chính Diện tích (ha) Dân Số (người) 12 Phƣờng Quyết Thắng 142,38 19.214 13 Phƣờng Tam Hiệp 217,69 33.424 14 Phƣờng Tam Hòa 121,54 17.851 15 Phƣờng Tân Biên 614,17 36.034 16 Xã Tân Hạnh 606,08 8.972 17 Phƣờng Tân Hiệp 346,88 28.597 18 Phƣờng Tân Hòa 401,53 39.982 19 Phƣờng Tân Mai 136,80 20.101 20 Phƣờng Tân Phong 1.686,16 42.031 21 Phƣờng Tân Tiến 131,34 18.286 22 Phƣờng Tân Vạn 443,91 14.086 23 Phƣờng Thanh Bình 36,26 5.360 24 Phƣờng Thống Nhất 342,54 22.786 25 Phƣờng Trảng Dài 1.446,01 55.189 26 Phƣờng Trung Dũng 80,75 23.757 27 Xã An Hòa 921,42 18.337 28 Xã Long Hƣng 1.159,28 5.900 29 Xã Phƣớc Tân 4.276,47 39.325 30 Xã Tam Phƣớc 4.510,24 35.708 Tổng cộng 263.521.441,00 828.295

Hiện nay, tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,2 %. Thành phố Biên Hòa có cơ cấu dân số trẻ, tháp tuổi có dạng hình cây thông, số ngƣời dƣới tuổi lao động cao. Theo số liệu thống kê cho thấy qui mô tăng dân số chủ yếu là do hai yếu tố:

- Tăng tự nhiên.

-Tăng cơ học (tăng cơ học chủ yếu là do dân các tỉnh và huyện di cƣ đến). Trong đó, tăng cơ học chiếm phần lớn do ảnh hƣởng của quá trình đô thị hoá và sự phát triển của hoạt động công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Việc gia tăng dân số đã làm phát sinh nhiều vấn đề phải giải quyết nhƣ giao thông, nhà ở, y tế, giáo dục,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố biên hòa tỉnh đồng nai (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)