Giải pháp cụ thể đối với thành phố Biên Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố biên hòa tỉnh đồng nai (Trang 90 - 93)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.2. Giải pháp cụ thể đối với thành phố Biên Hòa

Từ tình hình đặc điểm riêng, thực tế của Thành phố và phiếu điều tra về tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trên cơ sở phân loại cấp phƣờng, xã theo tỉ lệ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, sau đó tổng hợp và phân tích đánh giá đƣa ra đề xuất giải pháp cụ thể cho thành phố Biên Hòa nhƣ sau:

Xem xét lại quy định về thủ tục hành chính khi tiến hành cấp Giấy chứng nhận còn quá cồng kềnh, phải qua nhiều cấp, sự phân cấp không thích hợp với yêu cầu thực tế, thủ tục thực hiện liên quan đến nhiều cơ quan, thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu phải qua 7 cơ quan, đơn vị ở 2 cấp xã, huyện là: UBND cấp xã, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, UBND cấp huyện, Chi Cục thuế, Kho bạc Nhà nƣớc, Phòng Quản lý đô thị (liên quan đến nhà ở) mà trong đó quy định về trách nhiệm của các cấp các ngành còn thiếu cụ thể, đôi khi còn chồng chéo gây mất thời gian khi thực hiện. Ví dụ nhƣ: hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lần đầu đã đƣợc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai kiểm tra, xác minh, thẩm định, ký xác nhận đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận, nhƣng khi luân chuyển hồ sơ kèm theo dự thảo Tờ trình đến Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Quyết định công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận của UBND huyện thì Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng tiếp tục thẩm định, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ đã đƣợc Chi nhánh xác nhận đủ điều kiện trong khi không phải thực hiện xác nhận bất cứ một văn bản nào ngoại trừ dự thảo Tờ trình do Chi nhánh chuyển đến gây mất thời gian, hao phí sức lao động của công chức, làm gia tăng chi phí quản lý, hành chính.

Đối với phƣờng Long Bình: UBND thành phố Biên Hòa giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Biên Hòa phối hợp với Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai - Chi nhánh Biên Hòa kiểm tra rà soát lại số lƣợng hồ sơ cấp giấy chứng nhận lần đầu đã đăng ký và nghiên cứu lại điều 20, điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ để tham mƣu cho UBND thành phố Biên Hòa kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trƣờng điều chỉnh lại văn bản số 4406/STNMT-CCQLDĐ ngày 21/09/2016 về việc giải quyết hồ sơ, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Biên Hòa, trong đó có nội dung giao trách nhiện cho UBND phƣờng Long Bình xét duyệt nguồn gốc sử dụng đất phải kiểm tra, lấy phiếu ý kiến khu dân cƣ và căn cứ vào các giấy tờ kèm theo của ngƣời sử dụng đất để xét duyệt làm cơ sở thẩm tra cấp giấy, không quy đồng tất cả ngƣời sử dụng đất là lấn chiếm.

Đối với các xã: Phƣớc Tân, Tam Phƣớc, An Hòa: do đây là các xã mới đƣợc bàn giao từ huyện Long Thành về cho UBND thành phố Biên Hòa quản lý do đó UBND thành phố Biên Hòa cần chỉ đạo cho Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Văn phòng đăng

ký đất đai tỉnh Đồng Nai - Chi nhánh Biên Hòa phối hợp với UBND xã kiểm tra rà soát lại toàn bộ số lƣợng hồ sơ đã kê khai đăng ký hiện còn lƣu tại xã và Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai - Chi nhánh Biên Hòa. Từ đó tổ chức rà soát phân loại hồ sơ thành từng dạng cụ thể có file và danh sách hồ sơ đi cùng. Từ đó phân công cán bộ chuyên trách của Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng và Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai - Chi nhánh Biên Hòa h trợ cho cán bộ địa chính xã trong công tác xét duyệt hồ sơ và thẩm tra cấp giấy ngay cho những trƣờng hợp đã đƣợc xét duyệt đủ điều kiện.

Đối với các phƣờng Trảng Dài, Bửu Hòa, Tân Hòa do đây là các phƣờng có sự biến động lớn về đất đai trong quá trình sử dụng nên trong quá trình thẩm tra cấp giấy cần kiểm tra đối soát thực địa. Nếu hiện trạng sử dụng đất phù hợp với hồ sơ đăng ký thì mới tổ chức xét cấp giấy.

Đối với hồ sơ có nguồn gốc do các đơn vị quân đội giao cho các hộ gia đình quân nhân: UBND thành phố Biên Hòa đề xuất Sở Tài nguyên và Môi trƣơng và UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản xin ý kiên Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng để có chính sách đặc thù riêng trong quá trình cấp giấy chứng nhận cho những đối tƣợng này.

Đối với công tác giải quyết hồ sơ một cửa: cần phải có một quy chế phối hợp cụ thể giữa Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai - Chi nhánh Biên Hòa trong quá trình giải quyết và luân chuyển hồ sơ. Phối hợp giải quyết dứt điểm những hồ sơ vƣớng mắc.

Những phƣờng, xã có tỷ lệ giải quyết hồ sơ trễ hẹn cao, đề xuất thiết lập quy trình giải quyết, luân chuyển và theo dõi hồ sơ cho từng loại thủ tục hành chính. Thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý, cập nhật và lƣu trữ hồ sơ trực tiếp trên phần mềm Phân hệ quản lý đất đai, qua đó góp phần thống nhất cơ sở dữ liệu địa chính, giúp công tác quản lý đất đai dễ dàng, thuận lợi. Đồng thời tìm rõ nguyên nhân tại sao hồ sơ trễ hẹn để tìm ra giải pháp cụ thể, phù hợp.

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai cho ngƣời dân ở những phƣờng, xã tại nhóm tỷ lệ giải quyết hồ sơ thấp và kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận tập trung nộp tại UBND phƣờng, xã (do vị trí cách xa UBND thành phố).

Trong quá trình đo đạc lại bản đồ địa chính phải kết hợp với việc đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận. Để đồng bộ dữ liệu bản đồ và dữ liệu cấp Giấy chứng nhận, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, về kinh phí đo đạc có thể sử dụng 10% thuế tiền sử dụng đất.

Một số phƣờng, xã có tỷ lệ giải quyết hồ sơ thấp, nguyên nhân là do trình độ cán bộ tại địa phƣơng còn hạn chế trong quản lý đất đai. Do đó, đề xuất bố trí, tuyển dụng ngƣời đúng chuyên môn về ngành quản lý đất đai hoặc địa chính. Đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các bộ phận và cán bộ địa chính phƣờng về những

quy định pháp luật mới, đồng thời cần luân chuyển hoặc điều động cán bộ cho phù hợp với chuyên môn. Tổ chức trao đổi thống nhất chuyên môn, nghiệp vụ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho UBND 30 phƣờng, xã. Đồng thời trả lƣơng hợp lý cho mức độ làm việc của cán bộ (có thể trả lƣơng theo năng lực, sản phẩm).

Những phƣờng, xã có tỷ lệ thửa đất chƣa có Giấy chứng nhận cao, đề xuất xây dựng kế hoạch triển khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận và tuyên truyền ngƣời dân về quy định pháp luật.

Công khai tiến độ giải quyết hồ sơ hành chính lên trang Web một cửa điện tử UBND tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông. Nhằm công khai minh bạch tiến độ giải quyết hồ sơ.

Giao lƣu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các phƣờng, xã với nhau trong việc giải quyết hồ sơ hành chính cho ngƣời dân.

Luân chuyển cán bộ từ phƣờng, xã có tỷ lệ giải quyết hồ sơ cao sang những phƣờng, xã có tỷ lệ giải quyết hồ sơ thấp. Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ địa chính tại phƣờng, xã.

Cán bộ địa chính thƣờng kiêm nhiệm thêm mảng trật tự quản lý đô thị, nên không có nhiều thời gian cho việc giải quyết công việc chuyên môn. Nên cần phân công nhiệm vụ công việc rõ ràng cho từng đối tƣợng cụ thể.

Cần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ địa chính cơ sở và cán bộ tại phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Văn phòng đăng ký đất đai trực tiếp thụ lý giải quyết hồ sơ và trực tiếp tiếp công dân, cần nâng cao đạo đức để phục vụ tốt hơn cho ngƣời dân. Đồng thời, ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong việc giải quyết hồ sơ, nhằm giảm bớt thời gian giải quyết và quy định rõ trách nhiệm cho từ khâu, từ bộ phận.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố biên hòa tỉnh đồng nai (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)