3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH
3.2.1. Thực trạng một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai có liên quan đến công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
3.2.1.1. Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính
Thành phố Biên Hòa bắt đầu đo đạc lập bản đồ địa chính từ năm 1992 theo hƣớng dẫn tại Quyết định số 201/ĐKTK của Tổng cục Quản lý Ruộng đất (cũ) và theo Luận chứng kinh tế - kỹ thuật “Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đƣợc phê duyệt năm 1993, đã tiến hành thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 và tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn phƣờng An Bình và xã Hiệp Hòa với tổng diện tích thành lập bản đồ là 1.042ha. Bản đồ của hai phƣờng, xã này đƣợc đăng ký, thống kê theo các quy định cũ của Tổng cục Quản lý ruộng đất.
Năm 1994 và năm 1995 tiến hành đo vẽ bản đồ địa chính 4 phƣờng, xã, trong đó có 3 phƣờng, xã đƣợc đo vẽ bằng phƣơng pháp ảnh ở tỷ lệ 1/1.000, 1/2.000 là phƣờng Bửu Hòa, xã Tân Hạnh và xã Hóa An; ở tỷ lệ 1/500 là phƣờng Thanh Bình bằng phƣơng pháp toàn đạc điện tử (Luận chứng kinh tế- kỹ thuật “Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” phê duyệt năm 1996), đã bổ sung một số yếu tố kỹ thuật phục vụ đăng ký đất đai trong đô thị theo Nghị định 88/CP và Nghị định 60/CP của Chính phủ, và theo Dự án thử nghiệm thành phố Biên Hòa.
Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2004, thành phố Biên Hòa tiếp tục thực hiện công tác đo đạc lập bản đồ địa chính đối với các phƣờng, xã còn lại và chỉnh lý bản đồ địa chính đối với 06 phƣờng, xã đã thực hiện đo bản đồ địa chính trƣớc đây theo quy chuẩn mới. Giai đoạn này phƣơng pháp đo đạc đƣợc thực hiện bằng máy, dữ liệu số trên hệ thống vi tính theo hệ tọa độ HN72 và đƣợc thực hiện trên địa bàn 26 phƣờng, xã thuộc thành phố Biên Hòa, có tất cả 1.105 tờ bản đồ đƣợc đo ở tỷ lệ 1/1000, 1/2000 và 1/500.
Từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành Thông tƣ số 29/2004/TT-BTNMT ngày 31/10/2004, trên cơ sở đó thành phố Biên Hòa tiến hành đo đạc, chỉnh lý toàn bộ hệ thống bản đồ số trƣớc đây theo hệ tọa độ VN 2000, tính đến nay tất cả 30 xã, phƣờng trong toàn thành phố đã có bản đồ địa chính với khuôn dạng dữ liệu Microstation (*.dgn), thuộc tính các thửa đất đƣợc nhập trên phần mềm Famis do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cung cấp. Tính đến thời điểm hiện nay, thành phố Biên Hòa đã thực hiện đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn 30 phƣờng, xã với số lƣợng 689 tờ bản đồ tỷ lệ 1:500, 540 tờ bản đồ tỷ lệ 1:1000, 214 tờ bản đồ tỷ lệ 1:2000 và 3 tờ bản đồ tỷ lệ 1:5000.
Hệ thống bản đồ này có độ chính xác cao và đƣợc hệ thống hóa cơ sở dữ liệu trên máy tính phục vụ rất tốt cho công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai nói chung và quản lý, sử dụng, khai thác về bản đồ nói riêng.
Bảng 3.2. Tổng hợp đo đạc p n đồ địa chính
Thứ tự
Đ n vị hành chính
Diện tích đo đạc theo tỷ lệ bản đồ Tổng DT tự nhiên (ha) Tổng số tờ BĐĐC Tỷ lệ (1:500) Tỷ lệ (1:1000) Tỷ lệ (1:2000) Tỷ lệ (1:5000) 1 An Bình 1.040,51 65 41 12 12 0 2 Bình Đa 126,52 23 15 8 0 0 3 Bửu Hòa 417,59 38 22 14 2 0 4 Bửu Long 575,58 45 23 17 5 0 5 Hiệp Hòa 697,70 69 40 19 10 0 6 Hố Nai 388,52 40 26 14 0 0 7 Hóa An 684,95 38 15 17 6 0 8 Hòa Bình 54,34 15 15 0 0 0 9 Long Bình 3.500,36 125 72 14 39 0 10 Long Bình Tân 1.144,39 23 23 0 0 0 11 Quang Vinh 109,84 23 23 0 0 0 12 Quyết Thắng 142,38 28 25 3 0 0 13 Tam Hiệp 217,69 32 26 6 0 0 14 Tam Hòa 121,54 18 18 0 0 0 15 Tân Biên 614,17 64 0 64 0 0 16 Tân Hạnh 606,08 49 23 19 7 0 17 Tân Hiệp 346,88 36 14 22 0 0 18 Tân Hòa 401,53 56 42 14 0 0 19 Tân Mai 136,80 36 27 9 0 0 20 Tân Phong 1.686.161,00 57 35 12 7 3 21 Tân Tiến 131,34 29 29 0 0 0 22 Tân Vạn 443,91 27 9 16 2 0 23 Thanh Bình 36,26 8 8 0 0 0 24 Thống Nhất 342,54 67 49 18 0 0 25 Trảng Dài 1.446,01 55 0 49 6 0 26 Trung Dũng 80,75 25 25 0 0 0 27 An Hòa 921,42 46 17 20 9 0 28 Long Hƣng 1.159,28 29 0 11 18 0 29 Phƣớc Tân 4.269,55 114 0 81 33 0 30 Tam Phƣớc 4.510,24 110 0 65 45 0 Toàn thành phố 26.352,14 1390 662 524 201 3
3.2.1.2. Công tác cập nhật thông tin và xây dựng c sở dữ li u địa chính
Dữ liệu thông tin địa chính ban đầu và các biến động về đất đai trong quá trình quản lý, sử dụng đƣợc cập nhật toàn diện trên hệ thống sổ bộ địa chính. Hệ thống sổ bộ địa chính (bao gồm sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận, sổ theo dõi biến động đất đai) của thành phố Biên Hòa bắt đầu đƣợc lập từ năm 1995 theo các Văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng nhƣ Quyết định số 499-QĐ/TC ngày 27/7/1995 của Tổng Cục trƣởng Tổng Cục Địa chính, Thông tƣ số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa chính, Thông tƣ số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Thông tƣ số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Thông tƣ số 17/2009/TT-BTNMT. Tính đến nay, hệ thống sổ bộ địa chính của thành phố Biên Hòa có tất cả 1.343 quyển các loại (trong đó: sổ địa chính có 1.018 quyển, sổ mục kê có 94 quyển, sổ cấp giấy chứng nhận có 151 quyển, sổ biến động có 79 quyển).
Hệ thống các sổ địa chính ghi nhận các thông tin cụ thể, chi tiết về thửa đất nhƣ tên chủ sử dụng đất, số thửa đất, tờ bản đồ, diện tích, mục đích sử dụng đất, địa chỉ liên lạc, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số hồ sơ gốc, nguồn gốc đất, và các thông tin về tình hình biến động đất đai nhƣ thế chấp, xóa thế chấp, ghi nợ nghĩa vụ tài chính, các thông tin về đính chính sửa sai, điều chỉnh, các thông tin về chuyển dịch, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất,….
Sau khi kết thúc công tác đăng ký đất đai của 30 phƣờng, xã, các thông tin về đăng ký kê khai ban đầu, các thông tin biến động về đất đai của hộ gia đình, cá nhân trong quá trình quản lý, sử dụng và chuyển dịch tài sản lên hệ thống sổ bộ địa chính nêu trên để phục vụ cho công tác theo dõi, quản lý và cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật đất đai.
Bên cạnh đó, thành phố Biên Hòa đã xây dựng hệ thống dữ liệu thuộc tính địa chính thể hiện các thông tin về kê khai đăng ký ban đầu gồm các dữ liệu: Tờ bản đồ, thửa đất, diện tích, loại đất, thông tin chủ sử dụng đất, hình thức sử dụng đất… theo đúng quy định tại Thông tƣ số 09/2007/TT-BTNMT và Thông tƣ số 17/2009/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Nguồn dữ liệu này đƣợc tích hợp, quản lý và khai thác thông qua hệ thống phần mềm Phân hệ Quản lý Đất đai do Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đồng Nai xây dựng và phát triển, phục vụ rất hiệu quả, tiết kiệm thời gian trong quá trình quản lý, tra cứu và cung cấp thông tin về đất đai.
3.2.1.3. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm một lần và thống kê đất đai hàng năm đã đƣợc UBND thành phố Biên Hòa rất quan tâm và ngành Tài nguyên và Môi trƣờng đã thực hiện tốt ở cả hai cấp thành phố và phƣờng, xã. Trên cơ sở nội dung và phƣơng
pháp theo hƣớng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Trong thời kỳ 2010 - 2015, Thành phố đã tổ chức thực hiện 1 kỳ kiểm kê và 5 lần thống kê hàng năm. Cụ thể là:
Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng phối hợp với UBND các phƣờng, xã thực hiện tốt các kỳ kiểm kê đất đai năm 2005, 2010, 2015.
Thống kê hàng năm đƣợc phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố thực hiện theo quy định.
Nhìn chung chất lƣợng của công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã từng bƣớc đƣợc nâng cao. Kỳ kiểm kê năm 2015 đã đƣợc tổ chức triển khai khá tốt và kết quả kiểm kê có độ chính xác tƣơng đối cao. Kết quả của công tác này là tài liệu quan trọng, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn tỉnh và thành phố Biên Hòa.
3.2.1.4. Hi n trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất
a. Hiện trạng theo mục đích sử ụng
Hình 3.2. B n đồ hiện trạng sử ụng đất thành phố Biên Hòa
Bảng 3.3. Thống kê iện tích đất đai n m 2016 theo mục đích sử ụng STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Tổng diện tích tự nhiên 26.352,1 100,0 1 Đất nông nghi p 8.851,5 33,6
1.1 Đất s n xuất nông nghiệp 7.295,2 82,4
1.2 Đất âm nghiệp 1.177,3 13,3
1.3 Đất nuôi trồng thủy s n 341,6 3,9
1.4 Đất nông nghiệp kh c 37,5 0,4
2 Đất phi nông nghiệp 17.500,6 66,4
2.1 Đất ở 4.325,3 24,7
2.2 Đất chuyên dùng 10.885,8 62,2
2.3 Đất cơ sở tôn giáo 163,9 0,9
2.4 Đất cơ sở tín ngƣỡng 15,0 0,1
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ 236,2 1,3 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 1.765,3 10,1 2.7 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng 109,1 0,6
2.8 Đất phi nông nghiệp khác - -
3 Đất chưa sử dụng -
(Nguồn: V n phòng Đ ng ký Đất đai Tỉnh Đồng Nai - Chi nhánh Biên Hòa)
* Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp toàn thành phố có diện tích 8.851,5 ha, tập trung nhiều ở các xã Phƣớc Tân (2.641,8 ha), Tam Phƣớc (2.526,1 ha), Hiệp Hòa (388,2 ha), phƣờng Long Bình (383,5 ha), và xã An Hòa (309,0 ha). Trong đó:
Đất sản xuất nông nghiệp: diện tích 7.295,2 ha, gồm:
- Đất trồng cây hàng năm: diện tích 3.493,5 ha, chiếm 47,9% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó: Đất trồng lúa: diện tích 800,5 ha, chiếm 22,9% diện tích đất trồng cây hàng năm của thành phố. Bao gồm:
+ Đất chuyên trồng lúa nƣớc (2-3 vụ/năm) có diện tích là 51,0 ha, phân bố chủ yếu ở 2 xã Phƣớc Tân (46,7 ha) và Hiệp Hòa (4,3 ha).
+ Đất trồng lúa nƣớc còn lại (trồng 1 vụ/năm hoặc kết hợp trồng 1 vụ lúa, 1vụ màu) có diện tích 749,5 ha, phân bố rải rác ở các khu vực có địa hình cao, thiếu nƣớc tƣới vào mùa khô thuộc các xã Hiệp Hòa, An Hòa, Tam Phƣớc, Phƣớc Tân, Tân Hạnh.
- Đất trồng cây hàng năm khác: diện tích 2.693,0 ha, chiếm 77,1% diện tích đất trồng cây hàng năm, tập trung ở các xã Tam Phƣớc, Phƣớc Tân và phƣờng Trảng Dài,… với các loại cây trồng chính là bắp, đậu, rau màu các loại.
- Đất trồng cây lâu năm: diện tích 3.801,7 ha, chiếm 52,1% đất sản xuất nông nghiệp, phân bố nhiều nhất ở các xã Tam Phƣớc, Phƣớc Tân và phƣờng Trảng Dài, trong đó chủ yếu trồng cây ăn quả, vƣờn tạp và các loại cây trồng lấy g rải rác chƣa đủ quy mô thành rừng trong và ngoài các khu dân cƣ.
Đất lâm nghiệp: diện tích 1.177,3 ha, chiếm 13,3% diện tích đất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở các xã Phƣớc Tân, Tam Phƣớc và phƣờng Trảng Dài. Trong đó:
- Đất rừng sản xuất: diện tích 1.024,2 ha, chiếm 87,0% diện tích đất lâm nghiệp, phần diện tích này chủ yếu do hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng.
- Đất rừng phòng hộ: diện tích 153,1 ha, chiếm 13,0% diện tích đất lâm nghiệp, phần diện tích này hiện do Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa quản lý.
- Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích 341,6 ha, chiếm 3,9% diện tích đất nông nghiệp, toàn bộ là đất nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt phần lớn là nuôi cá (chép, rô phi, mè…) phân bố nhiều nhất ở các xã Phƣớc Tân, An Hòa, Tân Hạnh, Hiệp Hòa và phƣờng Tân Vạn.
- Đất nông nghiệp khác: diện tích 37,5 ha, chiếm 0,4% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi. Đất nông nghiệp khác trên địa bàn thành phố tập trung ở các xã Tam Phƣớc, Phƣớc Tân và An Hòa.
* Đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp diện tích: 17.500,6 ha, chiếm 66,4% diện tích tự nhiên của thành phố.
- Đất ở: diện tích 4.325,3 ha, chiếm 24,7% diện tích đất phi nông nghiệp, gồm: + Đất ở đô thị: diện tích 2.955,3 ha, chiếm 68,3% diện tích đất ở trên địa bàn thành phố. Đây là diện tích đất ở trên địa bàn 23 phƣờng.
+ Đất ở nông thôn: diện tích 1.369,9 ha, chiếm 31,7% diện tích đất ở trên địa bàn thành phố, đất ở nông thôn thƣờng phân bố tập trung khu vực trung tâm xã, các tuyến đƣờng giao thông chính thuộc 7 xã còn lại của thành phố.
- Đất chuyên dùng: diện tích 10.885,8 ha, chiếm 62,2% diện tích đất phi nông nghiệp.
+ Đất trụ sở cơ quan: là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh nên diện tích đất trụ sở cơ quan của thành phố có diện tích lớn nhất so với các đơn vị cấp huyện
khác với 36,9 ha, chiếm 0,3% diện tích đất chuyên dùng. Đất trụ sở cơ quan tập trung chủ yếu tại các phƣờng nhƣ: Quyết Thắng (6,0 ha), Quang Vinh (3,5 ha), Tân Hiệp (3,2 ha),…
+ Đất quốc phòng: diện tích 4.390,7 ha, chiếm 40,3% diện tích đất chuyên dùng. Đất quốc phòng tập trung chủ yếu ở phƣờng Long Bình (1.859,2 ha toàn bộ diện tích do các đơn vị Quân đội trên địa bàn phƣờng đang quản lý, sử dụng), Tân Phong (1.215,4 ha chủ yếu là sân bay Biên Hòa, Trung đoàn Tăng Thiết giáp 26, Trung đoàn Pháo bình 75,…) và xã Tam Phƣớc (705,4 ha của trƣờng Đại học Nguyễn Huệ),…
+ Đất an ninh: diện tích 79,2 ha, chiếm 0,7% diện tích đất chuyên dùng. Đất an ninh tập trung chủ yếu ở xã Tam Phƣớc (24,7 ha của trƣờng Trung cấp an ninh), phƣờng Tân Hiệp (9,4 là trụ sở làm việc của Công an Phòng cháy, Chữa cháy, và trại tạm giam B5, B7 của Công an tỉnh), phƣờng Tân Tiến (3,7 ha là đất trụ sở của Công an tỉnh Đồng Nai...), phƣờng Tân Phong (33,3 ha là diện tích Trung đoàn cảnh sát cơ động và công an phƣờng Tân Phong).
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp: diện tích 544,5 ha, chiếm 5,0% đất chuyên dùng, tập trung chủ yếu tại các xã Phƣớc Tân (110,7 ha), Long Hƣng (52,7 ha) và các phƣờng Long Bình Tân (71,9 ha), Tân Hiệp (54,4 ha), Tân Phong (37,4 ha),… bao gồm:
++ Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: diện tích 5,9 ha gồm các công trình Ngân hàng chính sách xã hội Đồng Nai, đài phát thanh truyền hình Đồng Nai, trụ sở Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa,…
++ Đất xây dựng cơ sở văn hóa: diện tích 45,4 ha gồm các công trình trung tâm văn hóa, học tập cộng đồng tại các phƣờng, xã nhằm phục vụ nhu cầu về đời sống tinh thần của ngƣời dân; đất cơ sở văn hóa tập trung chủ yếu ở các phƣờng Bửu Long, Tân Phong và xã Long Hƣng.
++ Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội: diện tích 19,1 ha, gồm các công trình Trung tâm huấn luyện cô nhi (phƣờng Tân Hiệp), cơ sở bảo trợ xã hội cô nhi tại xã Tam Phƣớc,…
++ Đất xây dựng cơ sở y tế: diện tích 70,0 ha, tập trung chủ yếu ở các phƣờng Long Bình Tân (11,6 ha), Tam Hòa (9,1 ha), Tân Phong (19,2 ha), … gồm các công trình bệnh viện đa khoa huyện, trung tâm y tế, trạm y tế và các cơ sở khám chữa bệnh khác nhằm đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân;
++ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: 251,8 ha, bao gồm trƣờng Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh, trƣờng cao đẳng công nghệ và quản trị Sonadezi, trƣờng Đại học Đồng Nai, trung tâm dạy nghề miền Nam,… và hệ thống các trƣờng Trung học Phổ