Đánh giá chung công tác đăng ký đất đai, cấp GCN qua các giai đoạn và đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 103 - 104)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

3.3.4. Đánh giá chung công tác đăng ký đất đai, cấp GCN qua các giai đoạn và đề xuất

xuất giải pháp

3.3.4.1 Thuận lợi

- Được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi và UBND huyện Bình Sơn, công tác đăng ký đất đai, cấp GCN tại huyện Bình Sơn đã được kịp thời chấn chỉnh để đi vào nề nếp, ngày càng có những chuyển biến tích cực và đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.

- Hệ thống pháp luật đất đai từ Luật đất đai năm 2003 sang Luật đất đai năm 2013 (hệ thống các văn bản pháp lý, thẩm quyền giải quyết, thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết...) quy định rõ ràng hơn, nhiều thay đổi tích cực giúp công tác đăng ký đất đai, cấp GCN trở nên phù hợp thực tế hơn, đơn giản hoá và giải quyết được các khó khăn, vướng mắc tồn tại từ nhiều năm trước đây.

- Công tác đăng ký đất đai lần đầu cơ bản hoàn thành, công tác đăng ký biến động, cấp GCN cho tổ chức và hộ gia đình, cá nhân giai đoạn từ năm 2011-2016 đạt kết quả rất cao (tổ chức: 1.103 GCN; hộ gia đình, cá nhân: 56.658 GCN) so với các huyện đồng bằng khác như Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ (tổ chức: khoảng 580 – 650 GCN; hộ gia đình, cá nhân: khoảng 25.300 – 35.200 GCN). Trong đó, kết quả đăng ký đất đai, cấp GCN tăng đột biến trong giai đoạn 2 (từ ngày 01/7/2014 đến năm 2016) nhờ nhiều yếu tố khách quan như hệ thống Luật đất đai năm 2013 thay đổi và có hiệu lực, quá trình triển khai cấp GCN đại trà theo dự án 9 xã khu kinh tế Dung Quất của UBND huyện Bình Sơn, tiến độ giải quyết công việc bằng sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, nhân viên và hiệu quả của việc triển khai hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp.

- Hầu hết tổ chức và hộ gia đình, cá nhân tham gia đăng ký đất đai, cấp GCN có nhận thức tốt, nắm rõ các quy định pháp luật về đất đai, ý thức chấp hành cao đồng thời được sự hướng dẫn, giải đáp tận tình và thái độ phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ và năng động nên luôn luôn tạo được sự tin tưởng, giúp người dân có cái nhìn thiện cảm hơn với ngành quản lý đất đai.

3.3.4.2. Khó khăn

Công tác đăng ký đất đai, cấp GCN tại huyện Bình Sơn vẫn còn những tồn tại, hạn chế như:

- Hệ thống pháp luật đất đai vẫn còn chồng chéo và chưa tháo gỡ hết những vướng mắc trước đây như các trường hợp đủ hay không đủ điều kiện cấp GCN, quy định nghĩa vụ tài chính đất đai, việc ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong quản lý đất đai.

- Địa bàn huyện Bình Sơn rộng lớn với nhiều đơn vị hành chính cấp xã, địa hình tương đối phức tạp, khối lượng công việc nhiều (trung bình mỗi cá nhân phải xử lý từ 20 – 25 hồ sơ/tuần) trong khi số lượng nhân viên chưa đảm bảo (toàn bộ chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bình Sơn có 15 cán bộ, nhân viên) nhưng hầu hết vẫn phải phối hợp đo đạc, kiểm tra thực địa do một số xã có biến động đất đai lớn mà bản đồ địa chính đã quá cũ (đo vẽ từ năm 1990-1993)

- Hệ thống cơ sở dữ liệu chưa đồng bộ 3 cấp tỉnh – huyện - xã, cơ sở vật chất và trang thiết bị chưa đảm bảo, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc chưa cao.

- Vẫn còn số ít các hộ gia đình, cá nhân cố ý làm trái quy định pháp luật đất đai như tự ý xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, cố ý trốn tránh nghĩa vụ tài chính đất đai, lợi dụng chức vụ và quan hệ để lấn chiếm đất công ích và quỹ đất chưa sử dụng của địa phương nhưng công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử phạt ở mỗi địa phương còn buông lỏng gây khó khăn đến công tác quản lý đất đai nói chung và đăng ký đất đai, cấp GCN nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)