3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Tình hình chung phát triển kinh tế, xã hội:
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Bình Sơn trong năm 2016 đạt trên 11.635 tỷ đồng, bằng 102,94% kế hoạch, tăng 27,99% so với năm 2015; thu ngân sách ước đạt 323,5 tỷ đồng, an sinh xã hội; chế độ chính sách cho người có công được đảm bảo; y tế, văn hóa, giáo dục từng bước ổn định và phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Thảo luận làm rõ hạn chế, khiếm khuyết; đồng thời đề ra những chủ trương, giải pháp khắc phục để đạt được các chỉ tiêu đề ra, phấn đấu đạt tổng giá trị sản xuất năm 2017 trên 12.673 tỷ đồng.
Về công tác xây dựng Đảng; phấn đấu có 50% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh, trong đó 20% đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu, không có chi, đảng bộ yếu kém, tiếp tục tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Bình Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở có nhiều chuyển biến, công tác cải cách TTHC từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nguyện vọng của nhân dân. Hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng có hiệu quả. Dân chủ được mở rộng, niềm tin của người dân với Đảng, chính quyền ngày càng được củng cố, là động lực phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.2.2. Lĩnh vực kinh tế
a. Phát triển Nông, Lâm, Ngư nghiệp:
Năm 2016, giá trị sản xuất ngành Nông - Lâm - Ngư đạt trên 2.274 tỷ đồng, tăng trên 4,4% so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế cụ thể như sau:
+ Ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 18,72% + Ngành Công nghiệp - Xây dựng: 35,38% + Ngành Thương mại - Dịch vụ: 45,90%
* Trồng trọt:
Sản lượng lương thực năm 2016 đạt 64.471,8 tấn, bằng 88,44% kế hoạch và bằng 88,88% so với năm 2015. Trong đó: Cây lúa gieo sạ 10.386,93 ha, năng suất bình quân đạt 52,77 tạ/ha, sản lượng đạt 54.814,32 tấn, đạt 86,66% kế hoạch và bằng 86,79% so với năm 2015, các loại cây trồng khác vượt kế hoạch đề ra.
Thực hiện đề tài trồng tỏi trên đất cát tại xã Bình Thạnh đã đem lại những kết quả tích cực, cây tỏi sinh trưởng phát triển tốt, năng suất tỏi khô đạt 60,5 tạ/ha; hiện nay huyện đang tiếp tục chỉ đạo triển khai nhân rộng tại một số địa phương ven biển có điều kiện.
* Chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc trên toàn huyện là 190.335 con. Công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được chú trọng. Thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, kiểm tra công tác vệ sinh thú y, tình trạng giết mổ được kiểm soát.
* Lâm nghiệp:
Trong năm 2016, trồng mới được 1.747,5 ha rừng tập trung, bằng 108,06% kế hoạch và tăng 12,02% so với năm 2015. Khai thác 139.745 tấn gỗ, bằng 109,9% kế hoạch và tăng 10,27% so với năm trước; trong năm đã thực hiện gieo ươm 4.200.000 cây giống các loại. Thực hiện hoàn thành phương án giao rừng, cho thuê rừng phòng hộ (hiện đang ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và phương án giao rừng, cho thuê rừng sản xuất cơ bản hoàn thành.
* Thủy sản:
Toàn huyện có 1.187 tàu thuyền với tổng công suất 191.063 CV. Sản lượng khai thác hải sản trong năm 2016 đạt 29.465 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản là 210,03 ha, sản lượng đạt 848 tấn.
Thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay toàn huyện đã thực hiện được 12/45 chiếc với tổng kinh phí giải ngân vay vốn đóng mới là 57,39 tỷ đồng; hỗ trợ cho ngư dân theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với kinh phí 49,9 tỷ đồng.
* Tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới:
Phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất giai đoạn 2016-2020 ở 02 xã Bình Trị và Bình Long; đang hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ đề nghị công nhận xã Bình Thới, Bình Trung đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2016. Tính đến nay số lượng tiêu chí bình quân các xã trên địa bàn huyện đạt 11,42 tiêu chí/xã, đạt 91,7% so với kế hoạch.
* Khuyến nông:
Tổ chức tổng kết 05 năm thực hiện các mô hình trình diễn trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2016. Tổ chức 66 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nông, lâm, thủy sản cho 1.200 lượt nông dân tham gia. Đã cấp phát 1.243 liều tinh nhân tạo từ dự án nâng cao chất lượng giống bò thịt tỉnh Quảng Ngãi.
b. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.570 tỷ đồng, bằng 90,85% kế hoạch; năm 2016 ước đạt 1.730 tỷ đồng, bằng 100,12% kế hoạch, tăng 9,06% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thương phẩm bán ra trung bình đạt 150,7 triệu kw/năm; năm 2016 ước đạt 168 triệu kw/h, bằng 110,53% kế hoạch và tăng 21,74% so với cùng kỳ năm trước.
c. Thương mại - dịch vụ:
Năm 2016, doanh thu thương mại - dịch vụ đạt 4.795 tỷ đồng, bằng 90,73% kế hoạch, ước thực hiện trong năm 2016 đạt 5.340 tỷ đồng, bằng 101,04% kế hoạch và tăng 48,25% so với cùng kỳ năm trước. Thực hiện cấp 217 giấy đăng ký hộ kinh doanh, tổng số vốn khoảng 49 tỷ đồng; cấp đổi 50 giấy chứng nhận.
d. Đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng:
Ban hành kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 – 2020 và kế hoạch đầu tư công năm 2017. Trong năm, tranh thủ nguồn vốn của cấp trên triển khai thi công các công trình : Đường tránh lũ Bình Minh – Bình Khương; đường tránh lũ xóm 2 - xóm 4 xã Bình Phước; khắc phục sạt lở bờ sông thôn An Châu, xã Bình Thới; đập Đồng Răm Bình Minh – Bình An…
Năm 2016, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 2.130,45 tỷ đồng, bằng 101,86% so với kế hoạch và tăng 17,8% so với năm 2015. Trong đó: Nguồn vốn đầu tư xây dựng trong dân đạt 2.036 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư phát triển đạt 152,99 tỷ đồng.
UBND huyện đã cấp 121 Giấy phép xây dựng trong năm 2016. Tổ chức kiểm tra một số công trình xây dựng và sửa chữa, tu bổ, cải tạo trên địa bàn, xử lý công trình không có giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền. Chỉ đạo các cơ quan chức năng và UBND các xã, thị trấn kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng và tổ chức nhiều đợt ra quân giải tỏa các tụ điểm buôn bán, họp chợ, lấn chiếm.
e. Tài nguyên và môi trường:
Năm 2016, toàn huyện đã tiếp nhận 3.802 hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 108% so với chỉ tiêu giao. Hoàn chỉnh công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận ở 07 xã trên địa bàn huyện. Xây dựng kế
Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, giao đất và giải quyết các vướng mắc về giải phóng mặt bằng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong năm, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, tái định cư các dự án trên địa bàn huyện, đến nay đã hoàn thành công tác GPMB vị trí nút giao thông Võ Văn Kiệt thuộc dự án nâng cấp Quốc lộ 1, dự án tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Dung Quất. Trong năm 2016, UBND huyện đã phê duyệt 74 phương án bồi thường với tổng kinh phí được duyệt trên 297 tỷ đồng.
Tăng cường quản lý bảo vệ rừng, thực hiện tốt khoanh nuôi và trồng rừng. Tiến hành kiểm tra 16 trường hợp về khai thác khoáng sản, qua đó quyết định xử phạt vi phạm hành chính 07 trường hợp với tổng số tiền là 38 triệu đồng. Chỉ đạo tổ chức thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, đến nay có 20 xã thực hiện. Cấp Giấy xác nhận chấp thuận bản kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền 35 dự án.
3.1.2.3. Lĩnh vực xã hội
a. Giáo dục và đào tạo:
Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và giáo dục toàn diện. Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Tính đến nay toàn huyện có 41/83 trường thuộc 3 bậc học đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 49,4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45%). Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, gắn đào tạo với tạo việc làm và bố trí sử dụng lao động, tạo ra sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề và đơn vị sử dụng lao động.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng giáo dục mầm non; củng cố và duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, triển khai thực hiện phổ cập bậc trung học phổ thông. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo có đạo đức tốt, bảo đảm cả số lượng và chất lượng.
b. Y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình:
Phát triển mạnh mạng lưới y tế từ huyện đến xã, phát triển và nâng cao trình độ cán bộ y tế. Huy động xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực y tế, đạt 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 12%. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; duy trì 25 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; chú trọng đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Tiếp tục triển khai các chương trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. Tổ chức kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh và tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho nhân dân.
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được thực hiện theo kế hoạch; chỉ đạo 07 xã thuộc đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua việc sinh hoạt nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ, gắn với cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 ước đạt 0,79% đạt kế hoạch đề ra.
c. Lao động, việc làm:
Hiện có trên 4.000 lao động được giải quyết việc làm. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động ở khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Năm 2016, toàn huyện Bình Sơn đã giải quyết việc làm cho 2.484 lao động, đạt 207% kế hoạch, tăng 35,56% so với năm 2015.
d. Văn hoá, an sinh xã hội:
Kế thừa và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” sâu rộng trong nhân dân. Cơ bản hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở cấp huyện và cơ sở. Phát triển mạnh các hoạt động thể dục thể thao, tiếp tục thực hiện phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Thực hiện tốt chính sách giảm nghèo, chính sách đối với người có công, chính sách đối với các hộ đồng bào dân tộc ít người, các chính sách an sinh xã hội. Hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2016-2020 có 6.175 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 11,4%) và 4.671 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 8,63%). Bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em; tăng cường trách nhiệm của gia đình và cộng đồng đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Kiểm soát tệ nạn xã hội, kềm chế tội phạm, ngăn chặn có hiệu quả tai nạn giao thông.
Năm 2016, toàn huyện đã lập 1.024 hồ sơ đề nghị cấp trên giải quyết chế độ, chính sách cho người có công và thân nhân người có công cách mạng; chi trả số tiền 121,8 tỷ đồng; cấp mới 7.010 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội, 49.621 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng thuộc diện bãi ngang ven biển 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó, huyện Bình Sơn đã tổ chức, tham gia các chương trình thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu và các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa khác.
3.1.2.4. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội:
a. Quan điểm phát triển:
Phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của huyện phải đặt trong tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh gắn với quy hoạch mở rộng KKT Dung Quất, phát huy yếu tố nội lực gắn với tranh thủ nguồn lực bên ngoài, không ngừng hoàn thiện thể chế và cơ chế điều hành nhằm nâng cao tính chủ động trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Phấn đấu duy trì mục tiêu phát triển kinh tế của huyện với tốc độ cao, bền vững nhằm giảm nghèo nhanh, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phát triển nguồn nhân lực với cơ cấu, chất lượng hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của tỉnh.
Đẩy mạnh quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tập trung vào công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phục vụ phát triển ngành công nghiệp hóa dầu và luyện cán thép, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và các ngành dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc. Chăm lo phát triển văn hóa, giáo dục, chú trọng vùng nông thôn miền núi. Kết hợp hài hòa các mục tiêu phát triển KT-XH với mục tiêu giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng vững chắc.
b. Mục tiêu phát triển:
Đầu tư có trọng tâm vào các ngành có lợi thế nhằm đạt tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để trở thành huyện công nghiệp-dịch vụ vào năm 2020. Tạo đột phát trong phát triển công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp tạo giá trị gia tăng cao, làm tiền đề cho phát triển nông nghiệp sinh thái và dịch vụ. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm nhanh hộ nghèo. Đưa vị trí Bình Sơn lên vị trí cao về phát triển trong các huyện của tỉnh vào năm 2020.
Mục tiêu kinh tế: Phấn đấu đạt nhịp độ tăng giá trị sản xuất bình quân 13,9- 14,5% giai đoạn 2011-2015 và khoảng 14,9-15,5%/năm giai đoạn 2016-2020. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 gấp 1,5-1,7 lần mức bình quân cả tỉnh. Về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt 87% năm 2015 và trên 90% năm 2020. Thực hiện cơ chế tạo và nuôi dưỡng nguồn nhân lực, sử dụng hiệu quả nguồn thu ngân sách, từng bước nâng mức thu ngân sách trên địa bàn.
Mục tiêu xã hội: Đến năm 2020 có 100% học sinh tiểu học và trung học cơ sở đi học đúng độ tuổi, 100% xã có trường, lớp mầm non hoặc nhà trẻ. Lao động qua đào tạo đạt trên 40-45% vào năm 2015 và 60-70% vào năm 2020. Không ngừng nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, tăng tỷ lệ cấp nước hợp vệ sinh và các điều kiện văn hóa – xã hội khác. Đến năm 2020 không còn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Năm 2020 100% đường đến các xã được nhựa hóa, 100% dân cư được