3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
3.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai
3.2.1.1. Việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó
- Giai đoạn từ năm 2009 – 01/07/2014: Áp dụng hệ thống Luật đất đai năm
2003 cùng các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành ban hành kèm theo do Chính phủ ban hành như Nghị định 88/2009/NĐ-CP, Nghị định 181/2004/NĐ-CP và các Thông tư do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND, Quyết định số 291/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
- Giai đoạn từ ngày 01/07/2014 đến nay: Áp dụng hệ thống Luật đất đai năm 2013, Nghị định 43/2009/NĐ-CP và các Thông tư của Bộ TN&MT ban hành như Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT…Mới đây nhất là việc ban hành quyết định số 29/2013/QĐ-UBND để sửa đổi, bổ sung quyết định số 14/2010/QĐ-UBND. Tuy nhiên, UBND tỉnh Quảng Ngãi đến nay chưa ban hành văn bản cụ thể nên việc thực hiện pháp luật về quản lý và sử dụng đất vẫn áp dụng chung theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP và đề án một cửa huyện Bình Sơn ngày 7/8/2014.
Ngoài ra, ở từng giai đoạn, mỗi bộ, ban, ngành, địa phương còn ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nhằm hướng dẫn chi tiết, cụ thể hệ thống Luật đất đai cho từng thời điểm, áp dụng cho từng địa phương nhất định.
3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Việc quản lý địa giới hành chính và các đơn vị trực thuộc được xác định bởi hồ sơ địa giới hành chính 364, tỷ lệ 1/50.000. Hồ sơ địa giới hành chính được xây dựng và thành lập theo chỉ thị 364/CT-HĐBT của Thủ tướng chính phủ.
Hiện tại hồ sơ địa giới hành chính của các đơn vị xã, thị trấn trong huyện đã được thống nhất rõ ràng và được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các mốc giới chuyển lên vẽ bản đồ.
Để có thể quản lý đất đai được một cách chặt chẽ và mang lại hiệu quả cao, cần phải có đầy đủ về hồ sơ phục vụ cho công tác quản lý. Huyện Bình Sơn những năm gần đây đã có đầu tư về thời gian cũng như về kinh phí cho việc lập và quản lý các loại hồ sơ địa chính, là tài liệu không thể thiếu được nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai.
3.2.1.3. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng
- Bản đồ là loại tài liệu quan trọng nhất, loại bản đồ phục vụ cụ thể nhất cho công tác quản lý đất đai đó là bản đồ giải thửa. Hiện tại, huyện đang sử dụng bản đồ đo mới năm 2007.
- Công tác đo đạc bản đồ địa chính: Toàn huyện thực hiện có khoảng gần 20.000 ha đất thuộc đối tượng hộ gia đình quản lý cần phải đo đạc lập bản đồ địa chính để cấp GCN.
- Công tác lập bản đồ hiện trạng ,bản đồ quy hoạch sử dụng đất:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được xây dựng hoàn chỉnh từ cấp huyện đến cấp xã.
+ Bản đồ quy họạch sử dụng đất của huyện được làm khá tốt. Từ năm 2004 tiến hành lập và xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2011 của toàn huyện và các đơn vị hành chính trực thuộc.
3.2.1.4. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Thực hiện theo Luật đất đai năm 2013 và Nghị định 43 của chính phủ, sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở TN & MT, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm kê đất đai. Tạo ra dữ liệu cập nhập hàng năm nhằm nắm bắt được hiện trạng sử dụng đất. Hiện nay, UBND huyện đang tiến hành thành lập ban chỉ đạo, xây dựng phương án thực hiện công tác kiểm kê năm 2015.
3.2.1.5. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để rà soát đất đai, đảm bảo công tác quản lý và sử dụng đất một cách hiệu quả nhất. Theo Quyết định 56/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu huyện Bình Sơn. Đối với các xã trực thuộc huyện Bình Sơn, hiện nay đang tiến hành quy hoạch nông thôn mới.
Đối với công tác lập đồ án quy hoạch nông thôn mới: đã phê duyệt đồ án quy hoạch nông thôn mới của 3 xã Bình Dương, Bình Trung và Bình Thới; có 15/24 đồ án quy hoạch nông thôn mới của các xã đã được ban chỉ đạo NTM huyện tham gia góp ý và thông qua. Riêng các xã Bình Trị, Bình Thuận, Bình Đông, Bình Thạnh, Bình Hải, Bình Chánh chưa thực hiện do vướng mắc trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất.
3.2.1.6. Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; công tác đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ
Giai đoạn từ năm 2009 đến nay, hệ thống Luật đất đai Việt Nam có sự thay đổi rõ ràng khi bắt đầu chuyển sang áp dụng hệ thống Luật đất đai năm 2013 từ ngày
01/07/2014 đến nay. Do đó, công tác quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng,... đều có sự thay đổi.
Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai. Tuy nhiên do địa bàn rộng, cùng ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng đất chưa cao nên tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất còn nhiều. Vì vậy một số hộ nông dân tự ý xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa sang đất nuôi trồng thuỷ sản mà không xin phép cơ quan chức năng có thẩm quyền để chuyển mục đích, khai thác rừng trái phép để lấy gỗ, lấy đất vào sản xuất nông nghiệp.
Huyện Bình Sơn đã ban hành nhiều văn bản quy định về giao đất cho hộ gia đình và cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện. Sau khi tiến hành kê khai, xã lập danh sách, phòng cử cán bộ đi kiểm tra hồ sơ của các đơn vị, sau đó tổng hợp và trình UBND huyện phê duyệt quyết định việc giao đất, cấp GCNQSDĐ.
3.2.1.7. Công tác quản lý thị trường chuyển QSDĐ
Trên thực tế tại huyện, thị trường bất động sản hoạt động khá mạnh. Hàng năm, rất nhiều HGĐ-CN thực hiện chuyển QSDĐ, trong đó có một số hộ còn mua bán bằng giấy viết tay không qua cơ quan nhà nước, làm cho sự quản lý sử dụng đất khó khăn. Trong thời gian tới UBND huyện sẽ có hướng chỉ đạo về quản lý thị trường bất động sản này để tạo điều kiện cho cơ quan chuyên môn quản lý tình hình sử dụng đất được dễ dàng.
3.2.1.8. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai
Để việc quản lý và sử dụng đất đi vào nề nếp, đúng pháp luật, hàng năm UBND huyện đã chỉ đạo thanh tra huyện xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai. Nhìn chung công tác thanh tra kiểm tra trên địa bàn huyện được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
3.2.1.9. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai làm nhà trái phép còn xảy ra khá phổ biến trên địa bàn huyện đòi hỏi cần có sự kết hợp giải quyết giữa các ban ngành có liên quan và sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND huyện.
Bảng 3.3. Kết quả giải quyết tranh chấp tại huyện Bình Sơn
Năm Tổng số đơn
Thẩm quyền
giải quyết Đã giải
quyết
Tỉ lệ giải quyết (%) UBND huyện Toà án
2011 24 12 12 20 83,33 2012 19 14 5 15 78,95 2013 25 18 7 23 92,00 2014 20 16 4 18 90,00 2015 18 14 4 15 83,30 2016 18 13 5 14 77,80 Tổng 124 87 37 115 92,75
Từ Bảng 3.3 cho thấy tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện xảy ra khá nhiều. Tuy nhiên, Phòng TN&MT huyện Bình Sơn vẫn thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.