Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất một số dự án tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 58 - 59)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quan tâm chú trọng. Năm 2014, huyện Hải Lăng đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tại Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 29/5/2014.

Thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 theo quy định của luật Đất đai năm 2013, UBND huyện đã lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện trình HĐND huyện thông qua tại Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 01/8/2017 về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2816/QĐ-UBND ngày 18/10/2017.

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm được lập, thẩm định và phê duyệt đúng quy định

(Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 được phê duyệt tại Quyết định số 2933/QĐ-UBND ngày 30/12/2014; năm 2016 tại Quyết định số 965/QĐ-UBND ngày 09/5/2016; năm 2017 tại Quyết định số 624/QĐ-UBND ngày 31/3/2017; năm 2018 tại Quyết định số 839/QĐ-UBND ngày 24/4/2018).

Sau khi được phê duyệt, UBND huyện tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện nghiêm các quy hoạch đã được phê duyệt; quản lý chặt chẽ việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt là chuyển mục đích đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ sang các mục đích khác.

Tổ chức thẩm định và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Đồ án xây dựng nông thôn mới của cấp xã và đã hoàn thành trong năm 2014. Hiện nay đang thực hiện điều chỉnh đồ án xây dựng nông thôn mới của các xã cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện và tình hình phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của từng địa phương. Thường xuyên chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn, đôn đốc UBND các xã, thị trấn trong việc kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã gắn với thực hiện Đồ án xây dựng nông thôn mới.

Nhìn chung, việc thực hiện các chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện đã bám sát các chỉ tiêu được UBND tỉnh phê duyệt. Quá trình bố trí sử dụng đất đều dựa trên quan điểm khai thác, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất và đảm bảo môi trường, tránh thoái hóa đất, đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm vẫn còn một số hạn chế:

Việc dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, địa phương chưa sát với thực tế nên kế hoạch sử dụng đất hàng năm phải bổ sung, điều chỉnh.

Kinh phí đầu tư thực hiện cho các dự án đã được phê duyệt trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm còn phụ thuộc vào kinh phí hỗ trợ của cấp trên và các nhà đầu tư nên có một số dự án không thực hiện kịp thời như: Trường trung học phổ thông Bùi Dục Tài, Khu Dịch vụ-Du lịch biển Hải Khê, Khu tái định cư Hải An...

Chỉ tiêu thực hiện một số loại đất chưa đạt so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phê duyệt, cụ thể:

Chỉ tiêu đất trồng cây lâu năm đạt khoảng 61,5% quy hoạch: Do diện tích quy hoạch trồng cây cao su trên địa bàn nhiều năm qua không thực hiện được do giá cao su xuống thấp, khó tiêu thụ không thực hiện đầu tư trồng mới.

Đất thương mại dịch vụ, xử lý chất thải đạt khoảng 25% quy hoạch: Do diện tích xây dựng bãi xử lý rác thải tập trung của huyện chỉ mới đầu tư xây dựng 30% diện tích quy hoạch; một số điểm dịch vụ thương mại tại các xã chưa được hình thành nên chỉ tiêu loại đất này đạt kết quả thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất một số dự án tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)