XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất một số dự án tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 87 - 89)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4. XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG,

THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH

QUẢNG TRỊ.

* Giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.

- Cần có sự giám sát của Nhà nước giữa các công ty định giá bất động sản và các chủ đầu tư, để giá đất cụ thể sát với giá thị trường hơn. Trên thực tế hầu hết các công trình GPMB đều vướng mắc điểm này. Các cấp chính quyền nên giám sát, thẩm định chặt chẻ đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất. Kiên quyết tẩy chay lợi ích nhóm trong đầu tư xây dựng các dự án, làm mất lòng tin của nhân dân vào đảng vào chính quyền.

- Đo đạc địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tổ chức đăng ký sử dụng đất và cấp GCNQSD đất tại thị trấn Hải Lăng cần được hoàn thiện để đưa vào khai thác sử dụng để việc xác định nguồn gốc, chủ sử dụng, thời điểm sử dụng đất được kịp thời, chính xác. Đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị trung tâm của huyện lỵ.

- UBND huyện nên dành quỹ đất do Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Triệu Hải khi cổ phần hoá và bàn giao 20% (tương đương 145ha) trong tổng quỷ đất hiện công ty đang sử dụng trên địa bàn huyện để trả về địa phương quản lý. Ưu tiên dùng quỹ đất này để giao cho các hộ bị thu hồi đất rừng trồng có diện tích bị thu hồi lớn để người dân tiếp tục sản xuất. Có thể coi đây là một quỹ đất dự phòng để bố trí “tái sản xuất” cho các hộ bị thu hồi đất rừng với diện tích lớn khi ảnh hưởng bởi các dự án sắp triển khai.

* Giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện

- Khi chuyển đổi diện tích rừng trồng trong hành lang tuyến điện sang đất trồng cây hàng năm cần khảo sát chính xác đến từng thửa đất để áp dụng. Đối với các thửa đất không thể chuyển mục đích sang được đất trồng cây hàng năm thì cần được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm khi bị thu hồi đất trồng rừng sản xuất là 3 lần như hỗ trợ thu hồi đất hố móng trụ.

- Cơ quan thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cần kiểm kê, áp giá và chi trả một lần cho các trường hợp bị ảnh hưởng GPMB để tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ một cách hiệu quả hơn.

- Đối với diện tích rừng trồng tập trung (ha) cần phải định giá theo thị trường để bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi, không áp giá 1 lần theo đơn giá cây cối, vật kiến trúc do UBND tỉnh ban hành tránh thiệt thòi cho người bị ảnh hưởng.

- Đối với các dự án do các chủ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế làm chủ đầu tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh, bất động sản...thì cần phải GPMB sạch, đầu tư cơ sở

hạ tầng đồng bộ theo quy đã được phê duyệt trước lúc đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, bán đấu giá. Hạn chế sự so sánh giá GPMB với giá đã đầu tư, chuyển mục đích...của các hộ trong vùng dự án. Giảm thiểu sự khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, tập trung đông người, khiếu kiện vượt cấp làm ảnh hưởng tình hình chính trị, kinh tế tại địa phương.

* Giải pháp giải quyết việc làm, đánh giá quỹ đất còn lại sau thực hiện dự án

để sử dụng mang lại hiệu quả chống lãng phí đất đai.

- Đối với diện tích đất trồng rừng thuộc hành lang tuyến điện không chuyển được sang đất trồng cây hàng năm khác nên chuyển đổi sang thành các mỏ đất làm vật liệu san lấp cho các công trình khác vừa tạo được nguồn thu vừa đảm bảo an toàn lưới điện do cây rừng phát triển dưới hành lang tuyến.

- Khuyến khích các hộ dân bị ảnh hưởng dự án nói riêng và các hộ dân vùng gò đồi nói chung chú trọng kỹ thuật thâm canh trồng rừng sản xuất. Tham gia trồng rừng chuẩn chứng chỉ SFC, kết hợp trồng rừng và chăn nuôi gia súc, giá cầm…tạo lập cuộc sống bền vững.

- Các HTX dịch vụ nông nghiệp, các công ty lâm nghiệp đóng trên địa bàn và Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Thạch Hãn tạo điều kiện, giao khoán chăm sóc, phát triển và bảo vệ rừng cho nhân dân trong vùng dự án có việc làm khi bị mất đất do thi công các dự án đã thực hiện cũng như dự án sắp triển khai: đường Cam Lộ - La Sơn, đường Cảng Mỹ Thuỷ - cửa Khẩu La Lay, nhánh Đông đường dây 500KV, khu công nghiệp và đô thị (VSIP) 500ha…sẻ chiếm dụng nhiều diện tích trồng rừng của nhân dân vùng gò đồi huyện Hải Lăng.

- Ban quản lý dự án khu vực huyện Hải Lăng, Hạt kiểm lâm huyện tăng cường khảo sát kết hợp công tác xây dựng các tuyến băng cản lửa phòng cháy chữa cháy kết hợp đường giao thông. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng gò đồi phát triển kinh tế, phát huy lợi thế của vùng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất một số dự án tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)